10:16 - 10/04/2025

Nội dung mới Nghị định 78 2025 hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Nội dung mới Nghị định 78 2025 hướng dẫn Luật Ban hành VBQPPL? Quy định về đính chính văn bản quy phạm pháp luật và ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật

Mua bán nhà đất tại Hà Nội

Xem thêm nhà đất tại Hà Nội

Nội dung chính

    Nội dung mới Nghị định 78 2025 hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

    Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.

    Nội dung mới Nghị định 78 2025 hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như sau:

    (1) Lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm đăng tải dự thảo trên cổng thông tin điện tử của mình, trừ trường hợp nội dung văn bản quy phạm pháp luật thuộc bí mật nhà nước.

    Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:

    - Lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, cơ quan liên quan, chuyên gia, nhà khoa học về chín sách, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

    - Xác định nội dung cần lấy ý kiến phù hợp với từng nhóm đối tượng và công khai địa chỉ nhận góp ý

    - Việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua các tổ chức đại diện theo quy định

    - Hình thức lấy ý kiến gồm: gửi văn bản, tổ chức hội nghị, phương tiện thông tin đại chúng hoặc đăng tải trực tuyến.

    - Sau khi lấy ý kiến, cơ quan phải tổng hợp, tiếp thu, giải trình và đăng tải kết quả trên cổng thông tin điện tử trong vòng 25 ngày kể từ khi hết hạn lấy ý kiến và duy trì trong ít nhất 30 ngày.

    (2) Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

    Việc truyền thông được thực hiện từ thời điểm lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến khi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thông qua hoặc ban hành.

    Trừ văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung truyền thông bao gồm:

    - Sự cần thiết ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật;

    - Nội dung cơ bản gồm: nội dung mới, sửa đổi, bổ sung của chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

    - Nội dung khác (nếu có).

    Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng nội dung truyền thông bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu để đăng tải trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình và tổ chức truyền thông bằng hình thức phù hợp.

    (3) Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải trên công báo điện tử

    Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải toàn văn, đầy đủ, kịp thời, chính xác trên công báo điện tử.

    Không đăng tải văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước; điều ước quốc tế có quy định về việc không đăng tải.

    - Văn bản đăng tải trên công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

    + Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành

    + Văn bản bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật

    + Văn bản công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần; danh mục văn bản, quy định hết hiệu lực thi hành

    + Điều ước quốc tế đã có hiệu lực

    + Văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật

    + Văn bản khác do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành

    - Văn bản đăng tải trên công báo điện tử cấp tỉnh:

    + Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, cấp huyện ban hành;

    Văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật ban hành

    + Văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, cấp huyện ban hành;

    + Văn bản công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần; danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành;

    + Văn bản khác do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, cấp huyện ban hành. Việc đăng tải văn bản quy định tại điểm này do cơ quan ban hành quyết định.

    - Gửi văn bản đăng tải trên công báo điện tử:

    + Cơ quan ban hành văn bản có trách nhiệm gửi bản chính văn bản đăng tải cùng bản điện tử trong thời hạn việc đăng tải điều ước quốc tế trên công báo thực hiện theo Luật Điều ước quốc tế.

    + Văn bản ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn phải được gửi đến Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngay trong ngày công bố hoặc ký ban hành để đăng tải trên công báo điện tử.

    + Cơ quan ban hành văn bản chịu trách nhiệm về việc không gửi hoặc gửi chậm, gửi không đầy đủ, chính xác văn bản để đăng tải trên công báo điện tử

     Văn bản gửi đăng tải trên công báo điện tử phải gồm 01 bản giấy, ghi rõ “Văn bản gửi đăng tải trên công báo điện tử” và bản điện tử. Bản điện tử phải bảo đảm đúng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Cơ quan ban hành văn bản chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản giấy và bản điện tử.

    - Thời hạn đăng tải văn bản trên công báo điện tử:

    + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng tải văn bản trên công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    + Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng tải văn bản trên công báo điện tử cấp tỉnh;

    + Văn bản ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn phải được đăng tải ngay trên công báo điện tử khi nhận được văn bản.

    Lưu ý: Nghị định 78 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025.

    Nội dung mới Nghị định 78 2025 hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ internet)

    Quy định về đính chính văn bản quy phạm pháp luật trong Nghị định 78 2025?

    Theo Điều 9 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định về đính chính văn bản quy phạm pháp luật.

    Đính chính văn bản quy phạm pháp luật
    1. Văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành nếu phát hiện có sai sót về căn cứ ban hành, lỗi chính tả hoặc sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật thì phải được đính chính. Việc đính chính không làm thay đổi nội dung của quy định trong văn bản gốc và không áp dụng đối với những sai sót về thẩm quyền, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.
    2. Thẩm quyền đính chính và hình thức văn bản đính chính:
    a) Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản này;
    b) Cơ quan trình ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do mình trình sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý;
    c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do mình chủ trì soạn thảo sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý;
    d) Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

    Như vậy, Quy định về đính chính văn bản quy phạm pháp luật trong Nghị định 78 2025 cụ thể như sau:

    Nếu văn bản quy phạm pháp luật có lỗi như sai căn cứ ban hành, lỗi chính tả, trình bày… thì phải đính chính. Việc đính chính không được làm thay đổi nội dung gốc và không áp dụng với lỗi về thẩm quyền hay nội dung.

    Thẩm quyền đính chính:

    - Cơ quan ban hành văn bản sẽ ra quyết định hoặc nghị quyết đính chính văn bản do mình ban hành.

    - Với văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: cơ quan trình ban hành sẽ làm văn bản đính chính sau khi được đồng ý.

    - Với văn bản của Chính phủ, Thủ tướng: Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ đính chính sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng.

    - Hội đồng nhân dân: Thường trực HĐND ra quyết định đính chính văn bản của HĐND.

    - Ủy ban nhân dân: Chủ tịch UBND ra quyết định đính chính văn bản của UBND cùng cấp.

    Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?

    Theo Điều 60 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định về sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật

    Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật
    1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, phổ thông, thống nhất, rõ ràng, dễ hiểu. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục.
    2. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến.
    3. Từ ngữ chuyên môn cần làm rõ nội dung thì phải được giải thích.
    4. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải ghi đầy đủ từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản. Không sử dụng cụm từ viết tắt trong tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
    5. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt; trường hợp từ ngữ được sử dụng có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong văn bản. Không sử dụng từ nghi vấn, các biện pháp tu từ trong văn bản.
    6. Từ ngữ chỉ nội dung giống nhau phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ văn bản.
    7. Chữ viết hoa trong văn bản được sử dụng đúng quy tắc chính tả tiếng Việt và theo hướng dẫn tại Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

    Như vậy, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng các quy tắc:

    - Văn bản phải viết bằng tiếng Việt, dùng từ phổ thông, rõ ràng, dễ hiểu; tránh dùng từ địa phương, cổ hoặc thông tục.

    - Từ nước ngoài chỉ dùng khi không có từ tiếng Việt tương đương, cần phiên âm hoặc dùng nguyên gốc nếu phổ biến.

    - Từ chuyên môn cần giải thích rõ nếu gây khó hiểu.

    - Chỉ viết tắt khi thật cần thiết và phải ghi rõ nghĩa đầy đủ ở lần xuất hiện đầu tiên; không viết tắt trong tên phần, chương, điều, mục,…

    - Từ ngữ phải chính xác, rõ nghĩa; nếu có nhiều nghĩa thì phải giải thích theo cách dùng trong văn bản. Tránh dùng từ nghi vấn hay biện pháp tu từ.

    - Cùng một nội dung thì phải dùng thống nhất từ ngữ trong toàn văn bản.

    - Viết hoa phải đúng quy tắc chính tả tiếng Việt.

    Mẫu văn bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

    Mẫu văn bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất căn cứ theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 98/2024/NĐ-CP. Có thể xem chi tiết Mẫu số 07 dưới đây:

    Mẫu văn bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất: Tải về

    Tô Ngọc Phương Uyên
    Từ khóa
    Nghị định 78 Nghị định 78 2025 Nghị định 78 2025 hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Nội dung mới Nghị định 78 Nghị định 78 2025 NĐ CP Đính chính văn bản quy phạm pháp luật Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật
    288