BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ NỘI VỤ-BỘ THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
12-TTLB
|
Hà Nội , ngày 28 tháng 10 năm 1994
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - BỘ NỘI VỤ - BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ
MÔI TRƯỜNG SỐ 12-TTLB NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 1994 VỀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHỈ THỊ
406-TTG NGÀY 8-8-1994 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Ngày 8-8-1994, Thủ tướng Chính
phủ đã có Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản
xuất, buôn bán và đốt pháo. Liên Bộ Thương mại - Nội vụ - Khoa học, Công nghệ
và Môi trường sau khi thống nhất với các ngành hữu quan ra Thông tư hướng dẫn
như sau:
I. VỀ SẢN XUẤT,
BUÔN BÁN PHÁO NỔ, THUỐC PHÁO NỔ TỪ NAY ĐẾN HẾT NGÀY 31-12-1994
1. Kể từ ngày 1-1-1995, mọi hành
vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển thuốc pháo nổ, pháo nổ thành phẩm, bán thành
phẩm và đốt các loại pháo nổ đều bị xử lý theo các quy định tại Chỉ thị 406-TTg ngày 8-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức hoặc cá nhân còn
nguyên liệu tồn đọng muốn tiếp tục sản xuất, hoặc buôn bán các loại pháo nổ cỡ
nhỏ đến 31-12-1994 phải có giấy chứng nhận đủ các điều kiện về an toàn, an ninh
trật tự quy định tại Nghị định 17-CP ngày
23-12-1992 của Chính phủ về quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt: phải theo
đúng tiêu chuẩn Việt Nam CTVN 5683-1992 ban hành theo Quyết định 594-QĐ ngày
31-8-1992 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường) về an toàn trong sản xuất, bảo quản và vận chuyển pháo và phải
có giấy phép sản xuất, buôn bán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
tại Thông tư 401/TT-LB ngày 23-11-1990 của
Liên Bộ Công nghiệp nhẹ - Thương nghiệp.
Đến 31-12-1994 giấy phép sản xuất,
buôn bán pháo nổ, thuốc pháo nổ phải được thu hồi.
3. Người sản xuất buôn bán các
loại pháo nổ, thuốc pháo nổ, phải chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh mới
hoặc chuyển sang kinh doanh pháo hoa theo các quy định của Nhà nước.
4. Để giúp các hộ sản xuất pháo
có điều kiện thuận lợi trong việc chuyển hướng kinh doanh, đề nghị Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố có kế hoạch sắp xếp, tạo việc làm, ngành nghề mới theo quy
định của địa phương cho số lao động đang sản xuất pháo nổ, thuốc pháo nổ. Chỉ đạo
ngành thuế căn cứ vào chính sách miễn, giảm thuế để xem xét và báo cáo Bộ Tài
chính quyết định việc miễn hoặc giảm thuế cho các hộ chuyển hướng từ sản xuất
pháo nổ, thuốc pháo nổ sang các ngành nghề mới theo các quy định của các luật
thuế hiện hành, chỉ đạo ngân hàng địa phương có chính sách cho vay vốn, khuyến
khích việc phát triển ngành nghề kinh doanh mới, đồng thời trích ngân sách của
địa phương để lập và xét duyệt kinh phí đào tạo lại nghề cho số lao động làm
pháo nổ chuyển sang nghề khác hoặc pháo hoa.
II. CÁC ĐIỀU
KIỆN SẢN XUẤT, BUÔN BÁN, VẬN CHUYỂN PHÁO HOA, THUỐC PHÁO HOA
1. Pháo hoa quản lý theo các quy
định của Chỉ thị 406-TTg và Thông tư này là
những loại pháo chỉ dùng thuốc pháo để đẩy hoặc (và) phu hoa, có tác dụng chính
là phát ra ánh sáng có màu sắc mà không gây tiếng nổ. Thường gọi là pháo hoa,
pháo bông, cây bông (dưới đây gọi cung là pháo hoa). Thuốc pháo hoa là hợp chất
hoá học dùng làm nguyên liệu sản xuất pháo hoa.
2. Những tổ chức cá nhân có đủ
điều kiện sau đây được cấp giấy phép sản xuất, buôn bán pháo hoa, thuốc pháo
hoa:
a) Trong sản xuất:
- Theo quy định tạm thời an toàn
phòng cháy chữa cháy, phòng nổ trong việc sản xuất, bảo quản, vận chuyển, buôn
bán pháo hoa kèm theo Thông tư này (phụ lục số 1).
- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh trật tự của cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
- Sản phẩm sản xuất ra phải có
đăng ký chất lượng và thực hiện đúng quy định tạm thời về yêu cầu kỹ thuật các
quy tắc an toàn cơ bản trong sản xuất, vận chuyển, bảo quản và buôn bán pháo
hoa kèm theo Thông tư này (phụ lục số 2).
b) Trong buôn bán:
- Thực hiện đúng các quy định về
an toàn phòng cháy nổ. Không buôn bán pháo hoa, thuốc pháo hoa chung với các loại
hàng hoá để cháy, để nổ như: vàng mã, hương nến, xăng dầu, các hoá chất dễ
cháy, nổ, cao su, nhựa và các loại hàng khô dễ cháy.
- Chỉ buôn bán những loại pháo
hoa có đăng ký chất lượng và nhãn sản phẩm hợp pháp theo quy định của Tổng cục
Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.
3. Vận chuyển pháo hoa, thuốc
pháo hoa, phải thực hiện đúng các quy định sau đây:
- Có giấy phép vận chuyển pháo
hoa, thuốc pháo hoa do công an tỉnh, thành phố cấp.
- Pháo hoa, thuốc pháo hoa do
các cơ sở sản xuất hợp pháp sản xuất ra (pháo của các cơ sở được cấp giấy phép
sản xuất) và phải có chứng từ mua bán hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính.
- Có thiết bị phòng cháy, nổ
theo quy định của Bộ Nội vụ.
- Không được vận chuyển trên
cùng một phương tiện đang có hành khách hoặc hàng hoá dễ cháy, dễ nổ.
4. Dựa vào những điều kiện quy định
trên đây, Sở Công nghiệp (đối với sản xuất) và Sở Thương mại (đối với buôn bán)
căn cứ vào giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan công an
có thẩm quyền cấp; chỉ đạo việc đổi lại hoặc cấp mới giấy phép kinh doanh pháo
hoa cho các tổ chức hoặc cá nhân theo những quy định hiện hành của Nhà nước.
III. VỀ VIỆC
SỬ DỤNG PHÁO HOA
1. Việc sử dụng pháo hoa ở nơi
công cộng vào các ngày lễ lớn, ngày tết và ngày hội do Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố quy định và thông báo địa điểm, thời gian dốt (hoặc bắn) pháo hoa.
2. Người sử dụng pháo hoa phải
tuân theo các quy định của Nhà nước, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhà
nước và công dân.
IV. XỬ LÝ VI
PHẠM
Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn
bán, vận chuyển nhập khẩu và sử dụng pháo, thuốc pháo trái với các quy định của
Chỉ thị 406-TTg và Thông tư liên bộ này,
ngoài việc tịch thu tang vật, tiêu huỷ pháo và thuốc pháo, tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm còn bị phạt như sau:
1. Vi phạm trong sản xuất và
buôn bán
a) Sản xuất, buôn bán pháo, thuốc
pháo không có giấy phép bị đình chỉ sản xuất, buôn bán và phạt tiền từ 500.000
đồng đến 1.000.000 đồng, nếu vi phạm lần đầu. Phạt tiền 2.000.000 đồng, nếu tái
phạm hoặc vi phạm có tổ chức.
b) Sản xuất, buôn bán pháo, thuốc
pháo tuy có giấy phép nhưng không thực hiện đúng nội dung được phép hoặc không
tuân thủ các điều kiện đã quy định bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Nếu tái phạm hoặc vi phạm có tổ chức phạt tiền 2.000.000 đồng.
c) Sau ngày 1-1-1995, nếu còn sản
xuất, buôn bán pháo nổ, thuốc pháo nổ, bị phạt tiền 2.000.000 đồng.
d) Cấm nhập khẩu và lưu thông ở
thị trường trong nước các loại pháo, thuốc pháo sản xuất từ nước ngoài. Người
vi phạm bị thu hồi giấy phép kinh doanh, phạt tiền 1.000.000 đồng; Nếu tái phạm
hoặc vi phạm có tổ chức sẽ bị phạt đến 2.000.000 đồng hoặc theo quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Vi phạm trong vận chuyển
pháo, thuốc pháo.
a) Vận chuyển loại pháo tuy được
phép lưu thông, nhưng không có giấy phép vận chuyển, bị phạt 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng; nếu tái phạm hoặc vi phạm có tổ chức phạt 2.000.000 đồng.
b) Vận chuyển loại pháo, thuốc
pháo Nhà nước cấm sản xuất, lưu thông bị phạt tiền 2.000.000 đồng.
c) Vận chuyển pháo lẫn với hành
khách hoặc hàng hoá dễ cháy, dễ nổ và không có thiết bị phòng cháy, nổ, bị phạt
tiền 500.000 đồng đến 1.000.000; nếu tái phạm hoặc vi phạm có tổ chức phạt
2.000.000 đồng.
3. Vi phạm trong sử dụng pháo:
gây nguy hại cho người, thiệt hại tài sản của Nhà nước, của công dân, ảnh hưởng
đến môi trường, trật tự trị an nơi công cộng bị xử phạt vi phạm theo quy định của
Nghị định 141-HĐBT ngày 25-4-1991 về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và Thông tư 09/TT-BNV (C11)
ngày 30-12-1991 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Trẻ em dưới 16 tuổi vi phạm thì
bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hoặc nộp
tiền phạt hành chính.
4. Các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực sản xuất, buôn bán, vận chuyển và sử dụng pháo trên đây nếu gây hậu quả
nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng của mình chủ động
xây dựng kế hoạch triển khai, tiến hành các biện pháp phối hợp chỉ đạo, tổ chức
thực hiện. Cần đặc biệt chú trọng một số vấn đề sau:
1. Tăng cường công tác vận động
tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân Chỉ thị này, để mọi người đồng tình và tự
giác chấp hành.
2. Có phương án cụ thể, tạo những
điều kiện cần thiết để giúp người sản xuất, buôn bán pháo nổ, thuốc pháo nổ
chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác hoặc sản xuất, buôn bán pháo hoa, thuốc
pháo hoa, nhất là những nơi tập trung, nơi có truyền thống sản xuất pháo lâu đời.
3. Tổ chức sự phối hợp liên
ngành giữa các cơ quan chức năng (công an, quản lý thị trường, Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, thuế...) trong chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, phát
hiện xử lý trong sản xuất, buôn bán, vận chuyển và sử dụng pháo theo Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ.
Ở các thành phố lớn và những địa
phương có nghề sản xuất pháo tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Hà Tây, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ... có thể tổ chức từng đợt phối hợp công
tác liên ngành với sự chủ trì của cơ quan công an hoặc quản lý thị trường và
các ngành hữu quan tham gia, trong một thời gian nhất định.
4. Liên Bộ giao cho Sở Thương mại,
Công an tỉnh, thành phố, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường báo cáo Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch triển khai tổ chức
thực hiện Thông tư Liên bộ này, đồng thời theo dõi, báo cáo kết quả về Bộ chủ
quản.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký.
Ghi chú: Kèm theo Thông tư này
có các phụ lục:
Phụ lục 1: Quy định tạm thời an
toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ trong việc sản xuất, bảo quản, vận chuyển,
buôn bán pháo hoa.
Phụ lục 2: Quy định tạm thời và
yêu cầu kỹ thuật các quy tắc an toàn cơ bản trong sản xuất, bảo quản và buôn
bán pháo hoa.
Lê
Quý An
(Đã
ký)
|
Trương
Đình Tuyển
(Đã
ký)
|
Phạm
Tâm Long
(Đã
ký)
|
PHỤ LỤC SỐ 1
QUY ĐỊNH TẠM THỜI AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY,PHÒNG NỔ
TRONG VIỆC SẢN XUẤT, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN,BUÔN BÁN PHÁO HOA
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch Bộ Thương mại,Nội vụ và Khoa học, Công
nghệ và Môi trường
số 121-TTLB ngày 28-10-1994)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Chỉ được sản xuất các loại
pháo hoa, thuốc pháo hoa theo tiêu chuẩn quy cách được Nhà nước cho phép.
2. Cơ sở sản xuất bảo quản pháo
hoa và thuốc pháo hoa phải đạt được các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa
cháy và được cơ quan phòng cháy chữa cháy (PCCC) thoả thuận về thiết kế và thiết
bị phòng cháy chữa cháy.
3. Người làm việc tại các cơ sở
sản xuất, bảo quản pháo hoa, thuốc pháo hoa, sử dụng phương tiện vận chuyển
pháo hoa, thuốc pháo hoa phải có kiến thức phòng cháy chữa cháy và biết sử dụng
các phương tiện phòng cháy chữa cháy thông thường để chữa cháy.
Những người trực tiếp sản xuất,
bảo quản và thường xuyên vận chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa phải có giấy chứng
nhận qua lớp học tập nghiệp vụ an toàn phòng cháy chữa cháy pháo do công an các
tỉnh, thành phố cấp mới được làm việc.
II. QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN PHÒNG
CHÁY CHỮA CHÁY, PHÒNG NỔ TRONG SẢN XUẤT PHÁO HOA, THUỐC PHÁO HOA
1. Khu vực sản xuất pháo hoa,
thuốc pháo hoa phải riêng biệt cách các công trình nhà cửa khác ít nhất 30m. Phải
bố trí các khâu sản xuất tách biệt nhau, có tường ngăn cháy và phải có ít nhất
2 lối thoát nạn.
2. Tại khu vực sản xuất phải tuyệt
đối cấm lửa trần và các điều kiện có thể phát ra lửa, có nội quy phòng cháy chữa
cháy. Tại mỗi khu vực dành cho 1 khâu sản xuất phải bố trí ít nhất 2 bình chữa
cháy, 200 lít nước và 2 xô xách nước.
3. Phải thường xuyên quét dọn sạch
sẽ bằng chổi đót, chổi rơm mềm, khi thao tác phải làm đúng quy trình kỹ thuật,
làm nhẹ nhàng tránh va đập rơi vãi. Không được đi guốc giầy dép có đế đóng định
vào khu vực sản xuất chế biến thuốc pháo hoa, không được kéo lê các hòm, dụng cụ
gây ma sát.
4. Các dụng cụ nghiền tán nguyên
liệu phải dùng riêng cho từng loại hoá chất. Trường hợp dùng chung dụng cụ thì
phải nghiền tán lần lượt riêng từng loại, mỗi lần nghiền phải lau chùi dụng cụ
sạch sẽ mới nghiền tán loại khác. Đối với máy xay hoá chất chạy điện, cần kiểm
tra hệ thống điện thật an toàn mới cho máy chạy. Mô tơ điện phải là loại an
toàn chống tia lửa, nếu mô tơ điện loại bình thường thì phải đặt riêng ở gian
khác.
5. Khi cân trộn hoá chất phải
cân riêng từng loại bảo đảm chính xác liều lượng quy định. Cấm dùng cân treo có
quả cân và đĩa cân bằng sắt để cân thuốc pháo hoa.
6. Khi trộn thuốc pháo hoa và
thuốc làm ngòi phải theo đúng công thức tỷ lệ. Mỗi lần trộn không quá 2 kg đối
với thuốc pháo hoa và không quá 1 kg đối với thuốc làm ngòi. Thuốc đã trộn phải
dùng hết trong ca. Cấm trộn sẵn cho ca sau hoặc ngày hôm sau.
- Khi pha trộn thuốc pháo hoa
không dùng vật cứng để cào, xúc thuốc, không nói chuyện, hoặc làm thêm việc
khác.
- Người pha trộn phải đeo găng
cao su mỏng để vun và bốc thuốc đã pha trộn.
- Nơi trộn thuốc phải thoáng, với
nhà trộn diện tích dưới 30 m2 không được tàng chữ quá 8 kg hỗn hợp thuốc pháo.
7. Xe ngòi pháo
a) Nhà xe ngòi pháo phải bố trí
diện tích mỗi người làm việc ít nhất 2 m2 hoặc bàn nọ cách bàn kia 2 m.
b) Lượng thuốc ngòi để trên bàn
cho một làn xe ngòi tối đa không được quá 0,5 kg/người. Cấm xe ngòi vào thời
gian từ 11h00 đến 14h00 trong những ngày thời tiết nóng nhiệt độ trên 370C.
8. Khi phơi ngòi pháo phải có
người trông coi, phải phơi ngòi pháo trên sàn tre, nứa hoặc vải ny lông, sàn
phơi cách mặt đất ít nhất 1m, có giá đỡ chắc chắn. Cấm phơi ngòi trên nền gạch,
xi măng hoặc sào sắt.
9. Xén ngòi pháo
Chỉ được xén ngòi pháo khi đã
phơi khô để nguội. Dao xén phải mỏng và sắc. Trước khi xén phải lau dao bằng một
lượt mỡ mỏng hoặc giẻ ướt. Phải xén 1 nhát là đứt ngay, cấm cứa đi cứa lại vào
bó ngòi.
- Mỗi lần chỉ được xén 1 bó (100
dây ngòi) xén xong hai bó phải dùng giẻ ướt để thấm vào dao xén. Các bó chưa
xén phải để cách người ít nhất 0,5m. Chỉ được xén ngòi vào lúc trời mát, xa nơi
sản xuất ngòi pháo, nơi có tia lửa, tàn lửa.
- Các ngòi xén xong phải để
trong hộp giấy cứng hoặc hòm gỗ có dán giấy bên trong.
10. Cho thuốc vào pháo.
Khi cho thuốc vào pháo phải nhẹ
nhàng, không để rơi vãi. Khi cho thuốc xong phải chuyển ngày ra nơi riêng biệt.
Đổ xi quét hồ phải hết sức nhẹ nhàng.
11. Phơi, sấy pháo hoa
- Sân phơi pháo phải sạch sẽ,
không có các mạch gạch, sỏi, đá, kim loại v.v... Trên nền; chỉ được phơi pháo
trên bìa giấy cứng, ván sàn, không phơi trực tiếp trên sân gạch hoặc xi măng. Số
lượng pháo phơi cùng một lúc trên một sân không quá 10.000 quả.
- Chỉ sấy pháo bằng luồng khí
nóng dưới 600C. Cấm sấy pháo bằng lửa trần, cạnh lò sấy phải có đủ
phương tiện chữa cháy.
III. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG BẢO
QUẢN NGUYÊN LIỆU LÀM PHÁO HOA VÀ PHÁO HOA THÀNH PHẨM
1. Kho chứa nguyên liệu làm pháo
hoa hoặc pháo hoa thành phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kho phải cách xa khu vực sản
xuất pháo ít nhất 15cm, cách các công trình nhà ở khác ít nhất 30m. Trường hợp
chứa trên 500kg nguyên liệu làm pháo hoặc số pháo thành phẩm tương đương phải
cách xa nơi sản xuất ít nhất 30m, cách các công trình nhà ở khác ít nhất 45m.
- Kho làm bằng vật liệu không
cháy hoặc khó cháy. Nhà kho phải cao ráo, thông thoáng và cách nhiệt bảo đảm
nhiệt độ trong kho không vượt quá 400C, có biện pháp chống mất cắp,
chống chuột.
- Cánh cửa nhà kho phải mở ra
phía ngoài.
2. Các nhà kho chứa từ 500 kg
nguyên liệu làm pháo hoặc số pháo tương đương trở lên phải làm hệ thống chống
sét theo đúng quy định của phụ lục 10 TCVN 4986-88.
3. Cấm dùng đèn dầu hoặc ngọn lửa
trần chiếu sáng trong kho, chỉ được phép chiếu sáng bằng đèn điện, đèn ắc quy
hoặc đèn pin. Các cầu chì, ổ cắm, công tắc, cầu dao điện phải để ngoài nhà kho,
bóng đèn phải có công suất Ê 6000W và đặt cách nguyên liệu làm pháo và pháo
thành phẩm ít nhất 1m. Việc lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng trong kho phải
tuân thủ theo quy phạm kỹ thuật điện.
4. Các nguyên liệu làm bằng pháo
phải xếp riêng từng loại trên giá kê, nguyên liệu phải để trong bao bì đảm bảo.
Kaliclorat phải để ở kho riêng
Cấm chứa nguyên liệu làm pháo ở
dạng hỗn hợp
5. Pháo thành phẩm phải có kho
chứa riêng bao gói cẩn thận, chống va đập và tàn lửa.
6. Sắp xếp trong kho phải theo
lô, mỗi lô cách tường 0,2m; sàn kê cao 0,3m; chiều dài không quá 3m; rộng không
quá 1,3m; cao không quá 2m, khoảng cách giữa 2 lô ít nhất 1m.
7. Trong nhà kho chứa nguyên liệu
làm pháo hoa và pháo hoa không được chứa các vật liệu dễ cháy, nổ, dễ sinh nhiệt
khác.
8. Cấm đi guốc, giầy dép có đế cứng
hoặc đóng đinh vào kho. Khi dọn vệ sinh phải dùng chổi mềm quét nhẹ nhàng.
9. Kho phải có nội quy cụ thể,
có biện pháp và phương tiện phòng ngừa cháy nổ, có biển báo cấm lửa, cấm hút
thuốc. Tại mỗi cửa kho phải bố trí ít nhất 2 bình chữa cháy, 200 lít nước và 2
xô xách nước.
10. Việc xuất, nhập pháo phải do
thủ kho trực tiếp thực hiện, có sổ ghi chép đầy đủ, hàng tháng phải kiểm kê. Nếu
mất thuốc phải báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời xử lý. Khi nhập, xuất,
thủ kho phải kiểm tra an toàn trong kho trước khi rời kho.
IV. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG XẾP
DỠ, VẬN CHUYỂN THUỐC PHÁO HOA VÀ PHÁO HOA THÀNH PHẨM
1. An toàn trong xếp dỡ.
a) Việc xếp dỡ phải làm tại những
nơi được cơ quan công an cho phép, có biên bản xác định giới hạn an toàn. Những
người không có liên quan đến việc xếp dỡ không được ở trong khu vực cấm.
b) Nếu xếp vào ban đêm phải được
chiếu sáng đầy đủ bằng đèn điện hoặc ắc quy; bóng đèn cách nơi có nguyên liệu
làm pháo, pháo thành phẩm ít nhất 1,5m.
Nơi xếp dỡ phải cách cầu doa ít
nhất 5 năm. Cấm dùng đèn dầu hoặc ngọn lửa trần để chiếu sáng trong quá trình xếp
dỡ.
c) Khi xếp dỡ phải nhẹ nhàng. Cấm
ném, quăng hoặc kéo ô hàng, bao gói thuốc pháo, pháo thành phẩm. Dụng cụ tháo dỡ,
thùng đựng nguyên liệu phải bằng vật liệu mà khi sử dụng không phát tia lửa.
2. An toàn trong vận chuyển.
a) Nghiêm cấm vận chuyển thuốc
pháo hoa ở dạng hỗn hợp dưới mọi hình thức.
b) Vận chuyển thuốc pháo hoa và
pháo hoa phải có giấy phép của cơ quan công an.
c) Cấm vận chuyển thuốc pháo hoa
và pháo hoa cùng với người, gia súc và các loại hàng hoá khác với các chất dễ
cháy nổ, ngoại trừ phụ xe và người áp tải.
d) Cấm vận chuyển thuốc pháo hoa
chung với pháo hoa. Các nguyên liệu sản xuất pháo phải vận chuyển riêng từng loại.
Trường hợp mỗi loại không quá 100kg thì có thể vận chuyển trên một phương tiện
nhưng phải để riêng từng hòm và xếp riêng từng khu vực.
e) Khi vận chuyển thuốc pháo hoa
và pháo hoa phải đóng gói sắp xếp cẩn thận, chằng buộc chắc chắn, có biện pháp
chống va đập trong quá trình vận chuyển. Mỗi hòm không quá 35 kg.
g) Ô tô, tàu thuyền, xe lửa vận
chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa phải được bịt kín và chống mất cắp. Trên mỗi
phương tiện phải có ít nhất 2 bình chữa cháy.
h) Các loại phương tiện không được
chở pháo hoa, thuốc pháo hoa vượt quá 2/3 sức chở của phương tiện.
i) Trên đường vận chuyển pháo hoa,
thuốc pháo hoa không được dừng ở nơi đông người gần các kho tàng các cơ sở kinh
tế, quốc phòng.
k) Khi gặp đám cháy các phương
tiện vận chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa phải đứng cách xa ít nhất 200m hoặc
tìm đường khác để tránh đám cháy.
V. QUY ĐỊNH VỀ BUÔN BÁN PHÁO
HOA, THUỐC PHÁO HOA VÀ SỬ DỤNG PHÁO HOA
1. Cửa hàng buôn bán pháo hoa,
thuốc pháo hoa phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC, phải có ít nhất
01 bình chữa cháy. Không buôn bán pháo hoa, thuốc pháo hoa với các loại hàng
hoá dễ cháy khác.
2. Nhân viên bán hàng phải được
học tập về công tác PCCC, biết sử dụng các bình chữa cháy và phương tiện chữa
cháy thông thường khác.
3. Mọi người không được sử dụng
pháo hoa vượt quá tiêu chuẩn quy cách cho phép.
4. Không được đốt các loại pháo
hoa ở nơi có kho tàng, công trình hoặc phương tiện, vật liệu dễ cháy nổ, không
được đốt pháo hoa hoặc ném pháo hoa vào người khác, ném vào nhà, vào phương tiện
giao thông, ném từ trên cao xuống, tung ra ngoài đường đang có người qua lại.
PHỤ LỤC 2
QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT, CÁC QUY TẮC AN
TOÀN CƠ BẢNTRONG SẢN XUẤT, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ BUÔN BÁN PHÁO HOA
(Ban hành kèm theo Thông tư Liên bộ Thương mại - Nội vụ - Khoa học, công nghệ
và môi trường
số 121- TTLB ngày 28-10-1994)
Quy định này không áp dụng cho
loại pháo lễ hội dùng súng để bắn do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
tổ chức hoặc cho phép theo điểm 2 Chỉ thị số 406-TTg ngày 8
tháng 8 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, buôn bán và
đốt pháo.
1. Quy định chung
1.1. Pháo hoa là các loại pháo
dùng thuốc pháo để đẩy hoặc (và) phun hoa, có tác dụng chính là phát ra ánh
sáng có màu sắc mà không gây tiếng nổ.
1.2. Trong Quy định tạm thời này
các loại pháo hoa được phân loại như sau:
- Pháo hoa đơn là pháo hoa phun
hoa một lần kể cả pháo đẩy (pháo thăng thiên, ống phun hoa, pháo nến hoa).
- Pháo hoa kép là loại pháo hoa
phun hoa nhiều lần (pháo quay hoa, pháo bàn quay, pháo thăng thiên dù, pháo
thăng thiên hoa, pháo hoa liên hoàn, pháo chuỗi ngọc...).
- Cây bông là một tổ hợp gồm nhiều
pháo hoa đơn và kép ghép lại thành một dàn nhiều tầng lớn nhỏ tuỳ theo yêu cầu.
1.3. Kích thuớc cơ bản của các
loại pháo hoa được quy định như sau:
- Đường kính trong của ống đựng
thuốc pháo (kể cả thuốc đẩy và thuốc phun hoa) không lớn hơn 20mm.
- Đối với pháo hoa đơn, chiều
dài ống (không kể phần trang trí và đựng dù trong pháo thăng thiên) không lớn
hơn 200mm.
- Đối với pháo hoa kép là loại
pháo hoa quay, chiều dài ống không lớn hơn 400mm.
- Đối với pháo hoa kép là loại
pháo hoa liên hoàn chiều dài ống không lớn hơn 800mm.
2. Yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
2.1. Thuốc pháo là các hợp chất
vô cơ không được chứa các chất antimon (Sb), chì (Pb), xianua (CN), thuỷ ngân
(Hg) và asen (As).
Không được dùng các loại thuốc nổ
hữu cơ, thuốc nổ tháo ra từ bom, mìn, đạn quân sự dùng làm thuốc pháo.
2.2. Thành phần thuốc pháo được
quy định như sau:
2.2.1. Thuốc đẩy (thuốc tống)
- Kali clorat (KCLO3)
hoặc kali nitrat (KNO3) không lớn hơn 55% khối lượng thuốc đẩy.
- Than xoan (C) không nhỏ hơn 25%
khối lượng thuốc đẩy.
- Các thành phần khác không lớn
hơn 5% khối lượng thuốc đẩy.
2.2.2. Thuốc phun hoa
- Kali clorat (KCLO3)
hoặc kali nitrat (KNO3) không lớn hơn 45% khối lượng thuốc phun hoa.
- Lưu huỳnh (S) không lớn hơn 5%
khối lượng thuốc phun hoa.
- Thành phần chất tạo hoa tuỳ
theo yêu cầu của từng loại pháo
2.2.3. Thuốc làm ngòi.
- Kali clorat (KCLO3)
hoặc kali nitrat (KNO3) không lớn 40% khối lượng thuốc làm ngòi.
- Than xoan (C) không nhỏ hơn
25% khối lượng thuốc làm ngòi.
- Lưu huỳnh (S) không lớn hơn
10% khối lượng thuốc làm ngòi.
2.3. Lượng thuốc pháo (gồm thuốc
đẩy và thuốc phun hoa) có trong một quả pháo được quy định như sau:
2.3.1. Lượng thuốc pháo của pháo
hoa đơn không lớn hơn 15 gam (g).
2.3.2. Lượng thuốc pháo của pháo
hoa kép không lớn hơn 30 gam (g).
2.4. Cây bông thông thường có số
lượng quả pháo không lớn hơn 15 quả pháo kép và 30 quả pháo đơn.
2.5. Những cây bông có số lượng
quả pháo lớn hơn quy định ở điểm 2.4. do các cơ quan có thẩm quyền cho phép
trên cơ sở thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn cháy nổ và bảo vệ môi
trường.
2.6. Pháo thăng thiên phải có
que định hướng, chiều dài của que định hướng không lớn hơn 1.200mm.
2.7. Đối với pháo hoa phun lên
cao, thuốc pháo phải cháy hết ở độ cao tối thiểu là 15 m so với mặt đất.
Đối với pháo hoa quay ngang, đường
kính phun hoa không lớn hơn 2m.
2.8. Việc xác định thành phần
thuốc pháo trong quá trình thanh tra, xử lý được tiến hành tại các phòng thử
nghiệm được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng công nhận hoặc chỉ định.
3. Sản xuất, ghi nhãn, bao gói,
vận chuyển và bảo quản.
3.1. Việc sản xuất pháo phải
tuân theo các quy định có liên quan của TCVN 5683-1992 và các quy định về phòng
cháy, nổ của các cơ quan nhà nước.
3.2. Nhãn sản phẩm phải được ghi
trên từng quả pháo với đầy đủ các nội dung sau:
- Tên cơ sở sản xuất;
- Tên sản phẩm;
- Khối lượng thuốc pháo;
- Số đăng ký chất lượng.
3.3. Việc bao gói pháo hoa phải
tuân theo quy định về bao gói vật liệu cháy nổ và có nhãn ghi rõ hướng dẫn sử dụng,
các chữ Nguy hiểm, Dễ cháy, Dễ nổ và các ký hiệu tương ứng trong phụ lục IV của
TCVN 5507-1991.
3.4. Việc vận chuyển và bảo quản
pháo hoa phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 5683-1992 Quy phạm an
toàn trong sản xuất, bảo quản và vận chuyển pháo.
- TCVN 3254-89. An toàn cháy.
Yêu cầu chung.
- TCVN 3255-86. An toàn nổ. Yêu
cầu chung.
- TCNV 5507-1991. Hóa chất nguy
hiểm. Quy phạm về an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển.