Sáp nhập Bà Rịa Vũng Tàu với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương theo Nghị quyết 60 đúng không?
Nội dung chính
Sáp nhập Bà Rịa Vũng Tàu với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương theo Nghị quyết 60 đúng không?
Ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Trong đó, căn cứ tại tại tiểu mục 16 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - Hành chính ( Tỉnh Lỵ ) của 34 tỉnh thành mới sau nháp nhập tỉnh được ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII như sau:
II. Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
...
Như vậy, theo danh sách trên thì Sáp nhập Bà Rịa Vũng Tàu với Bình Dương và TP Hồ Chí Minh lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Lưu ý: Hiện chỉ là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - Hành chính ( Tỉnh Lỵ ) của 34 tỉnh thành mới sau nháp nhập tỉnh. Còn tên gọi của các tỉnh mới sau khi sáp nhập tỉnh vẫn đang được lấy ý kiến, chưa chính thức chốt tên các tỉnh mới sau sáp nhập.
>>> Xem thêm: 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh 2025 theo Nghị quyết 60 NQ TW là tỉnh nào?
Sáp nhập Bà Rịa Vũng Tàu với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương (Hình từ Internet)
Khi nào lập hồ sơ đề án sáp nhập Bà Rịa Vũng Tàu với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương?
Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 có nêu trình tự thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như sau:
I | Thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp |
|
|
|
|
1 | Tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai đến các bộ, ngành trung ương và các địa phương ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành liên quan | Hội nghị của Chính phủ | Trước ngày 18/4/2025 |
2 | Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã |
|
|
|
|
a | UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án | UBND cấp tỉnh | Bộ, ngành liên quan | Chính phủ, Bộ Nội vụ | Trước ngày 01/5/2025 |
b | Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành liên quan | Chính phủ | Trước ngày 30/5/2025 |
3 | Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh |
|
|
|
|
a | UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án | UBND cấp tỉnh | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Chính phủ, Bộ Nội vụ | Trước ngày 01/5/2025 |
b | Lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Chính phủ, Quốc hội | Trước ngày 30/5/2025 |
c | Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua | Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Trước ngày 20/6/2025 |
4 | Tổng kết việc sắp xếp ĐVHC các cấp | Bộ Nội vụ | UBND cấp tỉnh | Các cấp có thẩm quyền | Trước ngày 20/9/2025 |
Như vậy, hồ sơ đề án sáp nhập Bà Rịa Vũng Tàu với Bình Dương và TP Hồ Chí Minh được lập trước ngày 01/5/2025.
Sáp nhập Bà Rịa Vũng Tàu với TP Hồ Chí Minh có tác động gì đến bất động sản?
Việc sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM đang được đề xuất như một bước đi chiến lược nhằm hình thành một siêu đô thị tầm cỡ châu Á. Động thái này không chỉ tạo ra một trung tâm kinh tế - logistics mới mà còn hứa hẹn mang lại những thay đổi sâu rộng cho thị trường bất động sản (BĐS) khu vực.
Việc sáp nhập sẽ mở rộng không gian đô thị, tạo điều kiện cho việc phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp và dịch vụ. Theo các chuyên gia, giá trị BĐS tại các khu vực như Vũng Tàu, Bình Dương có thể tăng mạnh, đặc biệt là ở những khu vực gần các tuyến giao thông huyết mạch và trung tâm logistics mới hình thành.
(1) Tăng giá trị bất động sản nhờ mở rộng không gian phát triển đô thị vùng
Việc sáp nhập tạo nên một "siêu thành phố" với diện tích hơn 7.000 km², dân số hơn 20 triệu người, trở thành một trong những siêu đô thị lớn nhất Đông Nam Á. Trong bối cảnh TP.HCM đang đối mặt với bài toán quá tải hạ tầng và đô thị hóa dồn nén, sự sáp nhập giúp giãn dân, tái bố trí chức năng đô thị sang các khu vực lân cận – trong đó, Phú Mỹ, Bến Cát, Dĩ An, Thủ Dầu Một sẽ trở thành các đô thị vệ tinh mới.
Điều này làm tăng nhu cầu về nhà ở, đất nền, bất động sản thương mại và nghỉ dưỡng, đặc biệt tại các vùng tiếp giáp ranh giới hành chính cũ – nơi sẽ nhanh chóng được quy hoạch lại để hòa nhập hạ tầng và tiện ích đô thị mới.
(2) Hưởng lợi từ hệ sinh thái hạ tầng liên vùng được tích hợp và nâng cấp
Một trong những hệ quả rõ ràng nhất của việc sáp nhập là sự thống nhất về quy hoạch hạ tầng – từ đó, giảm độ trễ trong đầu tư công, tránh tình trạng "mỗi tỉnh một hướng".
Các tuyến hạ tầng huyết mạch đang hoặc sắp hoàn thiện như:
- Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (mở rộng)
- Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
- Đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM
- Cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu)
- Sân bay quốc tế Long Thành
… sẽ không còn là “công trình kết nối tỉnh bạn” mà là trục giao thông nội vùng, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, tăng tính liên thông, thúc đẩy bất động sản công nghiệp – logistics – du lịch nghỉ dưỡng cùng tăng trưởng.
(3) Tăng hấp lực đầu tư FDI và kích hoạt thị trường bất động sản công nghiệp
Cả ba địa phương đều có thế mạnh trong lĩnh vực công nghiệp – TP.HCM với công nghệ cao và dịch vụ, Bình Dương với khu công nghiệp hiện đại, và Bà Rịa - Vũng Tàu với cụm cảng biển, công nghiệp nặng và năng lượng. Khi được gộp thành một đơn vị hành chính duy nhất, vùng này sẽ trở thành một “siêu cực tăng trưởng công nghiệp – logistics – đô thị hóa”, có sức cạnh tranh quốc tế mạnh hơn.
Đây là tiền đề cho:
- Sự đổ bộ của các tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm quỹ đất sản xuất tại vùng ven thay vì TP.HCM đã cạn kiệt.
- Nhu cầu nhà ở công nhân, chuyên gia, dịch vụ đi kèm sẽ tăng mạnh tại các khu vực như Phú Mỹ, Tân Uyên, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một...
- Tạo cơ hội phát triển các mô hình BĐS mới: khu đô thị tích hợp, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, các khu phức hợp logistics thông minh.
(4) Tiềm năng phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu thành cửa ngõ biển của đại đô thị
Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ cách trung tâm thành phố hơn 2 giờ lái xe và sở hữu đường bờ biển dài, đẹp, khí hậu trong lành. Tuy nhiên, khi Vũng Tàu trở thành một phần chính thức trong đại đô thị TP.HCM mở rộng, điều này mang lại một chuyển biến mang tính chiến lược:
- Kết nối hạ tầng được xem là kết nối nội vùng, không còn là liên tỉnh.
- Thủ tục đầu tư, du lịch, giao thương giữa các vùng trở nên thông suốt, đơn giản hơn.
- Các tuyến đường cao tốc như TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Vành đai 3, 4, sân bay quốc tế Long Thành… sau sáp nhập sẽ đóng vai trò như trục phát triển du lịch nội đô mở rộng, giảm mạnh thời gian di chuyển đến biển.