13:45 - 14/04/2025

Đắk Lắk sắp có biển? Sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên lấy tên gọi là gì? Cán bộ công chức viên chức Phú Yên làm việc tại Đắk Lắk như thế nào sau sáp nhập tỉnh?

Đắk Lắk sắp có biển? Sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên lấy tên gọi là gì? Sau sáp nhập, cán bộ công chức, viên chức Phú Yên làm việc tại Đắk Lắk ra sao?

Nội dung chính

    Đắk Lắk sắp có biển? Sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên lấy tên gọi là gì?

    Đắk Lắk là một tỉnh nằm sâu trong khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, hoàn toàn không có đường bờ biển.

    Đây là vùng đất nằm trong nội địa, không tiếp giáp với biển hay đại dương. Thay vì nổi bật với biển cả, Đắk Lắk lại được biết đến với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như cao nguyên trập trùng, rừng núi hùng vĩ, các con thác nổi tiếng và nét văn hóa độc đáo của các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây.

    Tuy nhiên, ngày 12/4/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

    Ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Trong đó, có 23 đơn vị hành chính thực hiện sáp nhập, hợp nhất (dự kiến) như sau:

    1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

    2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.

    3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyễn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

    4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay,

    5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.

    6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

    7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.

    8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

    9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.

    10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.

    11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.

    12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.

    13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.

    14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

    15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

    16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

    17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

    18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

    19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.

    20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

    21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.

    22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.

    23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.

    Do đó, Nghị quyết 60-NQ/TW đã có quy định hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

    Như vây, Đắk Lắk sắp có biển nhờ vào việc sáp nhập với tỉnh Phú Yên. Sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên lấy tên gọi là tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên tên gọi này chỉ mới là tên gọi dự kiến.

    Đắk Lắk sắp có biển? Sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên lấy tên gọi là gì? Cán bộ công chức viên chức Phú Yên làm việc tại Đắk Lắk như thế nào sau sáp nhập tỉnh? (Hình từ internet)

    Cán bộ công chức viên chức Phú Yên làm việc tại Đắk Lắk như thế nào sau sáp nhập tỉnh?

    Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Phú Yên dự kiến tổ chức cuộc họp tại thành phố Buôn Ma Thuột vào ngày 18/4 nhằm trao đổi và đi đến thống nhất về kế hoạch sáp nhập hai tỉnh.

    Theo kế hoạch do UBND tỉnh Đắk Lắk đưa ra ngày 13/4, nếu việc sáp nhập tỉnh được thực hiện, sẽ có khoảng 1.000 Cán bộ công chức viên chức Phú Yên làm việc tại Đắk Lắk, với quãng đường khoảng 200km.

    Đối với cán bộ lãnh đạo cấp sở trở lên, địa phương dự kiến sẽ bố trí xe công vụ riêng để thuận tiện trong công tác và đảm bảo chủ động thời gian di chuyển. Các cán bộ còn lại sẽ được sắp xếp đi lại bằng xe chung theo lịch trình cố định: xuất phát từ TP Tuy Hòa vào lúc 4h sáng thứ Hai hàng tuần (tại trụ sở UBND tỉnh Phú Yên) và trở về từ TP Buôn Ma Thuột lúc 17h30 thứ Sáu (đón tại trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk). Trên hành trình, xe có thể dừng đón tại một số điểm phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức.

    Từ tháng 4 - tháng 5/2025, hai địa phương sẽ tiến hành khảo sát nhu cầu di chuyển thực tế của cán bộ. Giai đoạn tháng 7– tháng 8/2025 sẽ lựa chọn đơn vị vận tải cung cấp phương tiện, và đến tháng 9 sẽ bắt đầu triển khai phương án đưa đón chính thức. Dự kiến, việc đi lại sẽ được sơ kết, đánh giá lại vào tháng 1/2026 để có điều chỉnh phù hợp với thực tế phát sinh.

    Cán bộ công chức viên chức có phải đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội tại Đắk Lắk không?

    Theo Điều 76 Luật Nhà ở 2023 quy định về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

    Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
    1. Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
    2. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.
    3. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
    4. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
    5. Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
    6. Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
    7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.
    8. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
    9. Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật này, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật này.
    10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
    11. Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.
    12. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

    Như vậy, cán bộ công chức viên chức là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội tại Đắk Lắk.

    Nhà ở và công trình phụ kèm theo nhà ở được quy định ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1287/QĐ-TTg năm 2004 thì nhà ở và công trình phụ kèm theo nhà ở (gọi chung là nhà ở), bao gồm: nhà bếp, sân phơi, nhà vệ sinh, giếng nước, chuồng trại chăn nuôi.

    Tô Ngọc Phương Uyên
    Từ khóa
    Sáp nhập tỉnh Sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên Đắk Lắk sắp có biển Đắk Lắk và Phú Yên Cán bộ công chức viên chức Phú Yên làm việc tại Đắk Lắk Nhà ở xã hội tại Đắk Lắk
    579