20:30 - 12/04/2025

Chính thức còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập, 2 thành phố nào không bị sáp nhập theo Tờ trình 624?

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sáp nhập còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập, 2 thành phố nào không bị sáp nhập theo Tờ trình 624?

Nội dung chính

Chính thức còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập, 2 thành phố nào không bị sáp nhập theo Tờ trình 624?

Căn cứ theo nội dung tại Kết luận 137-KL/TW ngày 28/3/2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến về việc sáp nhập tỉnh như sau:

1. Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận số 130-KL/TW, ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.

Bên cạnh đó tại nội dung Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII ngày 12/4/2025. Có nêu về nội dung như sau

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp: cấp Tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 06 thành phố trực thuộc Trung ương) với tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị xác định theo các nguyên tắc nêu tại các Tờ trình và Đề án; kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện sau khi Quốc hội quyết nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi); sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.

Như vậy Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sáp nhập tỉnh còn 34 tỉnh thành, trong đó có 28 tỉnh và 06 thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài ra căn cứ vào nội dung tại tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay từ 52 tỉnh thành sáp nhập và có 11 tỉnh thành giữ nguyên, không sáp nhậ.

Trong đó 11 tỉnh giữ nguyên bao gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Vậy theo dự kiến từ Tờ trình 624 trong 28 tỉnh và 6 thành phố có thể có 2 thành phố giữ nguyên không sáp nhập là Thành phố Hà Nội và Thành phố Huế. 8 Tỉnh giữ nguyên gồm:  Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Chính thức còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập, 2 thành phố nào không bị sáp nhập theo Tờ trình 624?

Chính thức còn 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập, 2 thành phố nào không bị sáp nhập theo Tờ trình 624? (Hình từ Internet)

Khi nào có Bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tỉnh 2025?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định thành lập mới bản đồ hành chính như sau:

Thành lập mới và tái bản bản đồ hành chính các cấp
1. Thành lập mới bản đồ hành chính khi đơn vị hành chính trên bản đồ thành lập có quyết định sáp nhập hoặc chia tách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tái bản bản đồ hành chính có hiện chỉnh
a) Bản đồ hành chính các cấp do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc do tỉnh thực hiện phải được tái bản có hiện chỉnh theo chu kỳ 5 năm;
b) Khi bản đồ hành chính chưa đến thời hạn tái bản theo chu kỳ, nhưng trên thực tế có sự biến động về nội dung từ 25% trở lên thì cần tái bản có hiện chỉnh bản đồ.
3. Tái bản bản đồ hành chính không hiện chỉnh khi thực tế có nhu cầu sử dụng và nội dung bản đồ vẫn đảm bảo tính hiện thời.

Như vậy, khi một đơn vị hành chính mới được thành lập do việc sáp nhập hoặc chia tách, bản đồ hành chính của đơn vị đó sẽ phải được thành lập mới.

Lưu ý: Việc thành lập mới bản đồ hành chính của 28 tỉnh và 6 thành phố này sẽ được thực hiện ngay sau khi có quyết định sáp nhập tỉnh chính thức từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là khi các quyết định sáp nhập hoặc chia tách được công bố chính thức.

Tiêu chí đặt tên gọi mới của 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập là gì?

Tại cuộc họp ngày 11/03/2025 của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thiện thêm một bước Đề án để trình cấp có thẩm quyền. Trong đó nội dung sau:

Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng... Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Do đó, tên gọi của 28 tỉnh và 6 thành phố mới sau khi sáp nhập sẽ được quyết định dựa trên các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng...

Đặc biệt, tên các đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đảm bảo tính kế thừa, còn việc chọn lựa trung tâm hành chính - chính trị phải xem xét các yếu tố như lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Trần Thị Thu Phương
Từ khóa
28 tỉnh và 6 thành phố 2 thành phố Sáp nhập tỉnh Sắp xếp đơn vị hành chính Sau sáp nhập 28 tỉnh 6 thành phố Thành phố trực thuộc Trung ương Chính thức còn 28 tỉnh
440