BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2016/TT-BTTTT
|
Hà Nội, ngày
tháng năm 2016
|
DỰ THẢO
|
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH
Căn cứ Luật bưu chính ngày 17 tháng 6 năm
2010;
Căn cứ Luật thống kê 2015;
Căn cứ Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17
tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số nội dung
của Luật bưu chính;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng
10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 24/9/2015
của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công
ích trong hoạt động phát hành báo chí;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bưu chính,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành Thông tư quy định về điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công ích.
Chương
I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn
việc điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công ích để xác định sản lượng, giá
cước bình quân và mức độ sai khác của báo cáo thống kê.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng
đối với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (viết tắt là Bưu điện Việt Nam) và các
tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công
ích.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
Trong Thông tư này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều tra thống kê là hình
thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo
phương pháp khoa học, thống nhất được xác định trong phương án điều
tra thống kê cho mỗi lần điều tra.
2. Bưu cục ngoại dịch là địa điểm làm thủ tục hải quan đối
với bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu và là nơi trao đổi các túi, gói bưu
phẩm, bưu kiện quốc tế.
Điều 4. Nguyên tắc
xác định sản lượng và giá cước bình quân dịch vụ bưu chính công ích.
1. Sản lượng dịch vụ
thư cơ bản trong nước và quốc tế (đơn vị tính là cái) được xác định dựa trên cơ
sở tính toán số liệu từ báo cáo thống kê hàng năm của Bưu điện Việt Nam theo
quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kết quả điều tra thống kê hàng
năm.
2. Sản lượng dịch vụ
phát hành các loại báo/tạp chí qua mạng bưu chính công cộng (đơn vị tính là tờ/cuốn)
được thực hiện theo các quy định tại Quyết định 45/2015/QĐ- TTg ngày 24/9/2015
của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công
ích trong hoạt động phát hành báo chí (sau đây gọi tắt là dịch vụ phát hành
báo) được xác định dựa trên số liệu báo cáo thống kê.
3. Giá cước bình quân
một cái thư cơ bản trong nước được xác định dựa trên cơ sở tổng hợp, tính toán
số liệu từ kết quả điều tra thống kê.
4. Giá cước bình quân
một cái thư cơ bản quốc tế được xác định dựa trên cơ sở tổng hợp, tính toán số
liệu từ kết quả điều tra thống kê và giá cước thanh toán giữa Việt Nam và các
nước theo quy định hiện hành của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) cho mỗi
kilôgam (kg) thư.
5. Mức độ sai khác
của báo cáo thống kê dịch vụ bưu chính công ích (đơn vị tính là %) được xác
định dựa trên kết quả đối chiếu giữa số liệu trên các báo cáo tổng hợp và số
liệu trên các báo cáo, sổ sách chi tiết, chứng từ giao nhận (sau đây gọi tắt là
tài liệu, chứng từ) tại các đơn vị được lựa chọn điều tra.
6. Số cái thư bình
quân trong một kilôgam thư là số nguyên dương. Nếu số cái thư bình quân trong
một kilôgam thư theo tính toán là số thập phân thì làm tròn thành số nguyên
theo nguyên tắc làm tròn số thập phân: kết quả sau dấu phẩy lớn hơn hoặc bằng
năm (05) thì số liệu được làm tròn lên; kết quả sau dấu phẩy nhỏ hơn năm (05)
thì số liệu được làm tròn xuống.
Chương
II
QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Mục
1. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH
Điều 5. Mục tiêu, yêu
cầu và phương pháp điều tra thống kê
1. Mục tiêu điều tra
thống kê
a) Xác định chỉ tiêu
số cái thư bình quân trong một kilôgam thư (đơn vị tính là cái) và chỉ tiêu giá
cước bình quân một cái thư (đơn vị tính là đồng Việt Nam), đối với:
- Dịch vụ thư cơ bản
trong nước đến 2 kg;
- Dịch vụ thư cơ bản
quốc tế từ Việt Nam đi các nước đến 2 kg;
- Dịch vụ thư cơ bản
quốc tế từ các nước đến Việt Nam đến 2 kg.
b) Xác định tỷ lệ
chênh lệch về sản lượng theo báo cáo thống kê (sau đây gọi tắt là tỷ lệ chênh
lệch), đối với:
- Dịch vụ thư cơ bản
trong nước đến 2 kg;
- Dịch vụ thư cơ bản
quốc tế từ Việt Nam đi các nước đến 2 kg;
- Dịch vụ thư cơ bản
quốc tế từ các nước đến Việt Nam đến 2 kg;
- Dịch vụ phát hành
báo.
c) Xác định các chỉ
tiêu khác theo yêu cầu của Nhà nước trong từng kỳ điều tra thống kê.
2. Yêu cầu điều tra
thống kê
a) Các chỉ tiêu điều
tra thống kê phải được phản ánh trung thực, chính xác và đầy đủ trên biểu mẫu;
b) Việc ghi chép, thu
thập, tổng hợp số liệu điều tra thống kê phải đảm bảo tính chính xác, không
được tính trùng hoặc bỏ sót;
c) Việc chọn mẫu điều
tra phải mang tính khách quan và đủ số lượng mẫu theo yêu cầu.
3. Phương pháp điều
tra thống kê
Việc điều tra thống
kê được thực hiện bằng phương pháp điều tra chọn mẫu.
Điều 6. Xác định mẫu
điều tra thống kê
1. Mẫu điều tra thống
kê để xác định các chỉ tiêu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 như sau:
a) Địa điểm điều tra
thống kê:
- Đối với dịch vụ thư
cơ bản trong nước: Điều tra thống kê tại ít nhất bảy (07) trung tâm khai thác
cấp tỉnh của Bưu điện Việt Nam, trong đó hai (02) trung tâm khai thác
cấp tỉnh bắt buộc là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các trung tâm khai thác cấp
tỉnh khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định hàng năm theo tiêu chí mẫu
điều tra trải đều trên toàn quốc và đại diện các vùng, miền.
- Đối với dịch vụ thư
cơ bản quốc tế: Điều tra thống kê tại các bưu cục ngoại dịch của Bưu điện Việt Nam.
b) Khối lượng thư
điều tra thống kê:
- Đối với dịch vụ thư
cơ bản trong nước: Mỗi ngày trong kỳ điều tra thống kê, thực hiện điều tra 10
kg thư tại mỗi địa điểm điều tra thống kê được lựa chọn.
- Đối với dịch vụ thư
cơ bản quốc tế: Mỗi ngày trong kỳ điều tra thống kê, thực hiện điều tra 20 kg
thư đối với mỗi loại chỉ tiêu điều tra thống kê.
- Trường hợp khối
lượng thư điều tra không đủ so với yêu cầu nêu trên thì thực hiện điều tra
thống kê toàn bộ khối lượng thư thực tế trong ngày.
2. Mẫu điều tra thống
kê để xác định các chỉ tiêu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 như sau:
a) Địa điểm điều tra
thống kê:
- Đối với dịch vụ thư
cơ bản trong nước và dịch vụ phát hành báo: Điều tra thống kê tại ít nhất bảy
(07) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tại mỗi tỉnh, thành phố, thực hiện
điều tra thống kê tại 100% bưu cục giao dịch cấp tỉnh, 10% bưu cục giao dịch
cấp quận, 5% bưu cục giao dịch khác và 10% đơn vị thống kê cấp quận.
Tỉnh, thành phố được
lựa chọn điều tra thống kê theo tiêu chí trải đều trên toàn quốc và đại diện
cho các vùng, miền.
- Đối với với dịch vụ
thư cơ bản quốc tế: Điều tra thống kê tại tất cả các bưu cục ngoại dịch của Bưu
điện Việt Nam.
b) Tài liệu điều tra
thống kê: Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định chọn báo cáo thống kê của
tháng bất kỳ (trước kỳ điều tra thống kê) để thực hiện việc điều tra.
Điều 7. Thời gian
điều tra thống kê
Việc điều tra thống
kê được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần vào quý II hoặc quý III. Mỗi kỳ điều
tra thống kê thực hiện ít nhất năm (05) ngày làm việc, liên tục từ thứ hai đến
thứ sáu.
Điều 8. Tổ chức điều
tra thống kê
1. Việc điều tra
thống kê được thực hiện theo quyết định, phương án của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
2. Nội dung phương án
điều tra thống kê:
a) Mục đích điều tra;
b) Đối tượng, đơn vị
và phạm vi điều tra ;
c) Nội dung điều tra;
d) Thời gian điều
tra;
đ) Mẫu điều tra;
e) Kinh phí điều tra.
3. Thành phần đoàn
điều tra:
a) Đại diện Bộ Thông
tin và Truyền thông;
b) Đại diện Sở Thông
tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được lựa chọn
điều tra;
c) Đại diện Bưu điện
Việt Nam.
Điều 9. Cách thức
điều tra thống kê
Trong kỳ điều tra
thống kê, hằng ngày, tại từng địa điểm điều tra thống kê được lựa chọn, người
tham gia điều tra thực hiện các công việc chính sau đây:
1. Đối với các chỉ
tiêu thống kê quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5:
a) Cân ngẫu nhiên
khối lượng thư cần điều tra theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư
này;
b) Đếm tổng số cái
thư trong khối lượng thư được lựa chọn;
c) Ghi chép chi tiết
thông tin vào các mẫu CI-1 và CI-2 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với các chỉ
tiêu thống kê quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5:
a) Tại bưu cục giao
dịch:
- Đối chiếu số liệu
của báo cáo tổng hợp với số liệu trên các tài liệu, chứng từ tại bưu cục giao
dịch đó.
- Ghi kết quả điều
tra vào mẫu CI-6 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tại đơn vị thống
kê cấp quận:
- Đối chiếu số liệu
trên báo cáo tổng hợp cấp quận với số liệu trên các báo tổng hợp từ các điểm
phục vụ gửi về.
- Ghi kết quả điều
tra vào mẫu CI-7 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Tại bưu cục ngoại
dịch:
- Đối chiếu giữa số
liệu trên báo cáo tổng hợp với số liệu trên tài liệu, chứng từ tại bưu cục
ngoại dịch đó.
- Ghi kết quả điều
tra vào mẫu CI-8 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
10: Tổng hợp kết quả điều tra thống kê
1. Đối với các chỉ
tiêu thống kê quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5:
Từ kết quả điều tra
hàng ngày của tất cả các tỉnh, thành phố được lựa chọn điều tra, đoàn điều tra
tổng hợp, tính toán và ghi chép vào mẫu CI-3, CI-4 và CI-5 tại phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư này.
2. Đối với các chỉ
tiêu thống kê quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5:
Từ kết quả điều tra
thống kê hằng ngày của tất cả các tỉnh, thành phố được lựa chọn điều tra, đoàn
điều tra tổng hợp, tính toán và ghi chép vào mẫu CI-9, CI-10 và CI-11 tại phụ
lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
11. Xác định các chỉ tiêu điều tra thống kê trong một kỳ điều tra
1. Số cái thư bình
quân trong một kilôgam thư được tính riêng cho từng dịch vụ quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 5.
Số cái thư bình quân
trong một kilôgam thư (=) Tổng số cái thư được kiểm đếm (:) Tổng khối lượng thư
được lựa chọn điều tra.
2. Giá cước bình quân
một cái thư cơ bản trong nước
Trong đó:
: Là giá cước bình quân một cái
thư.
: Là giá cước thư ở nấc cước thứ i
(i = 1, n) ; n là số lượng nấc cước thư được kiểm đếm.
: Là số cái thư được kiểm đếm ở nấc
cước thứ i.
3. Giá cước bình quân
một cái thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước
Giá cước bình quân
một cái thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước (=) Giá cước bình quân một
cái thư được kiểm đếm (-) Giá cước bình quân một cái thư dùng để thanh toán
giữa Việt Nam và các nước theo quy định hiện hành của UPU.
Trong đó:
Giá cước bình quân
một cái thư được kiểm đếm: Áp dụng công thức như công thức quy định tại khoản 2
Điều này.
Giá cước bình quân một
cái thư dùng để thanh toán giữa Việt Nam và các nước theo quy định hiện hành
của UPU (=) Giá cước thanh toán giữa Việt Nam và các nước cho một kilôgam thư
theo quy định hiện hành của UPU (:) số cái thư bình quân trong một kilôgam thư
được xác định trong kỳ điều tra.
4. Giá cước bình quân
một cái thư cơ bản quốc tế từ các nước đến Việt Nam (=) Giá cước thanh toán
giữa Việt Nam và các nước cho một kilôgam thư theo quy định hiện hành của UPU
(:) Số cái thư bình quân trong một kilôgam thư được xác định trong kỳ điều tra.
5. Tỷ lệ chênh lệch
về sản lượng theo báo cáo thống kê
a) Đối với dịch vụ
thư cơ bản quốc tế:
Tỷ lệ chênh lệch
trong cả nước (=) Tổng các số liệu trên các báo cáo tổng hợp của tất cả các bưu
cục ngoại dịch (:) Tổng các số liệu trên các tài liệu, chứng từ tại các bưu cục
ngoại dịch đó.
b) Đối với dịch vụ
thư cơ bản trong nước và dịch vụ phát hành báo:
Tỷ lệ chênh lệch
trong cả nước (=) Bình quân gia quyền theo sản lượng các tỷ lệ chênh lệch của
tỉnh, thành phố được lựa chọn điều tra.
Trong đó:
Tỷ lệ chênh lệch từng
tỉnh, thành phố (=) [Tổng sản lượng trên báo cáo tổng hợp cấp quận (:) Tổng sản
lượng trên tài liệu, chứng từ tại cấp quận] (x) [Tổng sản lượng trên báo cáo
tổng hợp của các bưu cục giao dịch được lựa chọn điều tra (:) Tổng sản lượng trên
tài liệu, chứng từ tại các bưu cục đó].
Mục
2. XÁC ĐỊNH GIÁ CƯỚC BÌNH QUÂN, MỨC ĐỘ SAI KHÁC VÀ SẢN LƯỢNG
Điều
12. Xác định giá cước bình quân một cái thư cơ bản trong nước và quốc tế
Giá cước bình quân
một cái thư cơ bản trong nước và quốc tế (=) Trung bình cộng giá cước bình quân
một cái thư cơ bản trong nước và quốc tế tương ứng được xác định trong các kỳ
điều tra thống kê.
Điều
13. Mức độ sai khác của báo cáo thống kê
1. Mức độ sai khác
trong một năm của báo cáo thống kê (=) trị tuyệt đối của [1 (-) tỷ lệ chênh
lệch trong cả nước].
Trường hợp trong một
năm thực hiện nhiều kỳ điều tra thống kê thì tỷ lệ chênh lệch trong cả nước (=)
Trung bình cộng các tỷ lệ chênh lệch được xác định trong các kỳ điều tra thống
kê.
2. Mức độ sai khác
trong một năm của báo cáo thống kê được xác định riêng cho từng dịch vụ quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
Điều
14. Xác định sản lượng dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế
1. Sản lượng dịch vụ
thư cơ bản trong nước và quốc tế (đơn vị tính là cái) (=) Số cái thư bình quân
trong một kilôgam thư (x) Khối lượng thư của dịch vụ tương ứng (đơn vị tính là
kg).
2. Trường hợp mức độ
sai khác của báo cáo thống kê (≤) 03 % thì khối lượng thư nêu tại khoản 1 nêu
trên (=) Khối lượng theo báo cáo thống kê hàng năm của Bưu điện Việt Nam.
3. Trường hợp mức độ
sai khác của báo cáo thống kê (>) 03 % thì khối lượng thư nêu tại khoản 1
nêu trên (=) Khối lượng theo báo cáo thống kê hàng năm của Bưu điện Việt Nam
(:) tỷ lệ chênh lệch trong cả nước.
Điều
15. Xác định sản lượng dịch vụ phát hành báo
1. Sản lượng dịch vụ
phát hành báo (=) Sản lượng theo báo cáo thống kê hàng năm của Bưu điện Việt
Nam lập trong trường hợp mức độ sai khác của báo cáo thống kê (≤) 03 %.
2. Sản lượng dịch vụ
phát hành báo (=) Sản lượng theo báo cáo thống kê hàng năm của Bưu điện Việt Nam
lập (:) tỷ lệ chênh lệch trong cả nước trong trường hợp mức độ sai khác của báo
cáo thống kê (>) 03 %.
Chương
III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều
16. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1.Bộ Thông tin và Truyền thông có trách
nhiệm:
- Xây dựng phương án điều tra thống kê, xác
định các chỉ tiêu cần điều tra để ban hành quyết định điều tra thống kê trong
năm và được
đảm bảo kinh phí thực hiện công tác điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công
ích trong kế hoạch chi hàng năm của đơn vị.
- Thông báo, hướng dẫn cho các Sở
Thông tin và Truyền thông lập dự toán kinh phí điều tra thống kê.
2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
- Tham gia điều tra thống kê theo quyết định
của Bộ Thông tin và Truyền thông trong từng kỳ điều tra;
- Lập dự toán kinh phí theo hướng dẫn của Bộ
Thông tin và Truyền thông để triển khai thực hiện
3. Bưu chính Việt Nam
có trách nhiệm:
- Chỉ đạo, hướng dẫn,
đôn đốc các đơn vị thực hiện việc điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công ích.
- Tham gia các kỳ
điều tra thống kê theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thực hiện việc báo
cáo thống kê theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Điều
17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2016. Bãi bỏ Thông tư số 20/2009/TT-BTTTT
ngày 28/5/2009 quy định về báo cáo thống kê và điều tra thống kê dịch vụ bưu
chính công ích.
2. Trong quá trình
triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, bổ
sung, sửa đổi./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và
các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng; Văn phòng TBT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án
nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực
thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT Chính phủ, Công báo;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan đơn
vị thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, BC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Hồng
|
PHỤ LỤC
(Ban
hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BTTTT ngày / /2016 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông)
Gồm các mẫu sau:
1. Mẫu CI-1: Điều tra
thống kê dịch vụ thư cơ bản trong nước.
2. Mẫu CI-2: Điều tra
thống kê dịch vụ thư cơ bản quốc tế.
3. Mẫu CI-3: Tổng hợp
kết quả điều tra thống kê dịch vụ thư trong nước.
4. Mẫu CI-4: Tổng hợp
kết quả điều tra thống kê dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam
đi các nước.
5. Mẫu CI-5: Tổng hợp
các kết quả điều tra thống kê dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ các nước đến Việt Nam.
6. Mẫu CI-6: Điều tra
tại bưu cục giao dịch dịch vụ thư cơ bản trong nước và dịch vụ phát hành báo.
7. Mẫu CI-7: Điều tra
tại đơn vị thống kê cấp quận dịch vụ thư cơ bản trong nước và dịch vụ phát hành
báo.
8. Mẫu CI-8: Điều tra
tại bưu cục ngoại dịch dịch vụ thư cơ bản quốc tế.
9. Mẫu CI-9: Tổng hợp
điều tra của tỉnh, thành phố dịch vụ thư cơ bản trong nước và dịch vụ phát hành
báo.
10. Mẫu CI-10: Tổng
hợp điều tra trong cả nước dịch vụ thư cơ bản trong nước và dịch vụ phát hành
báo.
11. Mẫu CI-11: Tổng
hợp điều tra trong cả nước dịch vụ thư cơ bản quốc tế.