Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư liên tịch 27/2003/TTLT-BQP-BTS hướng dẫn phối hợp quản lý nhà nước giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Thủy sản về hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa Lực lượng Cảnh sát biển với các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng _ Bộ Thủy sản ban hành

Số hiệu 27/2003/TTLT-BQP-BTS
Ngày ban hành 31/03/2003
Ngày có hiệu lực 09/05/2003
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng,Bộ Thuỷ sản
Người ký Nguyễn Ngọc Hồng,Nguyễn Văn Được
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 27/2003/TTLT-BQP-BTS

Hà Nội , ngày 31 tháng 03 năm 2003 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA BỘ QUỐC PHÒNG VỚI BỘ THỦY SẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VÀ VIỆC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VỚI CÁC LỰC LƯỢNG HỮU QUAN THUỘC BỘ THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thực hiện Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển và việc phói hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 41/2001/NÐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ, Bộ Quốc phòng và Bộ Thủy sản thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:

I. PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN

1. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc phối hợp với Bộ Thủy sản (hướng dẫn khoản 3 Ðiều 8 của Quy chế).

1.1. Trao đổi thông tin và tài liệ cần thiết về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các tầu, thuyền và phương tiện hoạt động trên biển;

1.2. Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lơịi thủy sản có liên quan đến hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển;

1.3. Chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát biển phối hợp với các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viẹt Nam trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo các quy định hiện hành của pháp luật.

1.4. Chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát biển phối hợp với các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Thủy sản bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động hợp pháp trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường biển; tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục các sự cố trên biển và chống cướp biển;

1.5. Phối hợp với Bộ Thủy sản chỉ đạo các cơ quan chức năng giáo dục, đào tạo, bồi dướng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của Lực lượng Cảnh sát biển;

1.6. Phối hợp trong công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

2. Trách nhiệm của Bộ Thủy sản trong việc phối hợp với Bộ Quốc phòng (hướng dẫn Ðiều 14 của Quy chế).

2.1. Khoản 1 được huớng dẫn như sau:

2.1.1. Cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về công tác quản lý hoạt động nghề cá trên biển; các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

2.1.2. Cung cấp kịp thời các loại mẫu giấy phép và chứng chỉ chuyên môn có liên quan đến hoạt động nghề cá trên biển bao gồm:

Giấy phép kha thác thủy sản và giấy đăng ký hoạt động nghề cá của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

Giấy đăng ký tầu cá và thuyền viên;

Giấy chứng nhận khả năng hoạt động của tầu cá (Sổ Ðăng kiểm tầu cá);

Giấy chứng nhận kiểm dịch đối voí động, thực vật thủy sản được di chuyển từ vùng này qua vùng khác làm giống, thuần hoá động; thực vật thủy sản nhập khẩu;

Giấy chứng nhận chất lượng đối với 4 ngành hàng: giống, thức ăn, thuốc và hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, ngư lưới cụ.

2.2. Khoản 2 được hướng dẫn như sau:

2.2.1. Thông báo cho Cục Cảnh sát biển tên, ký hiệu, sổ đăng ký, đặc điểm nhận dạng, tuyến hành trình, khu vực hoạt động của các tầu, thuyền và phương tiện nước ngoài; các tầu, thuyền và phương tiện thuê của nước ngoài vào hoạt động nghề cá tại các vùng biển Việt Nam ít nhất 05 ngày trước khi tầu, thuyền và phương tiện này vào vùng biển Việt Nam;

2.2.2. Người và phương tiện nước ngoài hoạt động nghề cá nêu tại điểm 2.2.1 bao gồm cả người và phương tiện thuộc doanh nghiệp thủy sản nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi tiến hành các công việc điều tra, thăm dò, khai thác, nuôi trồng, thu gom vận chuyển hải sản trong các vùng biển của Việt Nam.

2.3. Khoản 3 được hướng dẫn như sau:

Hướng dẫn, hỗ trợ Lực lượng Cảnh sát biển về công tác chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thủy sản để xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để là cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật.

2.4. Khoản 4 được hướng dẫn như sau:

Khi cần thiết Bộ Thủy sản có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thống nhất lập các phương án để kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở những vùng biển có nhiều tầu, thuyền và phương tiện nghề cá vi phạm pháp luật về lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2.5. Khoản 5 đuợc hướng dẫn như sau:

[...]