Bản đồ quy hoạch cầu Ngọc Hồi chi tiết nhất? Quản lý tiến độ thi công xây dựng cầu Ngọc Hồi tại Hà Nội sẽ được thực hiện ra sao?
Mua bán nhà đất tại Hà Nội
Nội dung chính
Bản đồ quy hoạch cầu Ngọc Hồi chi tiết nhất?
Ngày 4/4/2016, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch lộ trình tuyến đường vành đai 3,5 kết nối từ quốc lộ 6 đến chân cầu Ngọc Hồi.
Theo bản đồ quy hoạch, dự án cầu Ngọc Hồi có vị trí 2 đầu nằm ở địa bàn xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) và huyện Thanh Trì. Cầu Ngọc Hồi được xây dựng có hướng bắt qua xã Văn Đức và sẽ liền kề với thị trấn Văn Giang (Hưng Yên)
Dự án cầu Ngọc Hồi được tiếp nối từ đường vành đai 3,5 bắt qua sông Hồng, đến xã Văn Đức (huyện Gia Lâm). Đường vành đai 3,5 kết nối lên cầu sẽ đi qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, ở phía đê sông Hồng.
Vành đai 3,5 nối với cầu Ngọc Hồi dự kiến đã phê duyệt chỉ giới đỏ theo Quyết định 1572/QĐ-UBND. Theo đó, đường vành đai 3,5 sẽ thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, cắt qua quốc lộ 1A, đường Trần Thủ Độ. Đoạn cuối hướng về phía cầu Ngọc Hồi sẽ có nhiều nút giao như nút giao đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, nút giao đường Ngọc Hồi (quốc lộ 1A), nút giao khu vực đê sông Hồng, dẫn lên cầu Ngọc Hồi.
Tuyến đường vành đai 3,5 dài khoảng 12km. Tuyến đường dẫn từ vành đai 3,5 tới cầu Ngọc Hồi là 9.9km, chiều rộng 80m.
Tuyến đường dự kiến sẽ có 6 làn xe chạy chính, rộng khoảng 25m, ở giữa là dải phân cách 2m. Hai bên đường gom rộng 21m, đường chính là dải đất 8m, vỉa hè sẽ rộng 8m.
Tổng mức đầu tư dự án là 11.844 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2030.
Theo đó thì Cầu Ngọc Hồi dự kiến khởi công vào dịp 2/9/2025.
*Dưới đây là bản đồ bản đồ quy hoạch cầu Ngọc Hồi chi tiết nhất:
*Trên đây là thông tin về bản đồ quy hoạch cầu Ngọc Hồi./.
Bản đồ quy hoạch cầu Ngọc Hồi chi tiết nhất? Quản lý tiến độ thi công xây dựng cầu Ngọc Hồi tại Hà Nội sẽ được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Quản lý tiến độ thi công xây dựng cầu Ngọc Hồi tại Hà Nội sẽ được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Theo đó, quản lý tiến độ thi công xây dựng, trong đó áp dụng cho cả việc xây dựng cầu Ngọc Hồi tại Hà Nội được quy định như sau:
- Công trình xây dựng trước khi triển khai thi công phải được nhà thầu lập tiến độ thi công xây dựng phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng và tiến độ tổng thể của dự án, được chủ đầu tư chấp thuận.
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
- Chủ đầu tư, bộ phận giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.
- Trường hợp xét thấy tiến độ thi công xây dựng tổng thể của công trình bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể.
Phân loại dự án đầu tư xây dựng tại Hà Nội được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 49 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về phân loại dự án đầu tư xây dựng tại Hà Nội như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý
- Nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.
- Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.
- Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
+ Dự án PPP
+ Dự án sử dụng vốn khác.
- Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau
- Có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau.