BỘ
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
32-TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 27 tháng 11 năm 1985
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ Y TẾ - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 32-TT/LB NGÀY 27
THÁNG 11 NĂM 1985 QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN THƯƠNG TẬT 4 HẠNG (MỚI) VÀ HƯỚNG DẪN
CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÁC HẠNG THƯƠNG TẬT CŨ, CÁCH KHÁM GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT THEO CÁC
HẠNG THƯƠNG TẬT MỚI
Trong hơn 30 năm nay việc khám
giám định thương tật cho thương binh, những người bị thương được hưởng chính
sách như thương binh, công nhân viên chức Nhà nước bị tai nạn lao động, và một
số đối tượng bị tai nạn, thương tật có liên quan đến công tác bảo hiểm, pháp
y... đều căn cứ vào hai tiêu chuẩn thương tật 6 hạng và 8 hạng.
Tiêu chuẩn định hạng thương tật
6 hạng ban hành kèm theo Nghị định số 18-NĐ ngày 17-11-1954 của Liên Bộ Thương
binh - Y tế - Quốc phòng - Tài chính và được bổ sung, sửa đổi tại Thông tư liên
Bộ Y tế - Nội vụ số 10-TT/LB ngày 7-5-1962.
Tiêu chuẩn thương tật 8 hạng được
quy định tại Điều 9 của Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân
nhân (ban hành kèm theo Nghị định số 161-CP ngày 30-10-1964 của Hội đồng Chính
phủ) và Thông tư hướng dẫn số 287-LB/QP ngày 12-11-1965 của liên Bộ Nội vụ - Y
tế - Quốc phòng - Công an.
Sau ngày giải phóng miền Nam và
thống nhất đất nước. Bảng tỷ lệ thương tật 8 hạng đã được sửa đổi và bổi sung,
(ban hành kèm theo Thông tư số 32-BYT/TT ngày 23-8-1976 của Bộ Y tế) được áp dụng
thống nhất trong cả nước, kể cả trong các lực lượng vũ trang.
Nhờ có các tiêu chuẩn nói trên,
việc khám xếp hạng thương tật và giải quyết chế độ trợ cấp được tiến hành thuận
lợi, kịp thời, đúng với tinh thần chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước trong
từng thời kỳ cách mạng.
Nhưng vì ban hành đã lâu nên các
tiêu chuẩn nói trên không tránh khỏi một số thiếu sót như cách phân hạng và vận
dụng không thống nhất, nội dung còn thiếu các hình thái, mức độ di chứng của tổn
thương, đặc biệt là các tổn thương chức năng (do sự phát triển ngày càng phong
phú, tinh vi của các tác nhân gây ra tổn thương như hoa khí các loại, sóng nổ,
chất độc hoá học, các hình thức tra tấn của địch v.v...) chưa đánh giá đúng mức
khả năng lao động đã mất đi và phần còn lại do thương tật gây ra đối với nghề
nghiệp của thương binh, cũng như đối với lao động phổ thông đang chiếm ưu thế ở
nước ta hiện nay (lao động nông nghiệp, lao động đơn giản, lao động tiểu thủ
công nghiệp...); chưa có sự tương xứng giữa tỷ lệ mất sức lao động do thương tật
và do các nguyên nhân khác như bệnh tật, bệnh nghề nghiệp; các tiêu chuẩn cũ
chia làm nhiều hạng quá; chế độ đãi ngộ còn mang tính chất bình quân, tủn mủn,
chi li, có chỗ chưa phù hợp với trách nhiệm của Nhà nước và xã hội, mặt khác
quyền lợi và nghĩa vụ lao động của người bị thương đối với xã hội, gia đình và
bản thân họ cũng chưa được xác định đầy đủ và bổ sung kịp thời.
Để phù hợp với sự phát triển của
cách mạng nước ta trong giai đoạn mới, để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ VIII (khoá V) về giá - lương - tiền và các Nghị định
của Hội đồng Bộ trưởng số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 về cải tiến chế độ tiền lương
đối với công nhân viên chức Nhà nước và các lực lương vũ trang; số 236-HĐBT
ngày 18-9-1985 về việc bổ sung, sửa đổi một số chế độ chính sách về thương binh
và xã hội, căn cứ vào Quyết định số 135-CP ngày 4-8-1976 của Hội đồng Chính phủ
về sửa đổi thủ tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành tiêu chuẩn xếp hạng thương tật
mới; sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Tổng Công đoàn
Việt Nam..., Liên Bộ Y tế - Thương binh và Xã hội ban hành Bảng tiêu chuẩn
thương tật 4 hạng (mới) để thay thế cho các tiêu chuẩn phân hạng thương tật 6 hạng
và 8 hạng (cũ), đồng thời hướng dẫn cách chuyển đổi các hạng thương tật cũ sang
các hạng thương tật mới và cách khám giám định theo tiêu chuẩn thương tật mới
như sau:
I.VỀ NỘI DUNG BĂNG TIÊU CHUẨN THƯƠNG TẬT 4 HẠNG
(Kèm
theo phụ lục nội dung chi tiết từng hạng thương tật)
1- Bảng tiêu chuẩn thương tật 4
hạng (mới) được sắp xếp theo thứ tự từ loại nặng đến loại nhẹ và quy định về
tên gọi nội dung khái quát như sau:
- Hạng I (Hạng nhất): Mất từ 81%
đến 100% sức khoẻ lao động do thương tật.
Tiêu chuẩn cơ bản để xếp vào hạng
I là có huỷ hoại trầm trọng và kéo dài về giải phẫu - chức năng làm mất hoàn
toàn và vĩnh viễn khả năng lao động, hoặc có tiến lượng xấu đe doạ đến sinh mạng.
Thương binh không những không lao động hoặc công tác được mà còn không tự phục
vụ được bản thân trong mọi sinh hoạt hàng ngày, do đó cần phải có người thường
xuyên giúp đỡ, chăm sóc hoặc theo dõi liên tục.
- Hạng II (hạng nhì): Mất từ 61%
đến 80% sức lao động do thương tật.
Tiêu chuẩn cơ bản để xếp vào hạng
II là có tổn thương nặng nề và kéo dài về giải phầu - chức năng, đồng thời có tổn
thương sâu sắc về mặt tâm lý và xã hội làm mất gần hoàn toàn và lâu dài khả
năng lao động. Nói chung, thương binh không tiếp tục lao động hay công tác được
(hoặc chỉ tham gia lao động trong điều kiện có tổ chức riêng biệt), nhưng vẫn tự
mình bảo đảm nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, không cần nhiều đến sự giúp đỡ, chăm
sóc hoặc theo dõi thường xuyên của người khác.
- Hạng III (hạng ba): Mất từ 41%
đến 60% sức lao động do thương tật.
Tiêu chuẩn cơ bản để xếp vào hạng
III là có tổn thương rõ rệt, mức độ trung bình về giải phẫu - chức năng, có thể
kèm tổn thương quan trọng về mặt tâm lý và xã hội, làm ảnh hưởng nhiều đến sức
khoẻ, khả năng lao động và sinh hoạt xã hội. Nói chung, thương bình còn khả
năng tham gia lao động hoặc công tác, nhưng cần có điều kiện lao động hoặc công
tác phù hợp, hoặc giảm bớt thời gian, định mức lao động trong ngày, (trong tuần),
hoặc cần có các trang bị, phương tiện hỗ trợ để duy trì sức khoẻ và hoạt động
lâu dài.
- Hạng IV (hạng tư): mất từ 21%
đến 40% sức lao động do thương tật.
Tiêu chuẩn cơ bản để xếp vào hạng
IV là có tổn thương nhẹ về giải phẫu - chức năng, có thể kèm tổn thương về mặt
tâm lý và xã hội. Nói chung, khả năng lao động của thương binh có bị giảm sút,
hạn chế một phần nhưng mọi hoạt động của cơ thể ở trạng thái gần như bình thường
hoặc được bù trừ vĩnh viễn, lâu dài. Một số thương binh trong hạng này có thể
phải thay đổi nghề nghiệp, thay đổi điều kiện, môi trường lao động, hoặc giảm
nhẹ khối lượng lao động như hạng III.
Các sắp xếp từ nặng đến nhẹ còn
thể hiện trong nội dung chi tiết của các di chứng thương tật ghi trong bảng
tiêu chuẩn.
2. Mỗi di chứng chấn thương (có ảnh
hưởng đến sinh mệnh, lao động, sinh hoạt...) trong bảng tiêu chuẩn thương tật 4
hạng vừa được xác định tỷ lệ phần trăm thương tật, vừa được xếp vào hạng tương ứng.
Mục đích là để không bỏ xót những vết thương dù nhẹ, đồng thời giúp cho việc
đánh giá khi khám giám định được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, vì giám định
viên và Hội đồng giám định y khoa vừa phải liên hệ với nguyên tắc, tiêu chuẩn
phân hạng khái quát đã nói ở trên, vừa dễ dàng vận dụng đối với những mức độ biểu
hiện cụ thể của di chứng thương tật (trong trường hợp tỷ lệ phần trăm thương tật
có khoảng cách tối thiểu - tối đa rộng, nằm trong hai hạng thương tật). Hơn nữa,
đối với những trường hợp có nhiều vết thương (nặng, nhẹ khác nhau) thì thương
binh cũng không bị thiệt khi hội đồng tổng hợp tỷ lệ phần trăm thương tật chung
để xếp vào hạng tương ứng.
3. Bảng tiêu chuẩn thương tật 4
hạng vẫn giữ cách sắp xếp các di chứng chấn thương theo từng khu vực (giải phẫu
định khu), từng cơ quan chức năng như bảng tỷ lệ thương tật 8 hạng cũ.
Cụ thể như sau:
- Chấn thương cơ quan vận động
(chi trên, chi dưới, cột sống).
- Chấn thương sọ não. Rối loạn
chức năng thần kinh - tâm thần chấn thương.
- Chấn thương ngực phổi.
- Chấn thương bụng và các phủ tạng
trong ổ bụng.
- Chấn thương cơ quan tiết niệu
- sinh dục.
- Chấn thương về mắt.
- Chấn thương về tai - mũi - họng.
- Chấn thương về răng - hàm - mặt.
- Di chứng vết thương phần mềm
và sẹo bỏng.
- Các bệnh sinh ra và nặng lên
do chấn thương.
- Di chứng chấn thương do sóng nổ.
4. Về tỷ lệ phần trăm thương tật
vẫn tôn trọng quy ước cũ, nghĩa là coi một người hoàn toàn mạnh khoẻ, thoải mái
về thể lực và trí lực (không bị bệnh hoặc thương tật), có khả năng hoàn thành một
công việc nhất định vì lợi ích chung của toàn xã hội hay tập thể (cả về khối lượng
và chất lượng) là một trăm phần trăm (100%). Từ đó quy ra tỷ lệ phần trăm mất
đi nhiều hay ít (cao hay thấp) tuỳ theo mức độ tổn thương về giải phẫu - chức
năng làm ảnh hưởng đến sức lao động nói chung, đến nghề nghiệp, đe doạ đến sinh
mạng hay sự bất tiện về sinh hoạt (cá nhân, gia đình và xã hội) về tâm lý, thẩm
mỹ...
Trong việc bổ sung, sửa đổi tiêu
chuẩn thương tật lần nay, rất nhiều tỷ lệ thương tật cũ đã được xem xét, đánh
giá lại dựa trên các cơ sở vừa nêu trên, đồng thời có quan tâm đến trình độ, khả
năng của nền y học nước ta hiện nay (về điều trị và phục hồi chức năng), có
tham khảo tiêu chuẩn của một số nước xã hội chủ nghĩa anh em và những tiến bộ của
y học thế giới. Ngoài ra, đã bổ sung nhiều di chứng thương tật mới mà các bảng
tiêu chuẩn cũ không có hoặc còn thiếu.
Dưới đây là một số điểm mốc
chính về tỷ lệ phần trăm mất sức lao động (sửa đổi và bổ sung) trong bảng tiêu
chuẩn thương tật 4 hạng (mới):
- Tháo khớp vai 1 bên
|
65 - 70%
|
- Cắt cụt cánh tay 1 bên
|
61 - 65%
|
- Tháo khớp khuỷu 1 bên
|
55 - 60%
|
- Cắt cụt cẳng tay 1 bên:
|
|
Ở 1/3 trên
|
50 - 55%
|
Ở 1/3 dưới
|
45 - 50%
|
- Mất trọn 1 bàn tay
|
45 - 50%
|
- Cắt cụt hai tay
|
85 - 95%
|
- Tháo khớp đùi - háng 1 bên
|
- 70%
|
- Cắt cụt đùi 1 bên ở ngang mấu
chuyên
|
65 - 70%
|
- Cắt cụt đùi ở 1/3 giữa hoặc
dưới
|
61 - 65%
|
- Tháo khớp gối
|
45 - 50%
|
- Tháo khớp cổ chân hoặc cắt cụt
1/3 dưới cẳng chân 1 bên
|
41 - 45%
|
- Cắt cụt 2 đùi
|
85 - 90%
|
- Cắt cụt 2 cẳng chân:
|
|
+ không lắp được chân giả
|
81 - 85%
|
+ lắp được chân giả
|
75 - 80%
|
- Cắt cụt 1 tay và 1 chân
(cùng bên hoặc khác bên)
|
81 - 90%
|
- Cắt cụt hoặc liệt từ 3 chi
trở lên
|
100%
|
- Liệt 1/2 người hoàn toàn
|
81 - 90%
|
- Hội chứng đuôi ngựa
|
85 - 95%
|
- Gẫy xẹp thân một đốt sống
(không liệt tuỷ)
|
21 - 25%
|
- Mất trí hoàn toàn
|
100%
|
- Động kinh cơn lớn rất mau (hoặc
thường xuyên) trí tuệ sa sút gần hoàn toàn hoặc hoàn toàn
|
85-100% tạm thời
|
- Mù 1 mắt (còn nhãn cầu) mắt
kia bình thường
|
- 41%
|
- Mù tuyệt đối 2 mắt
|
100%
|
- Điếc 1 tai hoàn toàn
|
21 - 25%
|
- Điếc hoàn toàn 2 tai
|
- 70%
|
- Mất 3/4 lưỡi còn lại gốc lưỡi
(mất kể từ đường gai lưỡi V trở ra)
|
61 - 70%
|
- Mất 1 phần xương hàm trên và
1 phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống, khác bên
|
71 - 80%
|
- Mất toàn bộ xương hàm dưới
hoặc xương hàm trên
|
61 - 70%
|
- Cắt toàn bộ 1 bên phổi
|
61 - 70%
|
- Tổn thương các van tim, vách
tim do chấn thương (chưa suy tim)
|
41 - 50%
|
- Cắt toàn bộ dạ dày do chấn
thương
|
65 - 75%
|
- Cắt hầu hết ruột non (chỉ để
lại dưới 1 mét)
|
65 - 75%
|
- Cắt toàn bộ đại tràng
|
65 - 75%
|
- Cắt bỏ gan phải đơn thuần
(do chấn thương)
|
61 - 65%
|
- Cắt bỏ gan trái đơn thuần
(do chấn thương)
|
50 - 55%
|
- Cắt bỏ túi mật
|
35 - 40%
|
- Cắt bỏ lách
|
30 - 35%
|
- Cắt đuôi tuỵ + lách
|
50 - 55%
|
- Cắt đầu tuỵ + cắt đoạn tá
tràng + nối vị tràng
|
75 - 85%
|
- Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại
bình thường
|
41 - 45%
|
- Mất dương vật và hai tinh
hoàn ở người dưới 50 tuổi chưa có con
|
61 - 65%
|
Nếu trên 55 tuổi đã có con rồi
|
25 - 30%
|
- Cắt bỏ dạ con và buồng trứng
1 bên ở người dưới 45 tuổi, chưa có con
|
41 - 45%
|
- Dò bàng quang - âm đạo hoặc
trực tràng - âm đạo do chấn thương, điều trị không kết quả
|
61 - 65%
|
II. QUY ĐỊNH VỀ CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÁC HẠNG THƯƠNG TẬT CŨ
(6
hạng, 8 hạng) sang 4 hạng thương tật mới.
1. Theo Điều 6 và Điều 9 của Nghị
định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985, những thương binh đã được xếp hạng theo các hạng
thương tật cũ thì được chuyển đổi sang 4 hạng thương tật mới. Nay liên Bộ hướng
dẫn cách chuyển đổi như sau:
- Các hạng thương tật cũ: 8/8,
7/8, đặc biệt/6 và 1/6 được chuyển sang xếp vào hạng I mới (Tàn phế cần có người
phục vụ).
- Các hạng thương tật cũ: 6/8,
5/8 và 2/6 được chuyển sang xếp vào hạng II mới (Tàn tật nặng).
- Các hạng thương tật cũ: 4/8,
3/8 và 3/6 được chuyển sang xếp vào hạng III mới (Tàn tật mức trung bình).
- Các hạng thương tật cũ: 2/8,
1/8, 4/6 và 5/6 được chuyển sang xếp vào hạng IV mới (Tàn tật nhẹ).
Về chế độ trợ cấp thương tật
theo 4 hạng thương tật mới thực hiện như quy định tại các Điều 7 và 8 của Nghị
định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
Riêng đối với thương binh hạng
6/8 cũ trước đây đã hưởng chế độ nuôi dưỡng tại trại thương binh hay tại gia
đình, thì nay tuy chuyển sang hạng II mới nhưng vẫn được bảo lưu chế độ trợ cấp
vì cần có người phục vụ (70 đồng/tháng); vẫn được xét để thực hiện chế độ điều
dưỡng tuỳ theo tình trạng sức khoẻ.
Sau khi các Sở Thương binh và xã
hội hoặc cơ quan quản lý thương binh là quân nhân trong các lực lượng vũ trang
đã chuyển đổi các hạng thương tật cũ (kể cả những trương hợp đang xếp hạng tạm
thời) sang các hạng thương tật mới, để anh chị em thương binh được hưởng chế độ
trợ cấp mới kịp thời, nếu gặp những trường hợp đã đến định kỳ khám lại, hoặc vết
thương cũ tái phát, hoặc xét thấy thương binh bị thiệt (vì đã sửa đổi hoặc bổ
sung tỷ lệ mới) thì cần làm thủ tục giới thiệu đi khám xếp hạng lại theo tiêu
chuẩn thương tật 4 hạng.
Những quy định về khám xếp hạng
thương tật từ tạm thời sang vĩnh viễn hoặc khám phúc quyết thương tật vẫn như
hiện hành.
Tuy nhiên, để giảm bớt số lượng
thương binh phải về Hội đồng giám định y khoa Trung ương (hoặc Hội đồng giám định
y khoa Bộ Quốc phòng) khám xếp hạng lại thương tật trong trường hợp "cảm"
thấy bị thiệt thòi do tiêu chuẩn thương tật đã được sửa đổi, bổ sung, liên bộ uỷ
nhiệm cho Hội đồng giám định y khoa Trung ương và Viện Giám định y khoa nghiên
cứu, đề xuất những trường hợp có thể phân cấp, phân giao cho Hội đồng giám định
y khoa tỉnh, thành phố, đặc khu hoặc ngành thực hiện, đồng thời tổ chức kiểm
tra, hướng dẫn (sau khi phân cấp) để công việc được tiến hành nhanh chóng, thuận
tiện và bảo đảm chất lượng.
2. Cách giải quyết những trường
hợp bị thương trước ngày 1-9-1985 chưa được khám giám định thương tật hay đã
khám nhưng cơ quan quản lý chính sách chưa nhận được hồ sơ, biên bản giám định.
a) Đối với những người bị thương
trước ngày 1-9-1985 và đã xuất viện trước ngày 1-9-1985, nay mới khám giám định
thương tật thì giải quyết như sau:
- Thương binh được khám xếp hạng
theo tiêu chuẩn thương tật 8 hạng cũ và hưởng các chế độ trợ cấp thương tật cũ
cho khoảng thời gian trước ngày 1-9-1985.
- Đồng thời được khám xếp hạng
theo tiêu chuẩn thương tật 4 hạng (mới) và hưởng chế độ trợ cấp mới (được quy định
tại các Điều 7, 8 và 9 của Nghị định số 236-HĐBT) cho khoảng thời gian kể từ
ngày 1-9-1985 trở về sau.
b) Đối với những người bị thương
trước ngày 1-9-1985 nhưng sau ngày đó vẫn còn đang điều trị hoặc điều dưỡng
(chưa xếp hạng thương tật) thì khi xuất viện sẽ được khám xếp hạng theo tiêu
chuẩn mới và hưởng chế độ trợ cấp theo quy định mới (4 hạng).
c) Đối với một số thương binh từ
thời kỳ chống Pháp còn lại nay mới được xác nhận, được xét cho đi khám giám định
thương tật theo Thông tư số 3-TBXH ngày 4-3-1983 của Bộ Thương binh và Xã hội
thì vẫn đến Hội đồng giám định y khoa Trung ương khám và cách giải quyết giống
như điểm a nói ở trên. d) Đối với những thương binh đã được các Hội đồng giám định
y khoa khám xếp hạng theo các tiêu chuẩn thương tật cũ, kể cả trường hợp khám
phúc quyết, mà cơ quan thương binh và xã hội (hoặc cơ quan quản lý chính sách
thương binh trong các lực lượng vũ trang) chưa nhận được biên bản hay nhận được
sau ngày 1-9-1985 thì kết luận trong biên bản của các Hội đồng giám định y khoa
vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Việc chuyển đổi các hạng thương tật cũ (ghi
trong biên bản) sang các hạng thương tật mới được thực hiện như điểm một mục II
ở trên. Trường hợp nào xét thấy bất hợp lý hoặc quá thiệt thòi cho thương binh
thì có thể cho đi khám lại theo tiêu chuẩn mới (kế hoạch khám tiến hành từ ngày
1-1-1986 trở đi).
3. Đối với thương binh và người
hưởng chính sách như thương binh đang xếp hạng tạm thời, nếu đã đến định kỳ
khám lại trong quý IV năm 1985 thì giải quyết như sau:
a) Nếu cơ quan thương binh và xã
hội chưa gọi đi khám lại thì thực hiện việc chuyển đổi thương tật như điểm 1, mục
II ở trên, đồng thời liệt kê danh sách và hợp đồng với Hội đồng giám định y
khoa của địa phương để được ưu tiên khám xếp hạng lại trong quý I năm 1986 theo
tiêu chuẩn 4 hạng mới.
b) Nếu đã gọi đi khám lại và Hội
đồng giám định y khoa đã xếp hạng theo tiêu chuẩn 8 hạng cũ thì giải quyết như
điểm d, Điều 2, mục II ở trên. 4. Đối với công nhân, viên chức Nhà nước và xã
viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp... bị tai nạn lao động (hoặc tai nạn giao
thông) đã được xếp hạng theo tiêu chuẩn thương tật 8 hạng cũ thì việc chuyển đổi
hạng và giải quyết chế độ trợ cấp sẽ căn cứ vào hướng dẫn của Tổng công đoàn Việt
Nam và Ban chủ nhiệm Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp Trung ương.
III. VỀ CÁCH KHÁM XẾP HẠNG THƯƠNG TẬT THEO TIÊU CHUẨN 4 HẠNG MỚI
Theo tinh thần Nghị định số
236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng, thay tiêu chuẩn thương tật 4 hạng
có giá trị thay thế các tiêu chuẩn phân hạng thương tật cũ (6 hạng, 8 hạng) là
tiêu chuẩn duy nhất áp dụng cho thương binh, những người hưởng chính sách như
thương binh kể từ ngày 1-9-1985 trở đi.
Tiêu chuẩn thương tật 4 hạng
cũng dùng để xếp hạng thương tật từ nay về sau cho công nhân viên chức Nhà nước,
xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, xã viên hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp
bị tai nạn lao động. Ngoài ra còn dùng để xếp hạng thương tật cho tất cả những
trường hợp bị tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn rủi
ro...) đã bị thương (kể cả tự thương) có liên quan đến công tác bảo hiểm, pháp
y hoặc trợ cấp xã hội khác mà cơ quan quản lý chính sách, chế độ tương ứng gửi
đến giám định tại Hội đồng giám định y khoa các cấp.
Liên bộ hướng dẫn một số nguyên
tắc chính vận dụng bảng tiêu chuẩn thương tật 4 hạng trong việc giám định
thương tật cho những đối tượng đã nêu ở trên như sau:
1. Trong bảng tiêu chuẩn thương
tật 4 hạng, mỗi bộ phận của cơ thể đều có tỷ lệ phần trăm mốc tối đa. Đối với mọi
di chứng ở bộ phận đó, dù có tác hại đến sức khoẻ - khả năng lao động đến mức
nào, tác nhân có khác nhau, nhưng vẫn không thể xếp cao hơn tỷ lệ ấy.
- Đối với các thương tổn thần
kinh làm liệt hoàn toàn 1 chi hoặc nửa người thì xác định tỷ lệ thấp hơn cắt bỏ
bộ phận tương ứng từ 5 đến 10% (vấn đề mỹ quan), trừ vết thương cột sống có liệt
tuỷ (vì có rối loạn dinh dưỡng, rối loạn cơ thất).
- Đối với các vết thương cắt bỏ
tay hoặc chân thì tỷ lệ cắt bỏ bàn tay (bàn chân) xếp tương đương với tỷ lệ cắt
bỏ 1/3 dưới cẳng tay (cẳng chân), tỷ lệ tháo khớp khuỷu (khớp gối) xếp tương
đương với cắt cụt giữa đoạn 1/3 dưới cánh tay (hoặc đùi), vì xét về mặt khả
năng lao động và phục hồi chức năng.
- Các di chứng vết thương làm mất
tác dụng của một hay nhiều khớp thuộc cơ quan vận động cũng đánh giá theo
nguyên tắc trên...
2. Mỗi di chứng chấn thương thường
có hai tỷ lệ tối thiểu và tối da. Do đó, cần nhất trí trong việc xác định tỷ lệ
cao dần lên theo nguyên tắc sau:
- Đối với vết thương cắt cụt hay
làm mất chức năng thì tay bên thuận được xếp tỷ lệ tối đa, tay kia xếp tỷ lệ tối
thiểu. - Cắt đoạn chi càng cao thì cho tỷ lệ cao hơn.
- Có teo cơ, cứng khớp, có bỏng
buốt thần kinh hoặc can xương xấu, sai tư thế vận động... thì xếp tỷ lệ cao
hơn.
- Những trường hợp mỏm cụt xấu,
không lắp được bộ phận giả (tay, chân) hoặc biến dạng hố mắt không lắp được mắt
giả... thì xếp tỷ lệ cao hơn.
- Đối với sẹo vết thương phần mềm
hay sẹo bỏng thì những sẹo to, co rúm, lồi xấu, ảnh hưởng đến chức năng hoặc sẹo
ở những chỗ hở ảnh hưởng đến thẩm mỹ (mặt, trán, v.v...) được định tỷ lệ cao dần
cho đến mức tối đa.
- Di chứng càng có nguy cơ đe doạ
sinh mạng hoặc kết quả điều trị rất hạn chế hay chưa có khả năng điều trị thì
có thể cho tỷ lệ tối đa v.v...
Nói chung, tuỳ theo tình hình thực
tế của từng trường hợp mà Hội đồng giám định y khoa quyết định tỷ lệ cao hay thấp,
xếp lên hạng trên hay để ở hạng dưới (đối với một số di chứng chấn thương có
khoảng cách tỷ lệ phần trăm rộng), song không được vượt quá ra ngoài phạm vi tỷ
lệ đã quy định.
3. Nếu tổn thương giải phẫu hoặc
chức năng ảnh hưởng rõ rệt đến tư thế lao động, thao tác nghề nghiệp v.v... khiến
thương binh khó có thể tiếp tục lao động bằng nghề nghiệp cũ (nghề tinh thông
nhất trước khi bị thương) thì được ưu tiên chỉ định đổi nghề hoặc học nghề mới,
hoặc thay đổi môi trường, điều kiện lao động và hưởng trợ cấp thương tật thích
đáng, thường xuyên do chênh lệch giữa hai nghề cũ và mới.
4. Đối với những di chứng chấn
thương mà y học có khả năng chạy chữa và phục hồi chức năng tốt hơn thì nên xếp
tạm thời. Nếu về sau thương binh từ chối không chịu đi điều trị và phục hồi chức
năng thì có thể xếp hạng vĩnh viễn, nhưng không xếp lên hạng cao.
Nói chung, các Hội đồng giám định
y khoa chỉ nên xếp hạng vĩnh viễn ngay lần khám đầu đối với những vết thương đã
cắt cụt, cắt bỏ bộ phận một cơ quan của thân thể, hoặc xét thấy ít có khả năng
tiến triển, hoặc di chứng mà y học nước ta chưa giải quyết được hay điều kiện
xã hội chưa cho phép.
5. Đối với trường hợp một người
bị nhiều vết thương hỗn hợp thì định tỷ lệ riêng cho từng di chứng, cuối cùng
áp dụng phương pháp cộng lùi để tính tỷ lệ chung của các vết thương rồi mới xếp
vào hạng (cách tính vẫn theo hiện hành). Phương pháp cộng lùi là nguyên tắc cao
nhất. Phương pháp cộng thẳng có thể được vận dụng thêm trong những trường hợp
có nhiều vết thương vào các bộ phận có tính chất hiệp đồng chức năng như 2 tay,
2 chân, 2 mắt, 2 tai. Dù cộng thẳng hay cộng lùi vẫn phải bảo đảm nguyên tắc tỷ
lệ chung không được vượt quá mốc tỷ lệ 100% của toàn cơ thể, hoặc tỷ lệ mốc tối
đa của từng bộ phận, hoặc đã cần hay chưa cần đến người phục vụ thường xuyên,
nghĩa là không trái với tiêu chuẩn khái quát đã nêu ở điểm 1, mục I của Thông
tư này.
6. Đối với những thương tổn chưa
được ghi vào bảng tiêu chuẩn thương tật 4 hạng (nội dung chi tiết) mà các Hội đồng
giám định y khoa gặp phải trong khi giám định thì vận dụng theo tiêu chuẩn khái
quát phân hạng thương tật (điểm 1, mục I), tỷ lệ tổn thương của bộ phận tương
đương và các tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ, khả năng lao động hiện hành khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Việc ban hành Nghị định số
236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng là một bước cải tiến quan trọng
chính sách, chế độ để đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới. Liên bộ
Y tế - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành ở Trung ương, Uỷ ban nhân
dân các tỉnh, thành phố, đặc khu nghiên cứu quán triệt bảng tiêu chuẩn thương tật
4 hạng (mới) và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh trong ngành dọc hoặc trong địa
phương.
Liên Bộ yêu cầu các Hội đồng
giám định y khoa các cấp từ Trung ương đến địa phương hoặc trong các lực lượng
vũ trang được thường xuyên chăm lo kiện toàn, củng cố về tổ chức và được tạo những
điều kiện, phương tiện làm việc đầy đủ để việc khám giám định thương tật chu
đáo, kịp thời, chính xác, bảo đảm những nguyên tắc tập thể, liên ngành, dân chủ,
khách quan, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. (Bộ Quốc phòng sẽ
hướng dẫn thêm Hội đồng giám định y khoa các cấp trong toàn quân tổ chức thực
hiện thương tật 4 hạng mới).
Liên Bộ giao trách nhiệm cho Hội
đồng giám định y khoa Trung ương và Viện giám định y khoa đôn đốc, hướng dẫn,
kiểm tra về thực hiện tiêu chuẩn thương tật 4 hạng (mới) đối với Hội đồng giám
định y khoa cấp dưới và Hội đồng giám định y khoa các ngành.
Các Sở y tế, Sở Thương binh và
Xã hội phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động, Liên hiệp công đoàn, Ban chủ nhiệm Liên
hiệp xã tiểu thủ công nghiệp... tỉnh, thành phố, đặc khu, trong phạm vi chức
năng của mình, và phối hợp với Hội đồng giám định y khoa cùng cấp về kế hoạch tổ
chức giám định cho những người bị thương theo tiêu chuẩn thương tật 4 hạng (mới)
đã nói ở các phần trên.
Cơ quan thương binh và xã hội
các cấp với sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan y tế cùng cấp, phải hết sức quan
tâm đến việc tuyên truyền giải thích cho thương binh đã được giám định thương tật
theo các hạng cũ thông suốt chủ trương định lại hạng mới và việc chuyển từ hạng
cũ sang hạng mới; nhận thức được bảng tiêu chuẩn thương tật 4 hạng (mới) là sản
phẩm của sự trưởng thành của ngành y tế và khoa học giám định của nước ta; thấy
được các biện pháp tổ chức thực hiện hợp tình, hợp lý của các Hội đồng giám định
thương tật để có thái độ ủng hộ tích cực hoạt động của các hội đồng trong việc
thi hành Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày
ban hành.
Các tiêu chuẩn thương tật 6 hạng
và 8 hạng cũ cùng các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện có điều
gì mắc mứu, khó khăn trở ngại, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh
thành phố, đặc khu, các Hội đồng giám định y khoa các cấp, các ngành, các Sở Y
tế, Sở Thương binh và xã hội và các cơ quan hữu quan khác kịp thời phản ánh cho
Bộ y tế (Hội đồng giám định y khoa Trung ương và Viện giám định y khoa), và Bộ
Thương binh và Xã hội (Vụ Chính sách pháp chế) biết để tiếp tục nghiên cứu, hướng
dẫn giải quyết.
Phạm
Song
(Đã
ký)
|
Trần
Hiếu
(Đã
ký)
|