Đặc khu là gì? 11 Đặc khu mới của Việt Nam? Bảng giá đất tại Côn Đảo hiện nay?

Đặc khu được hiểu là gì? 11 Đặc khu mới của Việt Nam? Bảng giá đất tại Côn Đảo hiện nay?

Mua bán nhà đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Xem thêm nhà đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Nội dung chính

    Đặc khu là gì?

    Theo Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thông qua ngày 16/6/2025 có quy định như sau:

    Điều 1. Đơn vị hành chính
    1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:
    a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
    b) Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).
    Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    Theo đó đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng, được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    Tóm lại, đặc khu là một loại đơn vị hành chính cấp xã, nhưng có cơ chế tổ chức, quản lý phù hợp với tính chất đặc thù của vùng hải đảo.

    Các ví dụ về đặc khu như đặc khu Phú Quốc; Đặc khu Vân Đồn,...

    11 Đặc khu mới của Việt Nam?

    Ngày 14/4/2025 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

    Tại Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay thành các ĐVHC cấp xã mới, như sau:

    IV. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
    ...
    4. Tiêu chí và phương án tổ chức lại ĐVHC cấp xã
    4.1. Nguyên tắc tổ chức sắp xếp lại ĐVHC cấp xã
    Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Kết luận số 130-KL/TW ngày 14/3/2025, Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay thành các ĐVHC cấp xã mới, như sau:
    (1) Sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các ĐVHC cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình ĐVHC thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).
    (2) ĐVHC cấp xã sau sắp xếp phải đảm bảo chính quyền địa phương cấp xã quản lý hiệu quả địa bàn, nắm chắc tình hình, gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt nhất.
    (3) Trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC mới sau sắp xếp là xã.
    (4) Chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ 1 huyện đảo, (11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo). Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.
    ...

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì 11 Đặc khu mới của Việt Nam bao gồm:

    (1) Vân Đồn

    (2) Cô Tô

    (3) Cát Hải

    (4) Trường Sa

    (5) Hoàng Sa

    (6) Phú Quý

    (7) Kiên Hải

    (8) Bạch Long Vĩ

    (9) Cồn Cỏ

    (10) Lý Sơn

    (11) Côn Đảo

    Ngoài ra thì Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.

    Tới ngày ngày 12/6/2025, Quốc hội ban hành Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó đã nêu rõ sau khi sắp xếp, cả nước chính thức có 13 đặc khu thuộc các tỉnh, thành (mới) sau sáp nhập như sau:

    (1) Đặc khu Phú Quốc

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Dương Đông, phường An Thới và các xã Dương Tơ, Hàm Ninh, Cửa Dương, Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn thành đặc khu. Thuộc tỉnh An Giang.

    (2) Đặc khu Kiên Hải

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Kiên Hải thành đặc khu. Thuộc tỉnh An Giang.

    (3) Đặc khu Thổ Châu

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thổ Châu. Thuộc tỉnh An Giang.

    (4) Đặc khu Côn Đảo

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Côn Đảo thành đặc khu. Thuộc TPHCM.

    (5) Đặc khu Phú Quý

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh thành đặc khu. Thuộc tỉnh Lâm Đồng

    (6) Đặc khu Trường Sa

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh thành đặc khu. Thuộc tỉnh Khánh Hòa.

    (7) Đặc khu Hoàng Sa

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Hoàng Sa thành đặc khu. Thuộc Thành phố Đà Nẵng.

    (8) Đặc khu Lý Sơn

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Lý Sơn thành đặc khu. Thuộc tỉnh Quảng Ngãi

    (9) Đặc khu Cồn Cỏ

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Cồn Cỏ thành đặc khu. Thuộc tỉnh Quảng trị

    (10) Đặc khu Bạch Long Vĩ

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Cồn Cỏ thành đặc khu . Thuộc thành phố Hải Phòng.

    (11) Đặc khu Cát Hải

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số củathị trấn Cát Hải, thị trấn Cát Bà và các xã Đồng Bài, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ, Văn Phong,Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám thành đặc khu. Thuộc thành phố Hải Phòng.

    (12) Đặc khu Cô Tô

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến và xã Thanh Lân thành đặc khu. Thuộc tỉnh Quảng Ninh.

    (13) Đặc khu Vân Đồn

    Được hình thành từ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Cái Rồng và các xã Bản Sen, Bình Dân, Đài Xuyên, Đoàn Kết, Đông Xá, Hạ Long, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi,Vạn Yên thành đặc khu. Thuộc tỉnh Quảng Ninh.

    Đặc khu là gì? 11 Đặc khu mới của Việt Nam?

    Đặc khu là gì? 11 Đặc khu mới của Việt Nam? (Hình từ Internet)

    Bảng giá đất tại Côn Đảo hiện nay?

    Theo Quyết định 759/QĐ-TTg dự kiến thì Côn Đảo sẽ là 1 trong 11 Đặc khu mới của Việt Nam.

    Căn cứ tại Quyết định 38/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 25/2022/QĐ-UBND ngày 04/5/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cụ thể như sau: 

    bảng giá đất huyện côn đảo

    Như vậy, theo đó thì Bảng giá đất tại Côn Đảo hiện nay như sau:

    - Giá đất cao nhất tại Huyện Côn Đảo là: 12.496.000 đồng/m2

    - Giá đất thấp nhất tại Huyện Côn Đảo là: 93.000 đồng/m2

    - Giá đất trung bình tại Huyện Côn Đảo là: 6.585.186 đồng/m2

    Theo khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai 2024, bảng giá đất sẽ làm cơ sở để:

    - Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;

    - Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm;

    - Tính thuế sử dụng đất.

    - Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

    - Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

    - Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

    - Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai;

    - Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với hộ gia đình, cá nhân.

    - Tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng.

    - Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

    - Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.

    Bảng giá đất là gì?

    Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đất đai 2024 giải thích thì giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính bằng tiền trên một đơn vị diện tích đất.

    Tuy nhiên, hiện nay không có định nghĩa cụ thể như thế nào là "bảng giá đất". Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản, bảng giá đất là bảng tập hợp giá đất của mỗi loại đất theo từng khu vực, vị trí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

    Trần Thị Hân Hân
    Từ khóa
    Đặc khu là gì 11 Đặc khu mới Đặc khu mới của Việt Nam 11 Đặc khu mới của Việt Nam Bảng giá đất Bảng giá đất tại Côn Đảo Giá đất tại Côn Đảo Giá đất
    545