BỘ CÔNG AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2016/TT-BCA
|
Hà Nội, ngày
tháng năm 2016
|
DỰ THẢO
2
|
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CÓ KHẢ
NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG AN
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản
phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17
tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu
cần - Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định
việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thuộc trách
nhiệm quản lý của Bộ Công an.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này
quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu có khả
năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an tại thời điểm
trước khi thông quan (sau đây viết gọn là kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập
khẩu).
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này
áp dụng đối với:
1. Cơ quan
kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (sau đây viết gọn là cơ quan kiểm tra).
2. Công an
các đơn vị, địa phương được giao trách nhiệm nhập khẩu hàng hóa có khả năng gây
mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an; tổ chức, cá nhân nhập
khẩu được Công an các đơn vị, địa phương ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu; cơ
quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an (sau đây gọi chung là người nhập khẩu).
3. Công an
các đơn vị, địa phương.
4. Cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Điều
3. Đối tượng kiểm tra
1. Sản phẩm,
hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an
là trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật; vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhập khẩu vào Việt Nam (danh mục cụ thể theo quy định
tại Thông tư của Bộ Công an ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả
năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an, sau đây viết gọn
là Danh mục hàng hóa nhóm 2).
2. Trường hợp
hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều này (trừ vũ khí, vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ) là hành lý cá nhân; quà biếu, tặng; hàng mẫu để trưng bày, quảng cáo
hoặc để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; hàng hóa quá cảnh,
chuyển khẩu, đưa vào kho ngoại quan, tạm nhập, tái xuất không sử dụng ở Việt
Nam; hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh,
quốc phòng đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn,
công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu
chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực thì được miễn kiểm tra.
Điều
4. Cơ quan kiểm tra
1. Cục Quản
lý khoa học công nghệ và môi trường là cơ quan giúp Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật
thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa
nhóm 2.
2. Cục Quản
lý khoa học công nghệ và môi trường trực tiếp thực hiện việc kiểm tra hoặc chủ
trì, phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thuộc Bộ Công an và các cơ quan, tổ
chức chuyên ngành khác thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc
Danh mục hàng hóa nhóm 2.
Điều
5. Cơ sở thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Sản phẩm,
hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2 được kiểm tra chất lượng trên
cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia
trong lĩnh vực an ninh, tiêu chuẩn công bố áp dụng, biên bản của Hội đồng đánh
giá chất lượng hàng hóa, quy định về nhãn hàng hóa và quy định của pháp luật
khác có liên quan.
Chương
II
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều
6. Nội dung kiểm tra
Cơ quan kiểm
tra tiến hành kiểm tra theo các nội dung sau:
1. Kiểm tra
tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
2. Kiểm tra
kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa (đối với hàng hóa phải ghi nhãn) và
các tài liệu kèm theo hàng hóa nhập khẩu cần kiểm tra:
a) Kiểm tra
sự phù hợp của nội dung chứng chỉ chất lượng lô hàng nhập khẩu so với yêu cầu
của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong
lĩnh vực an ninh, tiêu chuẩn công bố áp dụng và các quy định hiện hành; kiểm
tra tính chính xác và thống nhất về thông tin của bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra
chất lượng;
b) Kiểm tra
về nhãn hàng hóa bao gồm:
- Kiểm tra vị
trí, màu sắc, kích thước và ngôn ngữ trình bày của nhãn;
- Kiểm tra
các nội dung bắt buộc ghi trên mẫu nhãn (và nhãn phụ) bao gồm tên sản phẩm,
hàng hóa, tên địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa nhập
khẩu; xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu và các nội dung khác quy định cho từng
loại hàng hóa;
- Kiểm tra sự
phù hợp của mẫu nhãn với hồ sơ nhập khẩu lô hàng.
c) Kiểm tra
việc thể hiện dấu hợp quy, hợp chuẩn được trình bày trực tiếp trên hàng hóa
nhập khẩu hoặc trên bao bì, nhãn gắn với hàng hóa nhập khẩu (nếu có).
3. Thử nghiệm
mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia
trong lĩnh vực an ninh, tiêu chuẩn công bố áp dụng khi cần thiết.
Điều
7. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
1. Hồ sơ đăng
ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (01 bộ) gồm:
a) 02 Giấy
đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 01/ĐKKT
ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 bản sao
chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu chứng chỉ chất lượng hàng
hóa;
c) 01 bản sao
chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau: hợp
đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu hoặc hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa nhập
khẩu, danh mục hàng hóa kèm theo (nếu có); vận đơn (có xác nhận của người nhập
khẩu); hóa đơn; tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ của hàng
hóa nhập khẩu; chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có), tiêu chuẩn công bố áp
dụng của người nhập khẩu; văn bản chấp thuận theo quy định của Bộ Công an đối
với hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2 mang đặc tính mới có khả
năng gây mất an toàn mà chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn
tương ứng;
d) 01 ảnh
hoặc bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu và nhãn phụ (nếu nhãn chính
chưa đủ nội dung theo quy định).
2. Tổ chức,
cá nhân nhập khẩu hàng hóa phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ
đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Điều
8. Các bước thực hiện kiểm tra
1. Cơ quan
kiểm tra tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra của người nhập khẩu, xem xét tính
hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, vào sổ đăng ký, ký tên và đóng dấu vào bản
đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu.
2. Cơ quan
kiểm tra thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo nội dung quy
định tại Điều 6 và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9, Điều 10,
Điều 11 Thông tư này.
Điều
9. Xử lý kết quả kiểm tra trong trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
hàng hóa đầy đủ
1. Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, hàng hóa đáp ứng các nội dung kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều
6 Thông tư này: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng
ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước
về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 03/TBKQKT ban hành kèm theo Thông
tư này, trong Thông báo ghi rõ hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng,
gửi tới người nhập khẩu và cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan,
thông quan cho hàng hóa nhập khẩu.
2. Trường hợp
hồ sơ đầy đủ nhưng hàng hóa không đáp ứng các nội dung kiểm tra theo quy định
tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này:
a) Nếu hàng
hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm
tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 03/TBKQKT ban hành
kèm theo Thông tư này, trong Thông báo ghi rõ hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng
yêu cầu chất lượng và nội dung không đáp ứng gửi tới người nhập khẩu để khắc
phục trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc. Sau khi người nhập khẩu
khắc phục được các nội dung nêu trong Thông báo, cơ quan kiểm tra mới
ra thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu
chất lượng;
b) Nếu hàng
hóa nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng nhập
khẩu hoặc không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia,
tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh, tiêu chuẩn công bố áp dụng thì cơ
quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa
nhập khẩu theo mẫu số 03/TBKQKT, trong Thông báo ghi rõ hàng hóa nhập khẩu
không đáp ứng yêu cầu chất lượng và nội dung không đạt yêu cầu gửi tới người
nhập khẩu, cơ quan hải quan. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu về chất
lượng, cơ quan kiểm tra báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo mẫu 04/BC ban hành
kèm theo Thông tư này để xử lý theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều
8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết gọn là Nghị định số
132/2008/NĐ-CP).
Điều
10. Xử lý kết quả kiểm tra trong trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
hàng hóa không đầy đủ
1. Trường hợp
hồ sơ không có chứng chỉ chất lượng thì cơ quan kiểm tra yêu cầu người nhập
khẩu lựa chọn một trong số tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định (là cơ
quan chuyên ngành thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan, tổ chức chuyên ngành khác phù
hợp) hoặc cơ quan kiểm tra đề xuất cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng
đánh giá chất lượng hàng hóa nhập khẩu (đối với hàng hóa nhập khẩu mang đặc
tính mới có khả năng gây mất an toàn mà chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ
thuật, tiêu chuẩn tương ứng) thực hiện việc đánh giá chất lượng. Hội đồng đánh
giá chất lượng sản phẩm bao gồm một hoặc các thành viên của cơ quan kiểm tra và
thành viên của cơ quan chuyên ngành thuộc Bộ công an hoặc cơ quan chuyên ngành
khác liên quan đến hàng hóa nhập khẩu cần kiểm tra. Căn cứ vào kết quả đánh giá
chất lượng, cơ quan kiểm tra tiến hành xử lý như sau:
a) Nếu kết
quả đánh giá chất lượng là hàng hóa đáp ứng các nội dung kiểm tra thì cơ quan
kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập
khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
b) Nếu kết
quả đánh giá chất lượng là hàng hóa không đáp ứng các nội dung kiểm tra thì cơ
quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa
nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng và xử lý theo quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
2. Trường hợp
hồ sơ thiếu một trong các thành phần hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản
1 Điều 7 Thông tư này thì cơ quan kiểm tra xác nhận thành phần hồ sơ còn
thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ gửi tới người nhập khẩu để hoàn thiện hồ sơ trong
thời hạn 05 ngày làm việc. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau
khi người nhập khẩu hoàn thiện hồ sơ.
Quá thời hạn
bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà
nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, trong thông báo ghi rõ lô hàng không
hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, gửi tới người nhập khẩu và cơ quan hải quan.
Điều
11. Áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra
1. Trường hợp
cơ quan kiểm tra quyết định áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra đối với hàng
hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 8 Nghị định số
132/2008/NĐ-CP hoặc hàng hóa nhập khẩu có khiếu nại, tố cáo về kết quả đánh giá
sự phù hợp, cơ quan kiểm tra lập đoàn kiểm tra, tiến hành lấy mẫu để thử nghiệm
và xử lý theo các bước như sau:
a) Cơ quan
kiểm tra lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với số
lượng đủ (theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc theo yêu cầu của tổ chức thử
nghiệm đối với mỗi loại hàng hóa), lập biên bản lấy mẫu đối với hàng hóa theo
mẫu số 05a/BBLM ban hành kèm Thông tư này, niêm phong mẫu bằng tem theo mẫu số 05b/TNPM
ban hành kèm Thông tư này và gửi đến tổ chức thử nghiệm được chỉ định để thử
nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra.
Trường hợp
mẫu hàng hóa cồng kềnh, khó khăn trong việc di chuyển thì đoàn kiểm tra phối
hợp với tổ chức thử nghiệm được chỉ định tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm và kiểm
tra tại nơi lưu giữ hàng hóa;
b) Căn cứ vào
kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra đánh giá sự phù hợp của hàng hóa kiểm tra,
báo cáo và đề xuất cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý. Trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền, cơ
quan kiểm tra gửi kết quả thử nghiệm mẫu và thông báo phương án xử lý tới người
nhập khẩu, người khiếu nại, tố cáo để biết, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ
theo quy định.
2. Trường hợp
người nhập khẩu hàng hóa không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu thì trong
thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thử nghiệm mẫu, người
nhập khẩu có thể đề nghị bằng văn bản đối với cơ quan kiểm tra tiến hành thử
nghiệm lại đối với mẫu lưu ở một tổ chức thử nghiệm khác được chỉ định. Kết quả
đánh giá sự phù hợp này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp theo.
Điều
12. Lệ phí, chi phí, việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện kiểm tra chất
lượng hàng hóa nhập khẩu
1. Lệ phí
thực hiện kiểm tra về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định
pháp luật hiện hành về phí và lệ phí.
2. Chi phí
thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại
Điều 37 Luật chất lượng hàng hóa. Trường hợp cơ quan kiểm tra áp dụng biện pháp
tăng cường kiểm tra theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, căn cứ vào kết quả
thử nghiệm, kết quả đánh giá sự phù hợp thì chi phí để thực hiện biện pháp tăng
cường kiểm tra được chi trả như sau:
a) Nếu kết
quả thử nghiệm cho thấy hàng hóa nhập khẩu là không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an
ninh, tiêu chuẩn công bố áp dụng thì người nhập khẩu phải nộp trả chi phí lấy
mẫu, thử nghiệm để kiểm tra cho người nhập khẩu;
b) Nếu kết
quả thử nghiệm cho thấy hàng hóa nhập khẩu là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh, tiêu
chuẩn công bố áp dụng thì:
- Cơ quan
kiểm tra phải chi trả chi phí thành lập đoàn kiểm tra, lấy mẫu và thử nghiệm để
kiểm tra trong trường hợp cơ quan kiểm tra áp dụng biện pháp tăng cường kiểm
tra đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP;
- Người khiếu
nại, tố cáo phải chi trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm hàng hóa và thanh toán
công tác phí cho đoàn kiểm tra trong trường hợp khiếu nại, tố cáo về kết quả
đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa nhập khẩu;
c) Trường hợp
người nhập khẩu hàng hóa không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu và đề nghị
thử nghiệm lại theo quy định tại khoản 2 Điều 11 thì chi phí thử nghiệm, đánh
giá lại sự phù hợp do người nhập khẩu chi trả.
3. Việc quản
lý và sử dụng kinh phí thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực
hiện theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước đối với
hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều
13. Trách nhiệm của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật
1. Chỉ định
tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản
lý của Bộ Công an theo ủy quyền của đồng chí Bộ trưởng.
2. Ra quyết
định thừa nhận các tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa nhập
khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.
3. Thành lập
hội đồng đánh giá chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều
10; thành lập đoàn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản
1 Điều 11 Thông tư này.
4. Chỉ đạo,
ra quyết định xử lý các trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chất lượng
theo báo cáo, đề xuất của Cục Quản lý Khoa học Công nghệ và Môi trường. Trường
hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
Điều
14. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khoa học Công nghệ và Môi trường
1. Là cơ quan
tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra, trực tiếp kiểm tra hoặc chủ trì, phối hợp với
cơ quan chuyên ngành thuộc Bộ Công an và cơ quan chuyên ngành khác thực hiện
việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu; xử lý thông tin, báo cáo Tổng cục
Hậu cần - Kỹ thuật về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa theo
mẫu số 06/BC ban hành kèm Thông tư này.
2. Tham mưu,
đề xuất cho lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật thực hiện các quy định tại
Điều 13 Thông tư này.
3. Trường hợp
hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh, tiêu chuẩn
công bố áp dụng nếu phải áp dụng biện pháp buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy lô
hàng hóa hoặc phải tạm dừng nhập khẩu loại hàng hóa đó thì Cục Quản lý Khoa học
Công nghệ và Môi trường báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để chuyển hồ sơ kiểm
tra có vi phạm về chất lượng cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
4. Trường hợp
hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh, tiêu chuẩn
công bố áp dụng nếu phải áp dụng biện pháp xử lý tái chế thì Cục Quản lý Khoa
học Công nghệ và Môi trường báo cáo cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
tái chế trên cơ sở đề xuất phương án tái chế của người nhập khẩu.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này
có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. năm 2016 thay thế những nội dung về kiểm
tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an tại
Thông tư số 50/2010/TT-BCA ngày 16/11/2010 quy định về quản lý chất lượng hàng
hóa mua sắm, nhập khẩu trong Công an nhân dân.
Điều
17. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục
trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị
trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, người nhập khẩu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu
có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá
nhân phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật) để kịp thời hướng
dẫn.
Nơi nhận:
-
Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công an;
- Công báo nội bộ;
- Lưu: VT, H46, V19.
|
BỘ TRƯỞNG
Thượng
tướng Tô Lâm
|