Dự án Quốc lộ 80 đi qua những tỉnh nào?
Mua bán nhà đất tại Vĩnh Long
Nội dung chính
Dự án Quốc lộ 80 đi qua những tỉnh nào?
Quốc lộ 80 là một trong những công trình giao thông quan trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tổng chiều dài khoảng 215 km.
Dự án Quốc lộ 18 đi qua các tỉnh như Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang. Tuyến đường bắt đầu từ khu vực cầu Mỹ Thuận (Vĩnh Long) và kéo dài đến cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang).
Tuy nhiên, sau nhiều năm khai thác và sử dụng nhiều đoạn của tuyến Quốc lộ 18 đã xuống cấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận chuyển hàng hóa cũng như là đi lại của người dân tại địa phương.
Trước tình trạng đó, nhiều dự án nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 80 đã được triển khai trong đó có đoạn từ Kiên Lương đến Hà Tiên, là một đoạn có vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông quốc tế qua cửa khẩu Hà Tiên.
Như vậy, dự án Quốc lộ 80 đi qua những tỉnh thành như Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang. Khi các dự án nâng cấp mở rộng được hoàn thành, Quốc lộ 80 sẽ đóng vai trò là một tuyến giao thông huyết mạch liên kết giữa các khu vực với nhau và tạo động lực cho phát triển kinh tế.
Dự án Quốc lộ 80 đi qua những tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Cấp kỹ thuật của đường bộ quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Đường bộ 2024 quy định về cấp kỹ thuật cảu đường bộ như sau:
(1) Cấp kỹ thuật của đường bộ phải được xác định trong dự án đầu tư xây dựng đường bộ. Việc thiết kế, thi công xây dựng đường bộ phải thực hiện đúng quy định về cấp kỹ thuật tuyến đường trong dự án đầu tư xây dựng đường bộ được duyệt; tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về cấp kỹ thuật của đường bộ.
(2) Cấp kỹ thuật của đường bộ được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế của đường bộ, bao gồm:
- Đường cao tốc;
- Đường cấp I, II, III, IV, V, VI;
- Đường đô thị;
- Đường cấp A, B, C, D, đường khác.
(3) Cấp kỹ thuật của đường bộ quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều 10 Luật Đường bộ 2024 thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố.
(4) Cấp kỹ thuật của đường bộ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố.
Quy hoạch mạng lưới quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 quy định quy hoạch mạng lưới, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(3) Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(5) Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;
- Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.
(6) Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.