BỘ
LÂM NGHIỆP-UỶ BAN XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
155-TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 29 tháng 12 năm 1986
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ LÂM NGHIỆP - UỶ BAN XÂY DỰNG CƠ BẢN NHÀ NƯỚC SỐ
155-TT/LB NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 1986 VỀ NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN LÂM SINH
Căn cứ Nghị định số 232-CP
ngày 6-6-1981 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản,
Nghị quyết số 166-HĐBT ngày 15-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến quản
lý xây dựng cơ bản và Nghị quyết 52-HĐBT ngày 23-2-1985 của Hội đồng Bộ trưởng
về cải tiến quản lý lâm trường quốc doanh;
Để đưa công tác xây dựng cơ bản lâm sinh vào nề nếp;
Liên Bộ Lâm nghiệp, Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước quy định như sau:
I. NHỮNG VẤN
ĐỀ CHUNG
1.1. Nội dung của xây dựng cơ bản
lâm sinh bao gồm việc xây dựng vốn cây đứng (tức tạo ra 1 quần thể sinh vật có
mục đích: cây gỗ, cây dưới tán, chim thú rừng...) trên đất rừng đã được quy hoạch
theo hướng phát triển và ổn định lâu dài.
Đối với đất bị thoái hoá mạnh
thì trước khi xây dựng vốn cây đứng phải tiến hành cải tạo đất để tạo ra đất rừng
có đủ điều kiện cho cây rừng tồn tại và phát triển.
Với nội dung trên, đối tượng chủ
yếu của xây dựng cơ bản lâm sinh là: rừng trồng mới có mục đích; rừng tự nhiên
cần khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo làm giàu rừng v.v... để chuyển thành rừng có mục
đích.
1.2. Các loại rừng trong xây dựng
cơ bản lâm sinh
Phân theo mục đích sử dụng, chia
ra:
1.2.1. Rừng sản xuất: Phục vụ
cho việc sản xuất gỗ, củi, các loại lâm sản, đặc sản như:
- Rừng cung cấp gỗ lớn.
- Rừng nguyên liệu công nghiệp
giấy, sợi, trụ mỏ.
- Rừng đặc sản (tinh dầu, hương
liệu, dược liệu v.v...)
- Rừng cung cấp củi.
- Rừng cây giống.
1.2.2. Rừng đặc dụng: Phục vụ
cho mục đích văn hoá, khoa học, quốc phòng, bảo tồn thiên nhiên, như:
- Rừng thắng cảnh du lịch.
- Rừng bảo vệ các khu văn hoá, lịch
sử, quốc phòng.
- Vườn Quốc gia, khu bảo vệ
thiên nhiên.
- Các khu thí nghiệm, thực nghiệm
khoa học, đào tạo.
1.2.3. Rừng phòng hộ: Để chống lại
các yếu tố có hại đến sản xuất và đời sống, như:
- Rừng đầu nguồn
- Rừng chống cát bay, rừng chống
sóng, lấn biển.
- Rừng chống gió độc hại, chống
ô nhiễm môi trường.
Loại rừng sản xuất mang tính chất
của công trình sản xuất. Loại rừng đặc dụng và rừng phòng hộ mang tính chất
công trình không sản xuất.
Trong mỗi loại trên đều có cả rừng
tự nhiên, rừng trồng và bao gồm cả đất phải trồng rừng.
1.3. Công trình, hạng mục công
trình
1.3.1. Công trình: Lâm trường,
xí nghiệp lâm nghiệp, trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh ... (gọi chung
là lâm trường) được xem là 1 công trình xây dựng, là đối tượng để đầu tư tính
toán hiệu quả kinh tế. Lâm trường có nhiều hạng mục nằm trong hệ thống dây chuyền
công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh để thực hiện việc xây dựng rừng, sản xuất các loại
lâm sản, đặc sản từ vốn rừng, áp dụng phương thức nông lâm kết hợp để sản xuất
thêm các loại nông sản, thuỷ sản phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu từng
nơi.
Lâm trường có quy mô như sau:
+ Lâm trường kinh doanh gỗ lớn,
rừng tự nhiên: khoảng 20.000 ha.
+ Lâm trường kinh doanh gỗ nhỏ
và trồng rừng: khoảng 10.000 ha.
+ Lâm trường kinh doanh đặc sản:
khoảng 5.000 ha.
+ Xí nghiệp, lâm trường giống
cây rừng: khoảng 1.000-5.000 ha.
+ Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm,
đào tạo: khoảng 1.000-3.000 ha
1.3.2. Hạng mục công trình:
- Lâm trường được chia ra thành
nhiều tiểu khu rừng. Mỗi tiểu khu là một hạng mục công trình.
Tiểu khu rừng là đối tượng để lập
thiết kế dự toán, thi công, thanh quyết toán về đánh giá hiệu quả đầu tư từng
phần.
Tiểu khu là cơ sở để bố trí hợp
lý 1 dây chuyền: lâm sinh khai thác - lâm sinh phù hợp với yêu cầu khoa học kỹ
thuật và tổ chức sản xuất.
Tiểu khu có ranh giới rõ ràng
trên bản đồ và trên thực địa, có tên gọi theo số hiệu.
Mỗi tiểu khu có quy mô như sau:
+ Rừng sản xuất gỗ lớn, rừng tự
nhiên khoảng 1000 ha
+ Rừng kinh doanh gỗ nhỏ, trồng
rừng: khoảng 500 - 1000 ha.
+ Rừng đặc sản: khoảng 500 ha
+ Rừng cây giống khoảng 500 ha
+ Rừng nghiên cứu thực nghiệm,
đào tạo: khoảng 500 ha
Tiểu khu được chia thành nhiều
khoảnh. Mỗi khoảnh có diện tích bình quân 100 ha và được chia thành nhiều lô. Mỗi
lô có diện tích bình quân 10 ha. Lô là đơn vị để thi công và thanh toán hàng
năm. Mỗi năm có thể thi công một hoặc nhiều lô trong một tiểu khu rừng.
- Hạng mục phòng chống cháy cho
một lâm trường hay một khu rừng, bao gồm: đường ranh cản lửa, chòi canh, kênh,
mương, hồ chứa nước.
- Hạng mục phòng chống sâu bệnh
cho một lâm trường hay một khu rừng, bao gồm cả trạm dự báo, đội phòng trừ sâu
bệnh...
- Hạng mục vườn ươm lớn ổn định
có công suất khoảng từ 2 triệu cây/năm trở lên.
Ngoài các hạng mục nói trên,
trong lâm trường còn có các hạng mục công trình công nghiệp, dân dụng như: Lâm
trường Bộ, cụm dân cư, cơ sở chế biến gỗ, xưởng sửa chữa v.v... Các hạng mục
này được xem xét đầu tư và quản lý xây dựng cơ bản theo các quy định hiện hành
của Nhà nước.
1.4. Các giai đoạn lâm sinh:
1.4.1. Đối với rừng trồng: Chu kỳ
từ khi trồng đến khi rừng thành thục sinh học hoặc công nghệ được chia thành 2
giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Trồng. Chăm sóc
- Giai đoạn 2: Nuôi dưỡng. Bảo vệ
Mỗi giai đoạn chia ra 2 bước để
tiện cho việc đầu tư và quản lý (chi tiết xem phụ lục).
1.4.2. Đối với rừng tự nhiên:
Căn cứ vào quy hoạch sản xuất và trạng thái rừng để tiến hành khoanh nuôi, tu bổ
làm giàu rừng. Từ đó, chia ra các giai đoạn lâm sinh thích hợp.
Đối với nơi cải tạo theo lô...
được xem như trồng rừng mới và áp dụng các quy định cho trồng rừng.
1.5. Đầu tư xây dựng cơ bản lâm
sinh:
Bảo đảm đầu tư liên tục, đồng bộ
từ lúc tạo cây con trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, tỉa thưa bảo vệ liên tục đến
khi rừng có sản phẩm hoặc đạt yêu cầu thiết kế theo các giai đoạn lâm sinh quy
định sau:
1.5.1. Đối với rừng trồng:
- Rừng sản xuất: đến khi kết
thúc giai đoạn 2.
- Rừng đặc dụng: đến khi kết
thúc bước 1 giai đoạn 2 (riêng các khu thực nghiệm khoa học: đến khi kết thúc
giai đoạn 2).
- Rừng phòng hộ: đến khi kết
thúc giai đoạn 1.
1.5.2. Đối với rừng tự nhiên: Đến
khi đạt yêu cầu (công suất) thiết kế.
1.6. Suất đầu tư xây dựng cơ bản
lâm sinh:
Được tính đồng bộ tất cả các yếu
tố cần thiết để tạo thành rừng. Suất đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh gồm 2 phần:
- Suất đầu tư lâm sinh thuần tuý
(có phân ra theo từng giai đoạn lâm sinh).
- Suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng (tính chung cho tất cả các giai đoạn).
1.7. Kế hoạch hoá đầu tư xây dựng
cơ bản lâm sinh:
Thực hiện đầu tư theo công trình
(phân ra theo từng hạng mục lâm sinh) từ đầu đến khi kết thúc theo quy định ở mục
1.5 nói trên.
Công trình và hạng mục công
trình được ghi thành danh mục cụ thể trong kế hoạch dài hạn. Hàng năm, được ghi
kế hoạch chuyển tiếp nếu công trình và hạng mục công trình không kết thúc trong
năm kế hoạch.
Đối với các lâm trường đã được
duyệt luận chứng kinh tế- kỹ thuật, nếu là rừng sản xuất thì lấy chỉ tiêu diện
tích rừng thành thục công nghệ (kèm theo quy cách, phẩm chất m3, tấn/ha)
làm chỉ tiêu chủ yếu ghi trong kế hoạch. Các trường hợp khác, lấy chỉ tiêu diện
tích thành rừng.
II. CÁC GIAI
ĐOẠN TIẾN HÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN LÂM SINH
2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Thăm dò, khảo sát để lập luận chứng
kinh tế - kỹ thuật, bao gồm: Điều tra đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh học.
Quy hoạch đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, xác định cơ cấu cây trồng tối ưu
v.v...
Luận chứng kinh tế - kỹ thuật
lâm trường được lập theo các quy định của Bộ Lâm nghiệp; trong đó đối với các
tiểu khu cần ghi rõ công suất thiết kế phải đạt được trong từng giai đoạn lâm
sinh và công suất ổn định sau khi kết thúc đầu tư ở luân kỳ I (tính bằng m3
hoặc tấn sản phẩm).
2.2. Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
Căn cứ vào thiết kế, dự toán tiểu
khu được duyệt mà tiến hành thi công trong nhiều năm. Bỏ tình trạng lập thiết kế
dự toán theo năm hoặc theo công đoạn thi công.
Được áp dụng đơn giá xây dựng cơ
bản khu vực thống nhất trong dự toán. Ủy ban xây dựng cơ bản các tỉnh có trách
nhiệm cùng các ngành liên quan xây dựng đơn giá khu vực thống nhất cho công
trình lâm sinh.
Được ghi thêm 1 khoản dự phòng
10% tính trên giá trị dự toán để chi cho trường hợp phải trồng lại do nguyên
nhân khách quan. Khoản dự phòng này do bên A quản, được chi cho bên B khi có sự
nhất trí của Ngân hàng đầu tư và xây dựng địa phương.
Phân cấp xét duyệt thiết kế, dự
toán:
Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp phê duyệt thiết kế dự toán lâm trường và các tiểu
khu trồng rừng thâm canh cao sản có diện tích từ 500 ha trở lên.
Tổng giám đốc Liên hiệp giám đốc
công ty, Sở lâm nghiệp lâm trường Trung ương phê duyệt thiết kế dự toán tiểu
khu và các tiểu khu trồng rừng thâm canh cao sản có diện tích dưới 500 ha.
2.3. Giai đoạn xây lắp
2.3.1. Thi công: Chỉ được thi
công sau khi thiết kế dự toán được duyệt và thi công gọn từng lô, nhiều lô và từng
tiểu khu.
Lô là phần nhỏ nhất cho phép của
công trình để ký kết hợp đồng giao nhận thầu thi công. Ngoài ra, được áp dụng
hình thức khoán công đoạn thi công, khoán công việc cho hợp tác xã, tập thể hoặc
cá nhân.
2.3.2. Nghiệm thu - thanh toán -
bàn giao
- Nghiệm thu nội bộ: Tiến hành
sau khi kết thúc từng công đoạn thi công, do đơn vị thi công tự thực hiện (có
thể có sự tham gia của bên A) để tính toán trả lương trong đơn vị mình.
- Nghiệm thu thanh toán và nghiệm
thu bàn giao
Lấy đơn vị nhỏ nhất là lô để
nghiệm thu từng kỳ theo quy định sau:
Đối với rừng trồng mới tập
trung: 3 lần (kỳ) nghiệm thu:
+ Lần 1: - Kết thúc giai đoạn 1
(rừng khép tán hoặc định hình).
+ Lần 2: - Kết thúc bước 1 giai
đoạn 2.
+ Lần 3: - Kết thúc bước 2 giai
đoạn 2.
Căn cứ vào quy trình trồng rừng,
tiêu chuẩn rừng trồng, và những quy định về nghiệm thu rừng trồng mà tiến hành
1, 2 hoặc cả 3 lần nghiệm thu.
Các lần nghiệm thu trung gian
dùng làm căn cứ thanh toán giữa các bên A, B được gọi là nghiệm thu thanh toán.
Lần nghiệm thu cuối cùng làm căn cứ kết thúc đầu tư từng lô để bàn giao cho đơn
vị sử dụng, gọi là nghiệm thu bàn giao.
Hồ sơ nghiệm thu, bàn giao được
thực hiện theo mẫu thống nhất do Bộ Lâm nghiệp ban hành.
- Thành phần nghiệm thu:
+ Đối với nghiệm thu thanh toán:
Bên A: Làm Chủ tịch Hội đồng
nghiệm thu.
Các uỷ viên:
- Bên B.
- Đơn vị thiết kế.
- Ngân hàng đầu tư và xây dựng địa
phương.
+ Đối với nghiệm thu bàn giao:
Bên A: làm Chủ tịch Hội đồng
nghiệm thu.
Các uỷ viên:
- Bên B.
- Kiểm lâm nhân dân (Cục hoặc
Chi cục tuỳ từng công trình).
- Hạt lâm nghiệp huyện.
- Ngân hàng đầu tư và xây dựng địa
phương.
III. CÁC VẤN
ĐỀ KHÁC
3.1. Thưởng: Được ghi 1 khoản
chi phí khen thưởng 3% tính trên giá trị dự toán, để thưởng cho đơn vị thi công
đạt chất lượng, tiến độ, giá thành theo hợp đồng ký kết. Khoản này do bên A quản,
được trích chi ngay sau từng kỳ nghiệm thu. Tổng chi của tất cả các kỳ không được
lớn hơn 3% giá trị dự toán được duyệt.
3.2. Phạt: Sau từng lần nghiệm
thu thanh toán, nếu do nguyên nhân khách quan mà tỷ lệ cây sống không đạt tiêu
chuẩn và không đủ số lượng thì phải trồng dặm ngay. Kinh phí được lấy từ khoản
dự phòng quy định ở mục 2.2 Thông tư này. Khi nghiệm thu bàn giao mà trồng
không thành rừng theo quy định thì đơn vị thi công phải chịu phạt 1% của giá trị
dự toán và phải trồng lại bằng vốn tự có của đơn vị.
(Tỷ lệ cây sống và tiêu chuẩn
thành rừng sẽ được quy định cụ thể bằng các thông tư hướng dẫn kèm theo).
IV. PHẠM VI
ÁP DỤNG
Thông tư này áp dụng cho việc
xây dựng các công trình lâm sinh, thực hiện bằng lực lượng quốc doanh, thuộc
ngành lâm nghiệp. Đối với hợp tác xã, được vận dụng từng phần thích hợp (Bộ Lâm
nghiệp có hướng dẫn tiếp).
Căn cứ vào Thông tư này, Bộ Lâm
nghiệp sẽ ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện tiếp theo.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, cần bổ sung, sửa đổi các đơn vị cần phản ảnh về Uỷ ban Xây dựng
cơ bản Nhà nước và Bộ Lâm nghiệp để giải quyết.
Đỗ
Quốc Sam
(Đã
ký)
|
Phan
Xuân Đợt
(Đã
ký)
|
PHỤ LỤC
CÁC GIAI ĐOẠN LÂM SINH ĐỐI VỚI RỪNG TRỒNG
I. Giai đoạn I: Trồng
cây, chăm sóc từ lúc mới trồng đến khi rừng khép tán hoặc định hình. Thời gian
3-5 năm. Chia ra 2 bước:
1. Bước 1: Trồng, bao gồm: Tạo
cây con - làm đất - tra dặm - chăm sóc - chống xói mòn - bảo vệ.
Thời gian tối thiểu 12 tháng.
2. Bước 2: Chăm sóc, bảo vệ cho
đến khi rừng khép tán hoặc định hình. Bao gồm: trồng dặm - chăm sóc - bồi dưỡng
đất - phòng chống sâu bệnh - phòng chống người và gia súc phá hoại.
II. Giai đoạn II: Nuôi dưỡng,
bảo vệ: từ lúc rừng khép tán đến khi rừng thành thục sinh học hoặc công nghệ.
Thời gian 6 - 30 năm (có thể 5
năm đối với rừng đặc sản, 40 năm đối với rừng gỗ lớn).
Chia ra 2 bước:
1. Bước 1: Tỉa quang (không tận
thu được sản phẩm)
Bao gồm: tỉa quang - chăm sóc -
nuôi dưỡng - bảo vệ.
Thời gian 2 - 5 năm.
2. Bước 2: Tỉa thưa trung gian:
từ lúc kết thúc tỉa quang đến tỉa thưa lần cuối. Bao gồm: tỉa thưa điều chỉnh mật
độ - vệ sinh rừng - bảo vệ.
Tuỳ theo loại rừng và tuổi cây
dài hay ngắn mà có thể có hoặc không có bước này.