Giàn khoan là gì? Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc nhóm đất nào?
Mua bán nhà đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Nội dung chính
Giàn khoan là gì?
Giàn khoan được quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-2:2020 về Giàn di động trên biển - Phần 2: Thân và trang thiết bị như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Đối với tiêu chuẩn này, các thuật ngữ được giải thích như dưới đây trừ khi có các quy định khác.
3.1. Giàn: là một phương tiện hay kết cấu di động được thiết kế hoạt động ở trạng thái nổi hay tựa trên đáy biển.
3.2. Giàn khoan: là một giàn có khả năng hoạt động khoan phục vụ thăm dò hoặc khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển.
3.3. Giàn khoan tự nâng: là giàn khoan có các chân có thể chuyển động được và có khả năng nâng thân giàn lên khỏi mặt nước và hạ thân giàn xuống biển.
Thân giàn có đủ lực nổi để vận chuyển đến vị trí mong muốn. Khi đứng tại vị trí, thân giàn được nâng lên đến cao độ được xác định trước ở phía trên bề mặt biển trên các chân giàn và được đỡ bởi đáy biển.
Các chân của giàn này có thể được thiết kế cắm trực tiếp xuống đáy biển, có thể được gắn với phần mở rộng (enlarged sections) hoặc đế (footings) hoặc có thể gắn vào đế chống lún.
3.4. Giàn khoan có cột ổn định: là giàn khoan có boong chính được liên kết với thân ngầm hoặc đế dưới nước bằng các cột hoặc kết cấu cai son.
Giàn phụ thuộc vào sức nổi của cột và cai son để nổi và ổn định trong tất cả các trạng thái khai thác của giàn. Các thân ngầm hoặc chân bên dưới được bố trí ở phía dưới của cột để cung cấp sức nổi bổ sung hay để cung cấp đủ diện tích để đỡ giàn trên đáy biển.
[...]
Như vậy, giàn khoan là một giàn có khả năng hoạt động khoan phục vụ thăm dò hoặc khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển.
Giàn khoan là gì? Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc nhóm đất nào? (Hình từ internet)
Việc kiểm tra thân giàn di động trên biển và trang bị được thực hiện thế nào?
Việc kiểm tra thân giàn di động trên biển và trang bị được thực hiện theo quy định tại tiết 6.3.2 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-1:2020 về Giàn di động trên biển - Phần 1: Phân cấp, cụ thể như sau:
6.3.2 Các yêu cầu về kiểm tra thân giàn và trang bị
6.3.2.1 Tất cả các thành phần kết cấu thân và trang thiết bị liên quan phải được kiểm tra trong quá trình chế tạo và thử đường dài. Các cuộc kiểm tra phải được thực hiện phù hợp với chương trình kiểm tra chế tạo thân vỏ (Hull construction monitoring program) được thẩm định theo 6.3.3.
6.3.2.2 Việc hàn và chế tạo các bộ phận kết cấu phải phù hợp với TCVN 12823-5 : 2020, nếu áp dụng.
6.3.2.3 Chương trình quản lý chất lượng (QCP) trong quá trình chế tạo giàn khoan tối thiểu phải bao gồm các mục dưới đây:
1) Chất lượng vật liệu, tính phù hợp và truy xuất nguồn gốc vật liệu (Material Traceability);
2) Bản chứng nhận trình độ thợ hàn và các bản ghi kèm theo;
3) Bản quy định kỹ thuật quy trình hàn và bản ghi chứng nhận quy trình hàn;
4) Chuẩn bị hàn bao gồm; tạo hình, chuẩn bị mép hàn, gá lắp (fit-up), căn chỉnh (alignment), làm sạch và hàn đính (tack weld);
5) Kiểm tra hàn chế tạo bao gồm điều kiện môi trường, trình tự hàn, gia nhiệt trước, gia nhiệt sau, dũi mặt sau (back gouging), lớp hàn phủ, chất lượng mối hàn, và quy trình sửa cần thiết;
6) Kiểm tra không phá hủy;
7) Hệ thống kiểm soát ăn mòn;
8) Thử khoang két.
6.3.2.4 Khi kết cấu được lắp ráp theo từng khối (block) hoặc mô đun (module), người giám sát kiểm tra gá lắp (fit-up), đường ống, kết nối điện, và chứng kiến thử theo yêu cầu để hoàn thành việc lắp ráp theo QCP, phù hợp với các bản vẽ được thẩm định và các yêu cầu theo tiêu chuẩn/hướng dẫn. Quá trình và sự phù hợp khi gá lắp kết cấu, lắp ráp các khối hoặc mô đun phải thỏa mãn người giám sát. Tất cả các mối nối chế tạo của kết cấu thân phải được kiểm tra trực quan, kiểm tra độ kín và phạm vi kiểm tra không phá hủy (NDT) được tiến hành thỏa mãn người giám sát. Chi tiết nêu trong 6.3.4 đến 6.3.14.
[...]
Như vậy, việc kiểm tra thân giàn di động trên biển và trang bị được thực hiện theo quy định trên.
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
[...]
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
[...]
Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
5. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, bao gồm:
[...]
d) Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là đất thăm dò, khai thác hoặc khai thác gắn với chế biến khoáng sản, đất xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động khoáng sản, kể cả nhà làm việc, nhà nghỉ giữa ca và các công trình khác phục vụ cho người lao động gắn với khu vực khai thác khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cho phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan.
[...]
Như vậy, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu là đất thăm dò, khai thác hoặc khai thác gắn với chế biến khoáng sản, đất xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động khoáng sản, kể cả nhà làm việc, nhà nghỉ giữa ca và các công trình khác phục vụ cho người lao động gắn với khu vực khai thác khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cho phép hoạt động.
Đồng thời, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản được xác định là nhóm đất phi nông nghiệp.