Thực hư Đồng Nai sẽ có biển sau sáp nhập? Tổng quan bảng giá đất tại Đồng Nai
Mua bán nhà đất tại Đồng Nai
Nội dung chính
Thực hư Đồng Nai sẽ có biển sau sáp nhập?
Ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Danh sách dự kiến tên gọi 23 tỉnh, thành phố sau sáp nhập được ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW 2025 như sau:
II Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất gồm:
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyễn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay,
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang
Như vậy, Đồng Nai sẽ sáp nhập với tỉnh Bình Phước lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai.
Về mặt địa lý:
- Phía đông tỉnh Bình Phước giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Lâm Đồng, Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Tbong Khmum của Campuchia, Phía nam giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai và Phía bắc giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Campuchia
- Phía đông Đồng Nai giáp tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng. Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước.
Hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước phần lớn là có địa hình vùng đồng bằng trung du với những núi xót rải rác (Đồng Nai) và đất lâm nghiệp là chủ yếu (Bình Phước).
Vì vậy, theo Nghị quyết 60 sau sáp nhập 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Phước thì Đồng Nai sẽ không có biển.
Thực hư Đồng Nai sẽ có biển sau sáp nhập? Tổng quan bảng giá đất tại Đồng Nai (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập có bao nhiêu tỉnh giáp biển?
Ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo danh sách này thì Việt Nam sẽ chỉ còn lại 21 tỉnh ven biển so với con số 28 tỉnh hiện nay.
Dưới đây là bảng danh sách tên gọi 21 tỉnh ven biển sau sáp nhập như sau:
STT | Tỉnh, thành sau sáp nhập | Hợp nhất các tỉnh, thành |
---|---|---|
1 | Quảng Ninh | Quảng Ninh |
2 | Hải Phòng | Hải Phòng và Hải Dương |
3 | Hưng Yên | Thái Bình và Hưng Yên |
4 | Ninh Bình | Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam |
5 | Thanh Hóa | Thanh Hóa |
6 | Nghệ An | Nghệ An |
7 | Hà Tĩnh | Hà Tĩnh |
8 | Quảng Trị | Quảng Bình và Quảng Trị |
9 | Thừa Thiên Huế | Thừa Thiên Huế |
10 | Đà Nẵng | Đà Nẵng và Quảng Nam |
11 | Quảng Ngãi | Quảng Ngãi và Kon Tum |
12 | Gia Lai | Bình Định và Gia Lai |
13 | Đắk Lắk | Phú Yên và Đắk Lắk |
14 | Khánh Hòa | Khánh Hòa và Ninh Thuận |
15 | Lâm Đồng | Bình Thuận, Lâm Đồng và Đắk Nông |
16 | TP. Hồ Chí Minh | TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương |
17 | Cà Mau | Cà Mau và Bạc Liêu |
18 | Cần Thơ | Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang |
19 | An Giang | An Giang và Kiên Giang |
20 | Vĩnh Long | Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh |
21 | Đồng Tháp | Đồng Tháp và Tiền Giang |
Như vậy, sau sáp nhập Việt Nam có 21 tỉnh thành phố tiếp giáp với biển.
Tổng quan bảng giá đất tại Đồng Nai
Đồng Nai là một trong những điểm sáng bất động sản khu vực phía Nam với tốc độ phát tiển kinh tế và cơ sở hạ tầng, Đồng Nai đã và đang thu hút sự quan tâm lớn đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Một trong những điểm nổi bật khiến cho thị trường bất động sản tại Đồng Nai trở nên hấp dẫn chính là mặt bằng giá đất ở nhiều khu vực đang có chiều hướng tăng.
Dưới đây là bảng giá đất tại Đồng Nai mà bạn có thể tham khảo
- Giá đất cao nhất tại Đồng Nai dao động khoảng 40 triệu đồng/m2
- Giá đất thấp nhất tại Đồng Nai dao động khoảng 30 triệu đồng/m2
- Giá đất trung bình tại Đồng Nai dao động khoảng 2,38 triệu đồng/m2
Sau sáp nhập tỉnh thành dự kiến bảng giá đất tại Đồng Nai sẽ có sự thay đổi về mặt giá cả vì vậy đây là cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang có ý định đầu tư tại đây.
>> Xem chi tiết bảng giá đất tại Đồng Nai: TẠI ĐÂY