Top 5 mẫu gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt

Lựa chọn gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt là một đầu tư thông minh, vừa đảm bảo an toàn, vừa gia tăng tuổi thọ công trình, đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nội dung chính

    Vì sao nên chọn gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt?

    Nhà tắm là khu vực ẩm ướt, dễ gây trơn trượt, đặc biệt nguy hiểm với người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Việc sử dụng gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt sẽ mang lại những lợi ích sau:

    (1)  Đảm bảo an toàn

    Gạch chống trơn có bề mặt sần hoặc nhám nhẹ, tạo độ ma sát cao ngay cả khi có nước hoặc xà phòng. Nhờ đó, sàn nhà tắm luôn giữ được độ bám chân ổn định, giúp người dùng bước đi an toàn, giảm thiểu rủi ro thương tích do té ngã.

    (2) Tăng độ bền cho công trình

    Không chỉ mang lại tính an toàn, gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt còn có khả năng chịu nước và chống thấm cao. Nhiều loại gạch chống trơn được sản xuất từ chất liệu granite hoặc ceramic cao cấp, có cấu trúc đặc chắc và lớp men chuyên dụng giúp:

    - Chống thấm nước hiệu quả, ngăn tình trạng ẩm mốc lan xuống nền móng.

    - Chịu lực tốt, không nứt vỡ khi có vật rơi hoặc tác động mạnh.

    - Không bị mài mòn theo thời gian, kể cả ở những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.

    Nhờ đó, tuổi thọ của sàn nhà tắm được kéo dài, tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay mới.

    (3) Dễ vệ sinh, hạn chế vi khuẩn và nấm mốc

    Một ưu điểm nổi bật khác của các loại gạch chống trơn là bề mặt dễ làm sạch. Nhờ kết cấu nhám vừa phải hoặc các đường vân gồ nhẹ, bề mặt gạch.

    Do đó, việc sử dụng gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của rêu mốc và vi khuẩn gây mùi hôi, đồng thời dễ lau chùi bằng nước hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

    Việc này đặc biệt quan trọng trong môi trường ẩm như nhà tắm, giúp duy trì không gian luôn sạch sẽ, khô thoáng và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

    (4) Nâng cao tính thẩm mỹ cho phòng tắm

    Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều mẫu gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt với thiết kế đẹp mắt như:

    - Họa tiết hiện đại, từ giả đá, giả gỗ đến gạch mosaic.

    - Màu sắc đa dạng, dễ dàng phối hợp với gạch tường, thiết bị vệ sinh, đèn và các vật dụng trang trí.

    - Kiểu dáng linh hoạt, từ hình vuông, chữ nhật đến các thiết kế gạch nhỏ, phù hợp với cả không gian lớn lẫn phòng tắm mini.

    Top 5 mẫu gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt

    Top 5 mẫu gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt (Hình từ Internet)

    Top 5 mẫu gạch lát nền nhà tắm chống trơn trợt

    Dưới đây là một số mẫu gạch lát nền nhà tắm chống trơn trượt có thể tham khảo:

    (1) Gạch lát sàn nhà tắm giả gỗ

    (Hình từ Internet)

    (Hình từ Internet)

    (2) Gạch granite nhám

    (Hình từ Internet)

    (3) Gạch ceramic chống trơn

    (Hình từ Internet)

    (Hình từ Internet)

    (4) Gạch giả sỏi hoặc gạch bề mặt sần 3D

     (Hình từ Internet)

    (Hình từ Internet)

    (5) Gạch mosaic

    (Hình từ Internet)

    (Hình từ Internet)

    Thiết kế kiến trúc đối với nhà ở theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 phải đáp ứng yêu cầu gì?

    Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 có quy định thiết kế kiến trúc đối với nhà ở phải đáp ứng yêu cầu sau:

    (1) Cao độ sàn lối vào nhà phải cao hơn cao độ lề đường ở lối vào tối thiểu 0,15 m.

    (2) Các phòng ở phải bố trí tại các tầng trên mặt đất. Khi nhà ở được xây dựng sát với chỉ giới đường đỏ, cao độ mặt nền (sàn) phòng ở phải cao hơn cao độ vỉa hè ít nhất là 0,50m.

    (3) Diện tích tối thiểu căn hộ ở trong nhà ở chung cư là:

    - 30 m2 đối với nhà ở xã hội;

    - 45 m2 đối với nhà ở thương mại.

    (4) Tiêu chuẩn diện tích ở tối thiểu đối với nhà ở ký túc xá dành cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 4 m2/người.

    (5) Phòng ở trong ký túc xá cũng được kết hợp với các phòng như tiền phòng, bếp, phòng vệ sinh.

    (6) Trong nhà ở ký túc xá được thiết kế bếp hoặc khu vệ sinh chung cho một số phòng ở, nhưng không lớn hơn 25 người. Cần bố trí các gian phòng phục vụ công cộng như sinh hoạt văn hóa, học tập, thể thao, nghỉ ngơi, ăn uống công cộng, phục vụ y tế, quản trị, hành chính. Thành phần và diện tích phòng phục vụ công cộng lấy theo nhiệm vụ thiết kế.

    (7) Tùy thuộc vào chức năng sử dụng và yêu cầu về khối tích của từng phòng ở trong căn hộ ở, trong ký túc xá mà thiết kế chiều cao và chiều rộng cho thích hợp.

    - Chiều cao tầng không được nhỏ hơn 3,0m;

    - Chiều cao thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 2,7m;

    - Chiều cao thông thủy của phòng ở trong tầng áp mái không được nhỏ hơn 1,5m;

    - Đối với các phòng ở trong ký túc xá sử dụng giường tầng, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3,3m. Trong trường hợp này chiều rộng thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 3,3m.

    (8) Chiều cao thông thủy của các phòng phụ không nhỏ hơn 2,4m.

    (9) Chiều cao tầng kỹ thuật được xác định trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào loại thiết bị và hệ thống bố trí trong tầng kỹ thuật có tính tới điều kiện vận hành sử dụng.

    (10) Chiều sâu thông thủy của phòng ở tính theo chiều lấy ánh sáng tự nhiên trực tiếp (lấy ánh sáng từ một phía) không được vượt quá 6,0 m và không được lớn hơn hai lần chiều rộng phòng ở.

    Trong điều kiện cần thiết để phù hợp với kích thước mô đun cho phép tăng chiều sâu nhưng không quá 5%.

    (11) Các phòng tắm, rửa, giặt, xí, tiểu của tầng trên không được bố trí trên bếp, kho, chỗ chuẩn bị thức ăn của tầng dưới.

    (12) Sàn của các tầng trong nhà ở phải được cách âm.

    (13) Số bậc ở cầu thang (đợt thang) hoặc chuyển bậc không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18.

    (14) Chiều rộng hành lang trong nhà ở giữa các cầu thang hoặc giữa cầu thang với đầu hành lang tối thiểu phải đạt yêu cầu sau:

    - Khi chiều dài hành lang đến 40 m: 1,4 m;

    - Khi chiều dài hành lang trên 40 m: 1,6m.

    (15) Cầu thang và chiếu nghỉ phải có kết cấu bao che, tay vịn. Đối với nhà ở cho người già yếu và người khuyết tật phải làm thêm tay vịn dọc tường.

    (16) Lan can lôgia và ban công nhà cao từ 3 tầng trở lên phải làm bằng vật liệu không cháy.

    (17) Lôgia và ban công không được lắp kính để sử dụng vào các mục đích khác.

    (18) Nhà ở cao trên 6 tầng phải thiết kế thang máy. Số lượng và các chỉ tiêu của thang máy được tính toán phù hợp với giải pháp thiết kế được lựa chọn.

    (19) Chiều rộng sảnh trước thang máy phải đáp ứng các yêu cầu sau:

    - Thang máy chở người trọng tải 400 kg: 1,2 m;

    - Thang máy chở người trọng tải 630 kg và buồng thang máy (2 100 mm x 1 100 mm): 1,6m;

    - Buồng thang máy (1 100 mm x 2 100 mm): 2,1 m.

    (20) Giếng thang máy không được bố trí kề bên phòng ở.

    (21) Khi nhà ở quay ra mặt phố hay ra quảng trường, được phép bố trí ở tầng một (tầng trệt) hoặc tầng hầm, tầng nửa hầm các cửa hàng công nghệ phẩm, siêu thị, dịch vụ ăn uống công cộng, cửa hàng, cửa hiệu, phòng quản lý khu ở, phòng thể dục dưới 150 m2, phòng sinh hoạt công cộng.

    Trong trường hợp này phải đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy, cách âm và chống gây mùi ô nhiễm cho nhà ở bằng các giải pháp kỹ thuật thích hợp. Khi trong nhà ở hoặc liền kề với nhà ở có bố trí các cửa hàng, siêu thị thì không được thiết kế lối vào nhà trực tiếp với sân nhập hàng.

    (22) Trong nhà ở không được bố trí:

    - Trạm bơm và nồi hơi;

    - Trạm biến thế ở trong hoặc liền kề với nhà;

    - Trạm điện thoại tự động, trừ trạm điện thoại phục vụ cho tòa nhà;

    - Trụ sở cơ quan hành chính các cấp;

    - Phòng khám bệnh, trừ khám phụ khoa và răng;

    - Phòng ăn, giải khát trên 50 chỗ;

    - Nhà vệ sinh công cộng;

    - Các bộ phận phát sinh ra tiếng động, tiếng ồn, hơi độc hại và chất thải độc hại quá giới hạn cho phép;

    - Các cửa hàng vật liệu xây dựng, hóa chất, tạp phẩm mà khi hoạt động làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhà ở;

    - Các cửa hàng buôn bán vật liệu cháy, nổ;

    - Nhà tắm công cộng, xông hơi, nhà giặt và tẩy hóa chất (trừ khu thu nhận đồ và nhà giặt tự phục vụ).

    (23) Dưới các phòng ở không được bố trí:

    - Các lò đun nước nóng của hệ thống cấp nước nóng cho ngôi nhà;

    - Phòng lạnh của các xí nghiệp buôn bán và phục vụ công cộng.

    (24) Khi thiết kế nhà ở tại vùng có động đất phải tuân thủ quy định trong TCVN 9386-1÷2:2012.

    saved-content
    unsaved-content
    157