Bản đồ các tỉnh sau sáp nhập 2025 chính thức sẽ được lập khi nào? Công bố bản đồ các tỉnh sáp nhập tác động đến giá đất tại Hà Nội ra sao?
Nội dung chính
Bản đồ các tỉnh sau sáp nhập 2025 chính thức sẽ được lập khi nào?
Ngày 12/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII công bố danh sách dự kiến tên gọi 28 tỉnh 6 thành phố và trung tâm chính trị hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Và căn cứ tại khoản 1 Mục 2 Kết luận 127-KL/TW năm 2025 quy định xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã như sau:
...
- Đảng ủy Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ cụ thể như sau:
...
+ Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.
2. Xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã) sau khi sáp nhập, hợp nhất
...
Tại điểm e khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về Phụ lục đề án sáp nhập tỉnh sẽ kèm theo bản đồ hiện trạng địa giới của tỉnh liên quan trực tiếp đến việc sáp nhập và bản đồ phương án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính.
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định về thành lập mới và tái bản bản đồ hành chính các cấp như sau:
Thành lập mới và tái bản bản đồ hành chính các cấp
1. Thành lập mới bản đồ hành chính khi đơn vị hành chính trên bản đồ thành lập có quyết định sáp nhập hoặc chia tách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tái bản bản đồ hành chính có hiện chỉnh
a) Bản đồ hành chính các cấp do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc do tỉnh thực hiện phải được tái bản có hiện chỉnh theo chu kỳ 5 năm;
b) Khi bản đồ hành chính chưa đến thời hạn tái bản theo chu kỳ, nhưng trên thực tế có sự biến động về nội dung từ 25% trở lên thì cần tái bản có hiện chỉnh bản đồ.
3. Tái bản bản đồ hành chính không hiện chỉnh khi thực tế có nhu cầu sử dụng và nội dung bản đồ vẫn đảm bảo tính hiện thời.
Theo đó thì phần phụ lục đề án sáp nhập tỉnh sẽ kèm theo bản đồ hiện trạng địa giới của tỉnh liên quan trực tiếp đến việc sáp nhập và bản đồ phương án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, bản đồ các tỉnh sau khi sáp nhập 2025 sẽ được thành lập khi có quyết định sáp nhập chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bản đồ các tỉnh sau sáp nhập 2025 đã có chưa? Công bố bản đồ các tỉnh sáp nhập tác động đến giá đất tại Hà Nội ra sao? (Hình từ Internet)
Công bố bản đồ các tỉnh sáp nhập tác động đến giá đất tại Hà Nội ra sao?
Việc công bố bản đồ quy hoạch liên quan đến sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 60-NQ/TW đã và đang tạo nên những biến động đáng kể trên thị trường bất động sản cả nước, và Hà Nội cũng nằm trong số đó.
Sau đợt điều chỉnh giá đất mới nhất vào đầu năm 2025 thì nhiều khu vực tại trung tâm Hà Nội đã ghi nhận mức tăng đáng kể cụ thể tại quận Hoàn Kiếm, tuyến phố Bà Triệu, Lý Thường Kiệt và Hàng Đào hiện có giá đất lên tới 698 triệu đồng/m², với mức giá này đã trở thành mức cao nhất cả nước (tăng gần 3,7 lần) đã đã thấy được tác động đáng kể của việc sáp nhập.
Bên cạnh đó các khu vực ngoại ô như Hà Tây cũng cho thấy giá tăng đáng kể. Cụ thể giá đất ở trục đường Tố Hữu, Lê Văn Lương kéo dài hiện dao động từ 100 đến 160 triệu đồng/m², một mức tăng gấp 10 lần so với trước khi sáp nhập.
Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng tăng giá. Các huyện ven vùng ngoại ô chưa rõ định hướng quy hoạch vẫn giữ mức ổn định chưa thấy dấu hiệu tăng giá cho thấy có sự phân hóa rõ rệt trong xu hướng đầu tư giữa các khu vực.
Như vậy việc công bố bản đồ sáp nhập tỉnh, cùng các điều chỉnh quy hoạch tại Hà Nội, đã góp phần đẩy giá đất tại nhiều khu vực lên cao, đặc biệt là các quận trung tâm và vùng đô thị hóa nhanh. Đây sẽ là cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư vfa cũng là cơ hội phát triển Hà Nội trong tương lai khi có công bố bản đồ các tỉnh sau sáp nhập 2025.
Căn cứ xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất tại Hà Nội là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định về xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất như sau:
Xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất
1. Căn cứ xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất
a) Đối với nhóm đất nông nghiệp: Vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất được xác định theo từng khu vực và thực hiện như sau:
Vị trí 1 là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;
Các vị trí tiếp theo là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.
b) Đối với đất phi nông nghiệp: Vị trí đất được xác định gắn với từng đường, đoạn đường, phố, đoạn phố (đối với đất ở tại đô thị, đất thương mại, dịch vụ tại đô thị, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị), đường, đoạn đường hoặc khu vực (đối với các loại đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này) và căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực và thực hiện như sau:
Vị trí 1 là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;
Các vị trí tiếp theo là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.
...
Như vậy, căn cứ xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất tại Hà Nội được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 71/2024/NĐ-CP