Tiến độ xây dựng Đường Hồ Chí Minh đến năm 2025, chính thức thi công dự án cuối cùng để nối thông đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh là một tuyến giao thông huyết mạch, nối liền các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Tuyến đường đi qua rất nhiều tỉnh thành, góp phần kết nối các vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung chính

    Tiến độ xây dựng Đường Hồ Chí Minh đến năm 2025, chính thức thi công dự án cuối cùng để nối thông đường Hồ Chí Minh

    Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, dự án đường Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 2.744km, được khởi công năm 2000 và đến nay đã hoàn thành 2.488 km (đạt hơn 90%) và khoảng 258 km tuyến nhánh.

    Như vậy, với 256km còn lại thuộc 5 dự án thành phần đang triển khai, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến tiến độ một số đoạn sẽ hoàn thành vào năm 2025.

    Cụ thể, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, có chiều dài gần 73km đi qua 4 tỉnh (Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An), được đầu tư nền đường rộng 12,25m; mặt đường rộng 11,25m. Tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.

    Đến nay, toàn bộ 3 gói thầu xây lắp đã thi công. Trong đó, 2 gói thầu gần nhất được bắt đầu triển khai từ tháng 1/2024. Tiến độ cơ bản đáp ứng yêu cầu, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.

    Đối với đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, có tổng chiều dài khoảng gần 29km đi qua 2 tỉnh (Tuyên Quang, Thái Nguyên) được đầu tư quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 9m; mặt đường rộng 6m, vận tốc thiết kế 60km/h. Tổng mức đầu tư 1.665 tỷ đồng.

    Sau khi được phê duyệt dự án đầu tư, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đang triển khai thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, dự kiến lựa chọn xong nhà thầu xây lắp để khởi công trong quý 1/2024, cơ bản hoàn thành dự án trong năm 2025.

    Dự án đoạn Hòa Liên - Túy Loan có chiều dài 11,5 km, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, được đầu tư quy mô phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 22m. Tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.

    Đây là án được triển khai thi công cuối tháng 8/2023, dự kiến hoàn thành năm 2025. Đến nay, địa phương mới bàn giao khoảng 2,5/11,5km đường cao tốc và 1/20km đường gom.

    Tuy nhiên, mặt bằng bàn giao không liên tục nên ảnh hưởng đến tiến độ, sản lượng thực hiện đạt khoảng 0,5% giá trị hợp đồng. Trên phạm vi mặt bằng được bàn giao, các nhà thầu đã hoàn thành công tác lán trại, thí nghiệm và các thủ tục đầu vào; đang thi công nền đường, hệ thống thoát nước, cầu.

    Còn tại đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận có chiều dài gần 52km đi qua địa phận 2 tỉnh (Kiên Giang, Bạc Liêu) đang được đầu tư với quy mô hai làn xe cơ giới, nền đường rộng 12m. Tổng mức đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng.

    Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, đơn vị quản lý dự án đã hoàn thành công tác thiết kế kỹ thuật, dự toán, đang hoàn thiện các thủ tục tiếp theo để khởi công trong quý 1/2024 và hoàn thành vào năm 2025.

    Từ đây đến năm 2025, sẽ có có thêm gần 170 km đường Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng và hoàn thành.

    Trong khi đó, riêng đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến đang được đầu tư nghiên cứu với tổng chiều dài hơn 87km, đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố (Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình). Hiện, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt. 

    Tiến độ xây dựng Đường Hồ Chí Minh đến năm 2025, chính thức thi công dự án cuối cùng để nối thông đường Hồ Chí Minh (Hình ảnh từ internet)

    Đường Hồ Chí Minh Đi Qua Bao Nhiêu Tỉnh Thành?

    Theo Nghị quyết số 38/2004/QH11, đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận của 30 tỉnh và thành phố: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

    Các Giai Đoạn Thi Công Đường Hồ Chí Minh

    Đường Hồ Chí Minh được chia làm 3 giai đoạn xây dựng như sau:

    Giai Đoạn 1: Từ 2000 – 2007, Vốn Đầu Tư Khoảng 13.000 Tỷ Đồng

    Thi công phần dài hơn 2.000 km từ Hòa Lạc (Hà Nội) tới tỉnh Bình Phước. Ngày 05/04/2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1, đến năm 2006 tiến hành nghiệm thu được 1.234,5 km đường, 261 cầu, 02 hầm và 02 nhà hạt.

    Vào đầu năm 2007, thi công các đoạn từ Hòa Lạc – Xuân Mai thuộc Thủ đô Hà Nội (chiều dài 13 km), Hà Nội – Hòa Bình và đoạn đi qua vườn Quốc gia Cúc Phương phần thuộc địa phận Thanh Hóa (chiều dài 93 km, gồm 02 cầu lớn, 22 cầu trung và 06 cầu cạn), đoạn từ Ngọc Hồi – Tân Cảnh thuộc Kon Tum (chiều dài 22 km) và đường ngang nối cảng Nghi Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh (chiều dài 54 km).

    Giai Đoạn 2: Từ 2007 – 2020, Vốn Đầu Tư Khoảng 28.500 Tỷ Đồng

    Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2020, thi công toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau). Một vài tuyến cầu lớn và cao tốc cũng được xây dựng trong giai đoạn này.

    Giai Đoạn 3: Từ Sau Năm 2020

    Giai đoạn này sẽ hoàn chỉnh tiến độ xây dựng Đường Hồ Chí Minh và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Theo đó, một số thông tin còn gọi đường Hồ Chí Minh là đường cao tốc Hồ Chí Minh Bắc Nam.

    Đường Hồ Chí Minh Và Tiềm Năng Tăng Giá Bất Động Sản

    Nhà nước đầu tư và xây dựng đường Hồ Chí Minh với cơ hội tăng giá bất động sản với các mục tiêu sau:

    (1) Tạo ra sự liên kết ở khu vực phía Tây đất nước và sự liên thông chặt chẽ giữa các tỉnh miền Bắc – các tỉnh miền Trung – các tỉnh miền nam Nam

    (2) Hình thành mạng lưới cơ sở hạ tầng, nhằm khai thác và phát triển vùng đất giàu tiềm năng ở phía Tây đất nước ta.

    (3) Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phân bố dân cư và người dân lao động trong cả nước, góp phần xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, đường mòn Hồ Chí Minh cũng là trục dọc xuyên Việt thứ 2, giúp giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1A.

    (4) Đường Hồ Chí Minh cùng với đường Quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam, hệ thống tuyến đường ngang đang từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông xuyên suốt Bắc – Trung – Nam.

    (5) Đảm bảo giao thông thông suốt, nếu có thiên tai bão lũ thì vẫn có thêm đường để di chuyển.

    (6) Liên kết các vùng kinh tế, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn được xem là "Bác Giát Kinh Tế" (TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang và Long An).

    (7) Góp phần vào việc bảo đảm phòng thủ biên giới, đảm bảo an ninh và quốc phòng…

    (8) Góp phần hoàn thiện vào quy hoạch đường cao tốc của các địa phương có đường Hồ chí Minh đi qua (đường Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành).

    (9) Kết nối với các đường lớn: Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, đường Quốc lộ 1A, Vành Đai 3, đường Vành Đai 4,…

    15