Cao tốc Cam Lộ - La Sơn dự kiến khởi công mở rộng khi nào?
Mua bán nhà đất tại Quảng Trị
Nội dung chính
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn dự kiến khởi công mở rộng khi nào?
Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn được Chính phủ chấp thuận chủ trương mở rộng từ 2 làn xe đến 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng. Dự án có chiều dài 98,35km. Hướng tuyến bám theo tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang khai thác.
Điểm đầu dự án tại Km0+000 (thuộc xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị), nối tiếp với đoạn cuối của dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ. Điểm cuối tại Km102+200 (thuộc xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), kết nối với điểm đầu của dự án cao tốc La Sơn - Hòa Liên.
Phạm vi đầu tư bao gồm việc mở rộng nền đường, mặt đường và các công trình phụ trợ trên tuyến, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và năng lực khai thác theo tiêu chuẩn 4 làn xe.
Dự kiến, cao tốc Cam Lộ - La Sơn dự kiến khởi công mở rộng vào tháng 8 năm nay. Mục tiêu hoàn thành toàn bộ công trình vào cuối năm 2026.
Như vậy, cao tốc Cam Lộ - La Sơn dự kiến khởi công mở rộng vào tháng 8.
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn dự kiến khởi công mở rộng khi nào? (Hình từ internet)
Quy định về giao thông trên đường cao tốc như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về giao thông trên đường cao tốc như sau:
- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
+ Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc;
+ Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi ra khỏi đường cao tốc;
+ Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
+ Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương này.
- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp; trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.
- Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Đất công trình giao thông tại Quảng Trị thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024:
Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
a) Đất công trình giao thông là đất xây dựng các công trình về giao thông, gồm đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người), điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
[...]
Đất công trình giao thông tại Quảng Trị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024. Đây là loại đất được sử dụng vào mục đích công cộng, cụ thể để xây dựng các công trình phục vụ giao thông.
Căn cứ vào điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, đất công trình giao thông bao gồm các công trình như: đường ô tô cao tốc, đường trong đô thị, đường nông thôn (bao gồm cả đường tránh, đường cứu nạn), điểm dừng xe, bến xe, bãi đỗ xe, cầu, hầm giao thông, cảng hàng không, nhà ga đường sắt, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ, cảng cá, cảng cạn, và các công trình khác liên quan đến hoạt động giao thông vận tải.
Ngoài ra, đất này cũng có thể bao gồm hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông nếu việc thu hồi đất là cần thiết để đảm bảo lưu không.