10:15 - 01/04/2025

Danh sách sáp nhập 34 tỉnh thành dự kiến trong đó các tỉnh nào là giữ nguyên?

Danh sách sáp nhập 34 tỉnh thành dự kiến trong đó các tỉnh nào là giữ nguyên? Việc sáp nhập tỉnh ảnh hưởng như thế nào đến bất động sản tại Tây Ninh?

Nội dung chính

Danh sách sáp nhập 34 tỉnh thành dự kiến trong đó các tỉnh nào là giữ nguyên?

>> MỚI: Nghị quyết 60-NQ/TW 12/4/2025 về Sáp nhập tỉnh thành 2025 danh sách 34 tỉnh thành sáp nhập

>> MỚIChính thức danh sách tên gọi 28 tỉnh 6 thành phố mới theo Nghị Quyết 60 >> TẠI ĐÂY

Dựa theo nội dung tại cuộc gặp mặt các cán bộ lão thành, người có công với cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra một số ý kiến về  sắp xếp lại các đơn vị hành chính nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cụ thể như sau:

Bộ Chính trị đang xây dựng nội dung để trình Trung ương "Đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã"; "Đề án sắp xếp lại các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng- Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"; "Chủ trương sửa đổi Hiến pháp 2013"... và sau đó là xin ý kiến nhân dân. 
Các nội dung trên nhằm mục đích tổ chức lại không gian phát triển kinh tế-xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng với tầm nhìn đến năm 2045-2050 và xa hơn nữa. 
Theo Tổng Bí thư, dự kiến cơ cấu lại bộ máy tổ chức hành chính 3 cấp gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố và cấp xã, phường.

Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

"Cơ cấu tổ chức này hướng đến mục tiêu chính quyền, cán bộ gần dân hơn, sát dân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Theo đó, nếu như dự kiến và tính toán ban đầu cả nước sau khi sáp nhập sẽ có khoảng 34 tỉnh thành phố và khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường được tổ chức.

Ngoài ra, căn cứ tại điểm a tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dựa trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 1 dự thảo Nghị quyết, có 52 ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sắp xếp; 11 ĐVHC cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp. Đối với cấp xã, cả nước có khoảng 9.996/10.035 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp.

Dưới đây là danh sách sáp nhập dự kiến của 63 tỉnh thành:

+ 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp gồm: 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

+ 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

>> Xem thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnhTẠI ĐÂY

Xem chi tiết toàn văn Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025: TẠI ĐÂY

Danh sách sáp nhập 34 tỉnh thành dự kiến trong đó các tỉnh nào là giữ nguyên?

Danh sách sáp nhập 34 tỉnh thành dự kiến trong đó các tỉnh nào là giữ nguyên? (Hình từ Internet)

Dựa kiến nguyên tắc thực hiện sắp xếp và các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp?

Tại điểm b tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV dự kiến nguyên tắc thực hiện sắp xếp và các trường hợp không bắt buộc thực hiện sắp xếp như sau:

Căn cứ các quan điểm chỉ đạo tại Đề án của Đảng uỷ Chính phủ đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thống nhất, dự thảo Nghị quyết quy định 06 nguyên tắc thực hiện sắp xếp, trong đó có một số nội dung mới như:

- Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các ĐVHC cùng cấp để hình thành
ĐVHC mới.

- Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh thì ĐVHC sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương.

- Trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC sau sắp xếp là xã.

- Trường hợp thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã làm thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện thì không phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của ĐVHC cấp huyện mà ĐVHC cấp xã đó trực thuộc.

Việc sáp nhập tỉnh ảnh hưởng như thế nào đến bất động sản tại Tây Ninh?

Việc sáp nhập tỉnh theo đề xuất tinh gọn bộ máy hành chính đang là đề tài được quan tâm trên nhiều mặt trận, đặc biệt là với những ai đang theo dõi thị trường bất động sản. Tây Ninh – một trong những địa phương có vị trí chiến lược tại Đông Nam Bộ – cũng nằm trong vùng có khả năng chịu tác động nếu chính sách này được triển khai. Vậy, sáp nhập tỉnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bất động sản Tây Ninh? Đây là câu hỏi không chỉ dành cho nhà đầu tư, mà cả người dân sở hữu nhà đất trong khu vực cũng cần lưu ý.

(1) Cơ hội tăng giá tại khu vực được định hướng phát triển trung tâm hành chính mới

Trong kịch bản sáp nhập, khu vực được chọn làm trung tâm hành chính mới sẽ trở thành "điểm nóng" thu hút đầu tư về hạ tầng, thương mại, dịch vụ và dân cư. Nếu Tây Ninh được quy hoạch là trung tâm hành chính sau sáp nhập, thị trường bất động sản tại đây sẽ có cơ hội bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt là các phân khúc đất nền, nhà phố, và bất động sản thương mại.

Kinh nghiệm từ các đợt điều chỉnh địa giới hành chính trước đây cho thấy, những khu vực được "chọn mặt gửi vàng" làm thủ phủ mới thường chứng kiến giá đất tăng từ 20–40% chỉ sau vài quý, đặc biệt khi đi kèm với thông tin quy hoạch rõ ràng.

(2) Biến động giá tại các vùng "ngoài rìa"

Ngược lại, với những khu vực không được ưu tiên trở thành trung tâm hành chính, nguy cơ giảm giá hoặc chững lại là điều dễ xảy ra. Di dời cơ quan công quyền, dịch vụ dân sinh và cơ sở hạ tầng có thể khiến một số địa bàn mất đi lợi thế kinh tế – xã hội trong trung hạn. Điều này đặc biệt đúng với các huyện, thị xã nằm xa khu đô thị trung tâm.

(3) Sốt đất ảo từ tin đồn sáp nhập

Một trong những hệ lụy phổ biến của quá trình sáp nhập tỉnh là sự bùng phát của các đợt sốt đất ảo. Nhiều cá nhân, môi giới lợi dụng thông tin chưa được xác thực để "thổi giá", tạo hiệu ứng FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội). Tại Tây Ninh, đã từng xuất hiện tình trạng rao bán đất với mức giá cao bất thường dựa trên tin đồn sáp nhập – dù chưa có thông tin chính thức nào từ cấp Trung ương hay tỉnh.

Điều này đặt ra bài toán thận trọng cho nhà đầu tư: không nên đưa ra quyết định dựa trên tin đồn, mà cần xác minh rõ ràng thông tin từ các kênh chính thống như cổng thông tin điện tử tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, hoặc báo chí nhà nước.

(4) Bất động sản công nghiệp và hạ tầng có thể hưởng lợi

Tây Ninh vốn là một trong những địa phương đang phát triển mạnh về bất động sản công nghiệp nhờ vị trí giáp ranh Campuchia và nằm trong vùng tam giác TP.HCM – Bình Dương – Long An. Nếu sáp nhập đi kèm với cải cách hành chính, cải thiện hạ tầng liên vùng, thì bất động sản khu công nghiệp tại Tây Ninh có thể hút thêm dòng vốn FDI, tạo đà tăng trưởng bền vững cho phân khúc đất khu công nghiệp, nhà xưởng, và nhà ở cho chuyên gia.

Việc sáp nhập tỉnh, nếu diễn ra, sẽ không chỉ thay đổi bản đồ hành chính mà còn tạo ra những tác động dây chuyền lên thị trường bất động sản. Đối với Tây Ninh, đây có thể là thời cơ "vàng" để tái cấu trúc phát triển đô thị, nâng cấp hạ tầng và thu hút đầu tư, nhưng cũng kèm theo những rủi ro tiềm ẩn về đầu cơ và biến động giá đất.


Nguyễn Thị Thương Huyền
Từ khóa
Sáp nhập Danh sách sáp nhập 34 tỉnh thành 34 tỉnh thành Sáp nhập 34 tỉnh thành 34 tỉnh thành không bị sáp nhập Sáp nhập tỉnh Danh sách sáp nhập dự kiến của 63 tỉnh thành Bất động sản tại Tây Ninh Danh sách sáp nhập tỉnh mới nhất
9293