Vị trí cầu Trần Hưng Đạo ở đâu? Quy mô dự án xây cầu Trần Hưng Đạo thế nào?
Nội dung chính
Vị trí cầu Trần Hưng Đạo ở đâu?
Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo là một trong các dự án giao thông quan trọng, trọng điểm của UBND Thành phố giai đoạn 2025 - 2030 đã được HĐND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 15,97 tỷ đồng tại Nghị quyết 10/NQ-HĐND ngày 25/02/2025.
Đây là Dự án nhóm A, nguồn vốn được bố trí từ ngân sách Thành phố.
Chi tiết vị trí cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên:
- Điểm đầu (Quận Hoàn Kiếm): khu vực ngã 5 Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông
- Điểm cuối (Quân Long Biên): phố Vũ Đức Thận
Bên trái cầu Trần Hưng Đạo sẽ là cầu Chương Dương, bên phải là cầu Vĩnh Tuy.
Cầu Trần Hưng Đạo kết nối khu vực trung tâm Hà Nội với khu vực phía Đông, hoàn thiện kết nối Đông - Tây của thành phố, tạo điều kiện, tiền đề để phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tạo điểm nhấn kiến trúc của thành phố.
Quy mô dự án xây cầu Trần Hưng Đạo thế nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2025 việc phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình cầu lớn qua sông Hồng, trong đó quy mô dự án xây cầu Trần Hưng Đạo như sau:
- Giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang quy hoạch.
- Đường dẫn hai đầu cầu đầu tư với quy mô mặt cắt ngang B=30m với tổng chiều dài khoảng 2,25km (phía trung tâm thành phố khoảng 0,25km, Long Biên khoảng 2,0km). - Công trình cầu:
+ Cầu chính vượt sông Hồng: Xây dựng cầu vĩnh cứu theo tiêu chuẩn thiết kế cầu hiện hành; kết cấu cầu vòm bao gồm 06 nhịp với quy mô mặt cắt ngang khoảng B=43m, đảm bảo 06 làn xe cơ giới.
+ Cầu dẫn: Sử dụng kết cấu dầm hộp với chiều dài nhịp điển hình khoảng 40m-45m, quy mô bảo đảm 06 làn xe cơ giới.
+ Các nhánh cầu trong nút giao có bề rộng mặt cắt ngang theo tính toán nhu cầu vận tải mỗi nhánh.
- Công trình hầm trên tuyến: Xây dựng hầm chui trực thông tại vị trí giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh/đường sắt Hà Nội
- Hải Phòng có quy mô 4 làn xe bề rộng khoảng 19,5m, tổng chiều dài khoảng 650m với chiều dài hầm kín khoảng 150m - Nút giao: Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tại 04 nút giao:
(1) Nút giao khác mức với với đường Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái;
(2) Nút giao với đường đê Tả Hồng (đường Long Biên – Xuân Quan) và đường Cổ Linh
(3) Nút giao bằng 2 với đường Nguyễn Sơn;
(4) Nút giao khác mức với đường Nguyễn Văn Linh/đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. - Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hè đường, chiếu sáng, tổ chức giao thông, cây xanh, chỉnh trang và di dời hạ tẩng kỹ thuật ngầm nổi, cảnh quan cầu... đảm bảo tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Vị trí cầu Trần Hưng Đạo ở đâu? Quy mô dự án xây cầu Trần Hưng Đạo thế nào? (hình từ internet)
Quy định về đặt tên, đổi tên cầu đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Đường bộ 2024 quy định về đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ như sau:
- Việc đặt tên, số hiệu đường bộ được quy định như sau:
+ Tên đường bộ được đặt theo tên danh nhân, người có công với đất nước; di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa; tên địa danh hoặc tên theo tập quán. Số hiệu đường bộ được đặt theo số tự nhiên hoặc số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết. Trường hợp đường đô thị trùng với đường khác thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu của đường khác;
+ Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ quốc tế thực hiện theo điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường bộ trong nước và tên, số hiệu đường bộ quốc tế.
- Trường hợp có tuyến, đoạn tuyến đường bộ đi trùng nhau thì sử dụng tên, số hiệu đường bộ thuộc cấp quản lý cao hơn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
- Không bắt buộc đặt tên, số hiệu đường bộ đối với đường xã, đường thôn, đường nội bộ, đường chuyên dùng; không bắt buộc đổi tên, số hiệu đường bộ trong trường hợp đường đó đi qua địa bàn được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.