Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư liên tịch 17/1999/TTLT-BLĐTBXH- BTC-BTCCBCP hướng dẫn NĐ 23/1999/NĐ-CP về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Tài chính - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành.

Số hiệu 17/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BTCCBCP
Ngày ban hành 21/07/1999
Ngày có hiệu lực 01/05/1999
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ,Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Quang Trung,Nguyễn Sinh Hùng,Nguyễn Thị Hằng
Lĩnh vực Bảo hiểm,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BTCCBCP

Hà Nội , ngày 21 tháng 7 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH - BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 17/1999/TTLT-BLĐTBXH- BTC-BTCCBCP NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/1999/NĐ-CP NGÀY 15/4/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954

Thi hành nghị định số 23/1999/nđ-cp ngày 15/4/1999 của chính phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường b, c, k trong thời kỳ chống mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được đảng cử ở lại miền nam sau hiệp định giơnevơ năm 1954, sau khi có ý kiến tham gia của bộ quốc phòng tại công văn số 1546/qp ngày 03 tháng 6 năm 1999, bộ công an tại công văn số 645/bca (x13) ngày 05 tháng 6 nam 1999, bộ tư pháp tại công văn số 1055tp/plhs-hc ngày 08 tháng 6 năm 1999, ban tổ chức trung ương tại công văn số 495 cv/tctw ngày 31 tháng 5 năm1999; liên tịch bộ lao động- thương binh và xã hội - bộ tài chính- ban tổ chức- cán bộ chính phủ hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG

1. Đối tượng áp dụng:

a. Quân nhân, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách Nhà nước khi đi chiến trường miền Nam (B), chiến trường Lào (C), chiến trường Campuchia (K) trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân (bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc bao gồm:

- Sỹ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng;

- Sỹ quan, hạ sỹ quan hưởng lương, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân;

- Cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội;

- Cán bộ, công nhân viên chức thuộc các doanh nghiệp nhà nước

b. Cán bộ, sỹ quan đi xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B, C, K trước khi ban hành Nghị định 25/CP ngày 05/7/1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiền lương khu vực hành chính, sự nghiệp; Nghị định 24/CP ngày 01/7/1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh.

c. Quân nhân, cán bộ thoát ly được Đảng cử lại miền nam hoạt động cách mạng sau Hiệp định Giơnevơ 1954 (thời điểm cử ở lại từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955 theo quy định tại Chỉ thị số 87CT/TW ngày 31/8/1954 của Ban bí thư), gồm:

- Những người được các tổ chức Đảng, Chính quyền từ cấp huyện trở lên cử ở lại;

- Những người được đơn vị Quân đội nhân dân từ cấp tiểu đoàn hoặc cấp huyện đội (đối với lực lượng vũ trang ở địa phương) trở lên cử ở lại;

- Những người được đơn vị, cơ quan Công an nhân dân từ cấp tiểu đoàn hoặc cấp huyện trở lên cử ở lại;

- Quân nhân, cán bộ đã thoát ly thuộc diện đi tập kết sau Hiệp định Giơnevơ 1954 nhưng do điều kiện khách quan không đi được, ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động theo sự quản lý, phân công của tổ chức Đảng, từ cấp huyện trở lên.

d. Quân nhân, cán bộ được Đảng cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ 1954 (thời điểm cử đi từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955).

Các đối tượng nêu trên nếu đã từ trần hoặc hy sinh thì cũng thuộc đối tượng áp dụng.

2. Đối tượng không được áp dụng.

Các đối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên, nếu đào ngũ hoặc theo địch thì không thuộc đối tượng áp dụng.

II. CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

1. Cách tính thời gian hưởng chế độ:

a. Nguyên tắc tính:

- Việc tính thời gian chiến đấu, công tác, tại chiến trường để hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975;

- Đối tượng có thời gian chiến đấu, công tác, tại các chiến trường B, C, K thì được tính cộng dồn thời gian công tác, chiến đấu ở từng chiến trường để hưởng chế độ;

- Đối tượng có thời gian chiến đấu, công tác, không liên tục tại chiến trường thì khi tính thời gian để hưởng chế độ phải loại trừ thời gian gián đoạn này.

b. Công thức tính:

Thời gian được tính để hưởng chế độ xác định theo công thức sau:

[...]