16:51 - 19/05/2025

Cầu Tứ Liên đi qua đâu? Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km?

Cầu‍ Tứ‍ Liên‍ bắc‍ qua‍ sông‍ Hồng,‍ nối‍ quận‍ Tây‍ Hồ‍ với‍ huyện‍ Đông‍ Anh‍ (Hà‍ Nội) dài khoảng 2,9 km

Mua bán nhà đất tại Hà Nội

Xem thêm nhà đất tại Hà Nội

Nội dung chính

    Cầu Tứ Liên đi qua đâu? Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km?

    Cầu Tứ Liên là một trong những công trình trọng điểm của Hà Nội và được chính thức khởi công vào sáng ngày 19/5.

    Cầu Tứ Liên sẽ đi qua sông Hồng, nối quận Tây Hồ (phường Tứ Liên) với huyện Đông Anh. Cây cầu nằm trong quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tại Hà Nội nhằm giảm tải áp lực cho các cây cầu như Long Biên, Chương Dương…

    Cây cầu Tứ Liên có tổng chiều dài khoảng 11,5 km bắt đầu từ nút giao Nghi Tâm và kết thúc tại nút giao Vành đai 3. Riêng cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9 km trong đó phần cầu chính bắc qua song Hồng dài 1 km được thiết kế với mặt cắt ngang đáp ứng 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn dành cho người đi bộ.

    Như vậy, Cầu Tứ Liên sẽ đi qua đi qua sông Hồng, nối quận Tây Hồ (phường Tứ Liên) với huyện Đông An với tổng chiều dài khoảng khoảng 11,5 km (riêng cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9 km) dự án là một biểu tượng mới của Thủ đô trong giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và phát triển bên cạnh đó còn giảm tải được áp lực giao thông tạo động lực cho phát triển kinh tế tại Hà Nội.

    Cầu Tứ Liên đi qua đâu? Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km?

    Cầu Tứ Liên đi qua đâu? Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km? (Hình từ Internet)

    Quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định ra sao?

    Căn cứ tại Điều 5 Luật Đường bộ 2024 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    (1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định như sau:

    - Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, xác định phương hướng phát triển, tổ chức không gian hệ thống quốc lộ làm cơ sở để định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển mạng lưới đường bộ;

    - Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác;

    - Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    (2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:

    - Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ, xác định phương án phát triển công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ;

    - Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: xác định hướng tuyến cơ bản, các điểm khống chế chính, chiều dài, quy mô tuyến đường bộ qua từng địa phương, từng vùng; xác định sơ bộ quy mô của cầu, hầm, bến phà trên tuyến đường bộ; xác định các điểm giao cắt chính; phương án kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp; xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch; giải pháp thực hiện quy hoạch;

    - Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    (3) Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30 năm.

    Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ 05 năm để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và được công bố công khai

    (4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nội dung về phát triển đường bộ trong phương án phát triển mạng lưới giao thông trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Nội dung về phát triển đường bộ đô thị được xác định trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (5) Quy hoạch quy định tại Điều này phải bảo đảm các quy định sau đây:

    - Kết nối giao thông đường bộ giữa các đô thị, địa bàn, khu vực, bến xe;

    - Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải, xác định các tuyến đường bộ nối đến cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa.

    (6) Nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

    Chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng cầu Tứ Liên thành đất ở có cần phải xin phép không?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Điều 9. Phân loại đất
    [...]
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    [...]

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất
    1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
    a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
    b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
    c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
    d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
    e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
    g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.

    Như vậy, đất xây dựng cầu Tứ Liên thuộc nhóm đất phi nông nghiệp dùng cho mục đích công cộng nên khi chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng cầu Tứ Liên thành đất ở thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

    Lê Minh Vũ
    Từ khóa
    Cầu Tứ Liên Tứ Liên Cầu Tứ Liên đi qua đâu Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ Chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng cầu Tứ Liên Đất phi nông nghiệp
    224