10:24 - 17/04/2025

Sau sáp nhập Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?

Mua bán nhà đất tại Bình Thuận

Xem thêm nhà đất tại Bình Thuận

Nội dung chính

    Sau sáp nhập Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển

    Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km kéo dài từ Bắc vào Nam. Hiện nay, Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp giáp với biển, đóng một vai trò quan trọng và tiềm năng to lớn đối với các ngành nghề du lịch, logistic, thủy sản.

    Gần đây, ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

    Theo danh sách này thì Việt Nam sẽ chỉ còn lại 21 tỉnh ven biển so với con số 28 tỉnh hiện nay.

    Dưới đây là bảng danh sách dự kiến tên gọi 21 tỉnh ven biển sau sáp nhập như sau:

    STTTỉnh, thành sau sáp nhậpHợp nhất các tỉnh, thành
    1Quảng NinhQuảng Ninh
    2Hải PhòngHải Phòng và Hải Dương
    3Hưng YênThái Bình và Hưng Yên
    4Ninh BìnhNam Định, Ninh Bình, Hà Nam
    5Thanh HóaThanh Hóa
    6Nghệ AnNghệ An
    7Hà TĩnhHà Tĩnh
    8Quảng TrịQuảng Bình và Quảng Trị
    9Thừa Thiên HuếThừa Thiên Huế
    10Đà NẵngĐà Nẵng và Quảng Nam
    11Quảng NgãiQuảng Ngãi và Kon Tum
    12Gia LaiBình Định và Gia Lai
    13Đắk LắkPhú Yên và Đắk Lắk
    14Khánh HòaKhánh Hòa và Ninh Thuận
    15Lâm ĐồngBình Thuận, Lâm Đồng và Đắk Nông
    16TP. Hồ Chí MinhTP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương
    17Cà MauCà Mau và Bạc Liêu
    18Cần ThơCần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang
    19An GiangAn Giang và Kiên Giang
    20Vĩnh LongVĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh
    21Đồng ThápĐồng Tháp và Tiền Giang

    Như vậy, sau sáp nhập Việt Nam dự kiến có 21 tỉnh thành phố tiếp giáp với biển.

    Sau sáp nhập, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?

    Sau sáp nhập Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 5 Luật biển Việt Nam 2012 quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển như sau:

    (1) Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

    (2) Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

    (3) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

    (4) Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

    (5) Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

    (6) Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

    Để sử dụng đất có mặt nước biển tại Bình Thuận cần phải tuân theo những quy định gì?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 189 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Điều 189. Đất có mặt nước ven biển
    ...

     

    2. Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây:
    a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    b) Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;
    c) Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;
    d) Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển;
    đ) Bảo vệ chất lượng nước khu vực ven biển; không gây nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất

    Như vậy, để sử dụng đất có mặt nước biển tại Bình Thuận cần phải tuân theo những quy định như sau:

    - Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

    - Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển

    - Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan

    - Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển

    - Bảo vệ chất lượng nước khu vực ven biển; không gây nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất.

    Lê Minh Vũ
    Từ khóa
    Tỉnh thành phố tiếp giáp với biển Thành phố tiếp giáp với biển Chính sách quản lý và bảo vệ biển Đất có mặt nước biển tại Bình Thuận Đất có mặt nước biển Đất Sau sáp nhập Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển
    226