Thông tư liên tịch 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH |
Ngày ban hành | 15/11/2010 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2011 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính |
Người ký | Đàm Hữu Đắc,Trương Chí Trung,Nguyễn Vinh Hiển |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 49/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ CƠ CHẾ THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TỪ NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐẾN NĂM HỌC 2014 - 2015
Căn cứ Nghị định số
32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội;
Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học
2014 - 2015;
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của
Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu,
sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm
học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 (sau đây gọi chung là Nghị định 49) như
sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 2. Hướng dẫn điều 4, 5, 6 Nghị định 49
1. Đối tượng được miễn học phí:
a) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29/6/2005. Cụ thể:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh);
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xác định xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành. Cụ thể:
- Xã biên giới: Xã biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền; Xã biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính của xã giáp biển và đảo, quần đảo; Danh sách các xã ở khu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới trên biển được quy định tại các Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế khu vực biên giới.
- Xã vùng cao theo quy định tại các Quyết định dưới đây:
+ Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 08/UB-QĐ ngày 04/3/1994 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 64/UB- QĐ ngày 26/8/1995 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 68/UB-QĐ ngày 09/8/1997 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 26/QĐ-UB ngày 18/3/1998 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15/08/2005 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT ngày 07/07/2006 Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 01/2007/QĐ-UBDT ngày 31/5/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;
+ Quyết định số 61/QĐ-UBDT ngày 12/03/2009 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;
- Xã hải đảo theo quy định tại các Quyết định dưới đây:
+ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
+ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 49/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ CƠ CHẾ THU, SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TỪ NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐẾN NĂM HỌC 2014 - 2015
Căn cứ Nghị định số
32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội;
Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học
2014 - 2015;
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của
Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu,
sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm
học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 (sau đây gọi chung là Nghị định 49) như
sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 2. Hướng dẫn điều 4, 5, 6 Nghị định 49
1. Đối tượng được miễn học phí:
a) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29/6/2005. Cụ thể:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh);
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xác định xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành. Cụ thể:
- Xã biên giới: Xã biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền; Xã biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính của xã giáp biển và đảo, quần đảo; Danh sách các xã ở khu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới trên biển được quy định tại các Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế khu vực biên giới.
- Xã vùng cao theo quy định tại các Quyết định dưới đây:
+ Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 08/UB-QĐ ngày 04/3/1994 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 64/UB- QĐ ngày 26/8/1995 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 68/UB-QĐ ngày 09/8/1997 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 26/QĐ-UB ngày 18/3/1998 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15/08/2005 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT ngày 07/07/2006 Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;
+ Quyết định số 01/2007/QĐ-UBDT ngày 31/5/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;
+ Quyết định số 61/QĐ-UBDT ngày 12/03/2009 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;
- Xã hải đảo theo quy định tại các Quyết định dưới đây:
+ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
+ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.
- Các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại các Quyết định dưới đây:
+ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
+ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);
+ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010;
+ Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;
+ Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
+ Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;
+ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Cụ thể:
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật có khó khăn về kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động người tàn tật. Việc xác định đối tượng có khó khăn về kinh tế áp dụng theo Thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
d) Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
đ) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ
nghèo theo quy định. Chuẩn nghèo được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ (Hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010).
e) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân: theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BCA- BTC ngày 14/4/2009 của Liên Bộ Công an và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân và điểm 1.1 mục 1 phần II Thông tư liên tịch số 181/2007/TTLT-BQP-BTC ngày 04/12/2007 của Liên Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2007/NĐ-CP ngày 22/6/2007 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ.
g) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC- BNV-UBDT ngày 7/4/2008 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.
h) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
i) Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. Việc xác định hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo áp dụng theo Thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
2. Đối tượng được giảm học phí:
a) Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại. Cụ thể:
- Chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc: theo quy định tại Quyết định số 82/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các bộ môn nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hoá - nghệ thuật;
- Chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại theo quy định tại các Quyết định dưới đây:
+ Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Quyết định số 190/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 03/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời các danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Quyết định số 1580/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Quyết định số 1152/2003/QĐ-LĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
b) Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được qui định tại điểm i khoản 1 Điều này.
- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.
3. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập
a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xác định xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Việc xác định trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước, không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 3. Hướng dẫn khoản 2,3 Điều 7 Nghị định 49
a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập có đơn đề nghị miễn, giảm học phí (mẫu đơn theo phụ lục I) gửi cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận thuộc đối tượng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Thông tư này do cơ quan quản lý đối tượng người có công và Ủy ban nhân dân xã xác nhận (theo quy định tại tiết a điểm 2.1 khoản 2 Mục III Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ);
+ Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với đối tượng được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này;
+ Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Hiện nay theo theo mẫu số 5 Thông tư số 24/2010/TTLT- BLĐTBXH -BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Thông tư này là trẻ em học mẫu giáo, học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; Giấy xác nhận của Bệnh viện quận, huyện, thị xã hoặc của Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Thông tư này là trẻ em học mẫu giáo và học sinh bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận cho đối tượng được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
+ Giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% của hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
b) Phương thức chi trả:
Kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập được cân đối trong dự toán kinh phí hàng năm phân bổ cho cơ sở này. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm tại địa phương, trong đó khi giao dự toán cho các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách cấp bù học phí cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí (số lượng người) đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập.
Khi rút dự toán kinh phí cấp bù tiền học phí miễn, giảm; cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập phải gửi cơ quan Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm (gồm các nội dung: Họ tên người học thuộc diện được miễn, giảm học phí hiện đang theo học tại trường; mức thu học phí của nhà trường; mức học phí miễn, giảm và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị cấp bù) kèm theo đầy đủ các hồ sơ (bản photo) về việc xác nhận đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù tiền học phí miễn, giảm cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí được hạch toán vào tài khoản thu học phí của cơ sở này và được tự chủ sử dụng theo quy định hiện hành về chế độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ ngày 01/7/2010.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.
a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông ngoài công lập phải làm đơn có xác nhận của nhà trường (mẫu đơn theo phụ lục II) gửi về:
- Phòng giáo dục và đào tạo: đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh học trung học cơ sở.
- Sở giáo dục và đào tạo: đối với học sinh học trung học phổ thông. Kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận thuộc đối tượng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Thông tư này do cơ quan quản lý đối tượng người có công và Ủy ban nhân dân xã xác nhận (theo quy định tại tiết a điểm 2.1 khoản 2 Mục III Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ);
+ Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với đối tượng được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này;
+ Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Hiện nay theo mẫu số 5 Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Thông tư này là trẻ em học mẫu giáo, học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; Giấy xác nhận của Bệnh viện quận, huyện, thị xã hoặc của Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Thông tư này là trẻ em học mẫu giáo và học sinh bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận cho đối tượng được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
+ Giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% của hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
+ Bản sao sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động đối với đối tượng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Thông tư này.
Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị cấp bù học phí cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu học kỳ mới. b) Phương thức chi trả:
- Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học sơ sở.
- Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh trung học phổ thông.
Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn, giảm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thanh toán, chi trả tiền cấp bù học phí miễn, giảm cho gia đình người học theo quy định (Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học được biết trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ).
- Việc chi trả cấp bù học phí được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 9 hoặc tháng 10; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.
- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông chưa nhận tiền cấp bù học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ ngày 01/7/2010.
a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:
+ Giấy xác nhận thuộc đối tượng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Thông tư này do cơ quan quản lý đối tượng người có công và Ủy ban nhân dân xã xác nhận (theo quy định tại tiết a điểm 2.1 khoản 2 Mục III Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ);
+ Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với đối tượng được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này;
+ Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Hiện nay theo mẫu số 5 Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Thông tư này là học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; Giấy xác nhận của Bệnh viện quận, huyện, thị xã hoặc của Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Thông tư này là học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
+ Giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% của hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
+ Giấy xác nhận ngành, nghề độc hại của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập cấp cho đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Thông tư này;
+ Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập cấp cho đối tượng là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề (kèm theo bản photo bằng tốt nghiệp trung học cơ sở) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Thông tư này;
+ Bản sao sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động đối với đối tượng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 của Thông tư này.
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có trách nhiệm xác nhận cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí vào đơn đề nghị cấp tiền miễn, giảm học phí (theo mẫu phụ lục III) trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc học kỳ đối với học sinh, sinh viên đang học (đối với những học sinh, sinh viên mới nhập học thì thực hiện xác nhận trong vòng 07 ngày kể từ khi nhập học) để học sinh, sinh viên nộp về phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện làm căn cứ chi trả tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí.
b) Phương thức chi trả:
- Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên có con đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập. Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn, giảm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, phòng lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm thanh toán, chi trả tiền cấp bù học phí miễn, giảm cho gia đình người học theo quy định (Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phòng lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học được biết trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ).
- Tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí được cấp như sau:
+ Đối với học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập: cấp 10 tháng/năm theo kỳ hạn như sau: Lần 1 cấp vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm; Lần 2 cấp vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm.
+ Đối với học sinh, sinh viên học nghề thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn: Hỗ trợ tối đa theo mức trần học phí đối với cao đẳng nghề công lập quy định tại Nghị định 49 và cấp theo số tháng thực học.
Trường hợp gia đình học sinh, sinh viên chưa nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để phòng lao động - thương binh và xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thì phòng lao động - thương binh và xã hội tiếp tục thực hiện chi trả.
c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ ngày 01/7/2010.
4. Hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 49
a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:
Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục IV) gửi phòng lao động - thương binh và xã hội kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:
+ Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với đối tượng được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này;
+ Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Hiện nay theo mẫu số 5 Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) đối với đối tượng được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này là trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; Giấy xác nhận của Bệnh viện quận, huyện, thị xã hoặc của Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Thông tư này là trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
+ Giấy chứng nhận hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân xã cấp cho đối tượng được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.
b) Phương thức chi trả:
- Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho cha mẹ học sinh và ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập cho gia đình người học.
- Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, phòng lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm chuyển tiền thanh toán hỗ trợ chi phí học tập kèm theo danh sách cụ thể số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để Ủy ban nhân dân xã hoặc các trường (nơi có người học thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập) thực hiện chi trả tiền cho gia đình người học (danh sách nêu trên phải được thông báo công khai tại địa phương).
- Việc chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.
Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
c) Thời điểm được hưởng: theo số tháng thực học kể từ ngày 01/01/2011.
Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Thông tư này được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của địa phương, Ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ các địa phương có khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.
Riêng năm 2010, Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện các chính sách:
- Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho học sinh là con của người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập;
- Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập;
- Thời gian tính mức hỗ trợ kinh phí theo số tháng học thực tế kể từ ngày 01/7/2010.
2. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập:
Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; căn cứ số lượng các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng dự toán nhu cầu kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương gửi Bộ Tài chính cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch. Cụ thể như sau:
a) Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí.
Cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập căn cứ mức thu học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách, xây dựng dự toán ngân sách và đề nghị cấp bù học phí (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Thông tư này) như sau:
- Đối với trường mầm non và trung học cơ sở: gửi về phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định phân bổ dự toán kinh phí.
- Đối với trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục trực thuộc sở giáo dục và đào tạo: gửi về sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định và phân bổ dự toán kinh phí.
b) Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho học sinh là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập.
- Phòng giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non, trung học cơ sở công lập trong vùng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường mẫu giáo và trung học cơ sở ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Thông tư này) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí.
- Sở giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập trong vùng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Thông tư này) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí.
c) Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí học chính quy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.
Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện căn cứ mức trần học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo được quy định tại Nghị định 49 và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 của Thông tư này) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ kinh phí.
d) Hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 49.
Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập được quy định tại Nghị định 49 (70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác...) và số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 của Thông tư này) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ kinh phí.
e) Các cơ quan có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp và quản lý kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập nêu tại khoản 2 của Điều này có trách nhiệm gửi dự toán kinh phí để thực hiện các chính sách này về cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 31/5 để tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương gửi Bộ Tài chính.
g) Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo địa phương theo chế độ quy định, trong đó chi tiết theo từng nội dung kinh phí thực hiện chi trả theo các mục chi cụ thể quy định tại khoản 2 Điều này.
h) Việc chấp hành dự toán và quyết toán.
Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
Điều 5. Hướng dẫn khoản 3 Điều 11 và khoản 1,2,3 Điều 12 Nghị định 49
Trên cơ sở khung học phí được quy định tại điểm 1 Điều 11 và mức trần học phí tại điểm 1,2,3 Điều 12 của Nghị định 49, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức học phí cụ thể hàng năm (đối với các trường do địa phương quản lý) phù hợp với từng vùng, miền; Phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học); Phù hợp với các nhóm ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo (giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên).
Điều 6. Hướng dẫn khoản 4 Điều 11 Nghị định 49
Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo báo cáo sở giáo dục và đào tạo, sở lao động - thương binh và xã hội, cơ quan quản lý chuyên ngành để thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ ban hành văn bản riêng về tiêu chí chương trình chất lượng cao phù hợp với mỗi cấp học và trình độ đào tạo để làm căn cứ triển khai thực hiện.
Các cơ sở giáo dục thực hiện công khai mức học phí theo quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể như sau: Cơ sở giáo dục mầm non mầm non được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 5; Cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 7; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học được quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 13.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Các đối tượng thuộc diện được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Thông tư này mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.
Học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí tại một trường duy nhất.
Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và trình độ đào tạo.
Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư liên tịch này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.
KT.
BỘ TRƯỞNG |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 29 /2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho cha mẹ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông)
Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông)
Họ và tên (1):
Là Cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):
Hiện đang học tại lớp:
Trường:
Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.
|
.........., ngày tháng năm Người làm đơn (3) (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
----------------------------------------
(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.
(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.
(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 29 /2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
(Dùng cho cha mẹ trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập)
Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo/sở giáo dục và đào tạo (1)
Họ và tên (2:
Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):
Hiện đang học tại lớp:
Là học sinh trường:
Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, em làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp bù học phí theo quy định và chế độ hiện hành.
|
.........., ngày tháng năm Người làm đơn (4) (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
Xác nhận của Cơ sở giáo dục ngoài công lập (4)
Xác nhận em: ..................................................................................................
Hiện đang học tại lớp ................ Học kỳ: ................... Năm học: ..................
|
............,ngày .... tháng ..... năm ........... Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
--------------------------------------------
(1) Trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở gửi phòng GD và ĐT; học sinh học trung học phổ thông gửi sở GD và ĐT.
(2) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.
(3) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.
(4) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.
(4) Nhà trường xác nhận theo từng học kỳ.
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 29 /2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TIỀN HỖ TRỢ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập)
Kính gửi: Phòng lao động-thương binh và xã hội (cấp huyện)
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nơi sinh:
Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:
Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):
Xã (Phường): ......................... Huyện (Quận): .....................
Tỉnh (Thành phố): ...................................................................
Ngành học: Mã số sinh viên:
Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.
|
.........., ngày .... tháng .... năm ............ Người làm đơn (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập
Trường: .........................................................................................................
Xác nhận anh/chị: .................................................
Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ..... Học kỳ: ..............Năm học............ lớp ............. khoa ......... khóa học.......... thời gian khóa học..........(năm) hệ đào tạo .................. của nhà trường.
Kỷ luật: ........................... (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).
Số tiền học phí hàng tháng: ....................... đồng.
Đề nghị phòng lao động - thương binh và xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho anh/chị ............................... theo quy định và chế độ hiện hành.
|
............,ngày .... tháng ..... năm ........... Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 29 /2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
(Dùng cho cha mẹ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông theo quy định tại điều 6 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP)
Kính gửi: Phòng lao động -thương binh và xã hội (cấp huyện)
Họ và tên (1):
Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):
Hiện đang học tại lớp:
Trường:
Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập theo quy định và chế độ hiện hành.
|
.........., ngày .... tháng .... năm ........... Người làm đơn (3) (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
----------------------------------------------------------
(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.
(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.
(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.