BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2204/VBHN-BTTTT
|
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2013
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN, PHÓNG
VIÊN THƯỜNG TRÚ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG NƯỚC CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12
năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc thành lập và hoạt động
của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú và hoạt động trong nước của các cơ
quan báo chí có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 2 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung
bởi:
Thông tư số 21/2011/TT-BTTTT ngày 13 tháng 7 năm
2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn việc thành lập
và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các
cơ quan báo chí và Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21 tháng 11 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ
rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của
các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2011.
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26
tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng
12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông.[1]
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng
dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở
trong nước của các cơ quan báo chí như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn việc thành lập và hoạt động
của các cơ quan đại diện, cơ quan thường trú (sau đây gọi chung là cơ quan đại
diện), hoạt động của phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí Việt Nam tại
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam (sau đây gọi là các địa
phương).
2. Giải thích từ ngữ
a) Cơ quan đại diện là đơn vị trực thuộc cơ quan
báo chí có trụ sở, nhân sự do một người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt
động nghiệp vụ báo chí tại một địa phương nơi mà cơ quan báo chí không đặt trụ
sở chính;
b) Phóng viên thường trú là phóng viên do cơ
quan báo chí cử hoạt động nghiệp vụ báo chí tại một địa phương thuộc cơ quan đại
diện hoặc hoạt động độc lập.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Điều kiện thành lập cơ quan đại diện
Cơ quan báo chí muốn thành lập cơ quan đại diện
tại một địa phương phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có trụ sở để đặt cơ quan đại diện ổn định từ
ba (03) năm trở lên;
b) Có phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật, tài chính
đảm bảo cho hoạt động của cơ quan đại diện;
c) Có nhân sự do một người đứng đầu là Trưởng cơ
quan đại diện để chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của cơ quan đại diện
Trưởng cơ quan đại diện phải là người trong biên
chế chính thức của cơ quan báo chí, đã được cấp thẻ nhà báo.
2. Tiêu chuẩn phóng viên thường trú
Phóng viên thường trú (thuộc cơ quan đại diện hoặc
hoạt động độc lập) phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí
hoặc được cơ quan báo chí ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy
định của Bộ luật Lao động; đã được cấp Thẻ nhà báo tại cơ quan báo chí xin đặt
cơ quan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú; có đủ phẩm chất chính trị, năng
lực chuyên môn, không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời hạn
01 năm tính đến khi cơ quan báo chí xin phép đặt cơ quan đại diện hoặc cử phóng
viên thường trú.
3. Hồ sơ, thủ tục xin thành lập cơ quan đại diện
Cơ quan báo chí muốn thành lập cơ quan đại diện
tại các địa phương phải gửi hồ sơ xin thành lập đến Sở Thông tin và Truyền
thông nơi cơ quan báo chí có nhu cầu đặt cơ quan đại diện.
Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu đã nêu tại
các khoản 1, 2 mục này, gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép đặt cơ quan đại diện
có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản báo chí;
b)[2] Bản sao có xác nhận của
cơ quan báo chí đối với Giấy phép hoạt động báo chí.
c) Sơ yếu lý lịch của người được cử làm người đứng
đầu cơ quan đại diện và phóng viên thường trú;
d) Danh sách nhân sự của cơ quan đại diện;
đ) Văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm của cơ quan đại diện;
e)[3] Bản sao có xác nhận của
cơ quan báo chí đối với Thẻ nhà báo của người đứng đầu cơ quan đại diện và
phóng viên thường trú.
Trong thời gian năm (5) ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra tính hợp lệ và hướng dẫn
cơ quan báo chí hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ
khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm
xem xét giải quyết để cơ quan báo chí được thành lập và tổ chức các hoạt động của
cơ quan đại diện tại địa phương. Trường hợp không đồng ý thì phải có văn bản trả
lời nêu rõ lý do.[4]
4. Hoạt động của Cơ quan đại diện, phóng viên
thường trú
a) Cơ quan đại diện chỉ được phép hoạt động sau
khi được Sở Thông tin và Truyền thông nơi đặt cơ quan đại diện đồng ý bằng văn
bản;
b) Hoạt động của cơ quan đại diện và phóng viên
thường trú phải đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm do cơ quan báo chí giao
và tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, các quy định pháp luật khác;
c) Cơ quan đại diện, phóng viên thường trú chịu
sự quản lý trực tiếp của cơ quan báo chí và chịu sự quản lý nhà nước về báo chí
của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương nơi đặt cơ quan đại diện,
cử phóng viên thường trú.
5. Đình chỉ hoạt động cơ quan đại diện, phóng
viên thường trú
a) Cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ngừng
hoạt động ngay sau khi cơ quan báo chí có cơ quan đại diện, phóng viên thường
trú trên địa bàn đã bị đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoặc thu hồi
Thẻ nhà báo (của phóng viên thường trú độc lập) theo quyết định của Bộ Thông
tin và Truyền thông;
b) Cơ quan đại diện bị thu hồi văn bản đồng ý
thành lập và đình chỉ hoạt động; phóng viên thường trú bị đình chỉ hoạt động khi
cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn vi phạm nghiêm trọng các
quy định của pháp luật.
6. Gửi văn bản thông báo về việc thành lập, đình
chỉ hoạt động cơ quan đại diện; cử và đình chỉ hoạt động của phóng viên thường
trú
a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có văn bản
đồng ý được thành lập, đình chỉ hoạt động cơ quan đại diện của Sở Thông tin và
Truyền thông nơi cơ quan báo chí đặt cơ quan đại diện hoặc khi cơ quan đại diện
chấm dứt hoạt động tại địa phương thì cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản
cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cử phóng
viên thường trú, phóng viên thường trú bị đình chỉ hoạt động hoặc chấm dứt hoạt
động tại địa phương thì cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Sở Thông
tin và Truyền thông nơi cơ quan báo chí cử phóng viên thường trú và Bộ Thông
tin và Truyền thông. Trong văn bản thông báo phải ghi rõ họ và tên, ngày,
tháng, năm sinh và số hiệu thẻ nhà báo của phóng viên thường trú.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN[5]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc
phát sinh, cần phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải
quyết.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Trung tâm Thông tin (để đăng lên Trang thông tin điện tử);
- Cục Báo chí;
- Lưu: VT, PC.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
Hà Nội, ngày
01 tháng 8 năm 2013
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Hưng
|
[1] Thông tư số
21/2011/TT-BTTTT ngày 13 tháng 7 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa
đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12
năm 2008 hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên
thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí và Quyết định số
28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo
chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước
ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm
1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm
1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26
tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư
13/2008/TT-BTTTT và Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT”
[2] Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 21/2011/TT-BTTTT ngày 13 tháng
7 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn việc thành lập
và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các
cơ quan báo chí và Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21 tháng 11 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ
rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của
các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2011.
[3] Điểm này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 21/2011/TT-BTTTT ngày 13 tháng
7 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn việc thành lập
và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các
cơ quan báo chí và Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21 tháng 11 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ
rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của
các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2011.
[4] Đoạn “Chậm nhất,
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Thông tin và Truyền
thông phải có văn bản trả lời để cơ quan báo chí được thành lập và tổ chức các
hoạt động của cơ quan đại diện tại địa phương. Trường hợp không đồng ý thì phải
có văn bản trả lời nêu rõ lý do.” Được thay thế bằng đoạn “Trong thời gian năm
(5) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Thông tin và Truyền thông kiểm
tra tính hợp lệ và hướng dẫn cơ quan báo chí hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ
khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm
xem xét giải quyết để cơ quan báo chí được thành lập và tổ chức các hoạt động của
cơ quan đại diện tại địa phương. Trường hợp không đồng ý thì phải có văn bản trả
lời nêu rõ lý do.” theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số
21/2011/TT-BTTTT ngày 13 tháng 7 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa
đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12
năm 2008 hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên
thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí và Quyết định số
28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo
chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước
ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 09 năm 2011.
[5] Điều 3 của Thông tư
số 21/2011/TT-BTTTT ngày 13 tháng 7 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa
đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12
năm 2008 hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên
thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí và Quyết định số
28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo
chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước
ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 09 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 9 năm 2011.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”