Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư liên tịch 04-LB/TT năm 1992 bổ sung quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ban hành

Số hiệu 04-LB/TT
Ngày ban hành 11/06/1992
Ngày có hiệu lực 26/06/1992
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính,Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
Người ký Đỗ Quốc Sam,Hồ Tế
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04-LB/TT

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA  UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC - BỘ TÀI CHÍNHSỐ 04-LB/TT NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN BỔ SUNGTHI HÀNH QUY CHẾ VỀ THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂDOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định 388-HĐBT ngày 20-11-1991 và Nghị định
156-HĐBT sửa đổi bổ sung Nghị định 388-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng)

Căn cứ Nghị định 156-HĐBT ngày 7 tháng 5 năm 1992 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 388-HĐBT ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước của Hội đồng Bộ trưởng;

Tiếp theo Thông tư liên bộ số 01-TT/LB ngày 13-2-1992 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước;

Theo đề nghị của các ngành và địa phương, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm sau:

1. Cơ quan thẩm định và cơ quan quyết định thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước: Thực hiện theo Điều 1 của Nghị định 156-HĐBT sửa đổi Điều 6 của Nghị định 388-HĐBT.

1.1. Những doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định thành lập: Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì thẩm định và đề nghị.

1.2. Những doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì thẩm định và kiến nghị lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Bộ trưởng quản lý ngành ký quyết định thành lập các doanh nghiệp trực thuộc Bộ sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

1.3. Những doanh nghiệp trực thuộc địa phương (bao gồm doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố và huyện thị nếu có): do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật chủ trì thẩm định và ra văn bản thông báo đồng ý để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký quyết định thành lập.

1.4. Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật trong trường hợp này được hiểu là Bộ quản lý ngành dọc. Ví dụ: tất cả các doanh nghiệp thuộc Sở Xây dựng kể cả doanh nghiệp cơ khí sản xuất máy móc xây dựng thuộc Sở Xây dựng thì gửi hồ sơ đến Bộ Xây dựng. Còn các doanh nghiệp thuộc Sở Công nghiệp thì tuỳ theo ngành mà gửi hồ sơ đến Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ...

2. Ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc của UBND cấp tỉnh (theo Điều 5.5 của Nghị định 388-HĐBT).

2.1. Những doanh nghiệp có trước Nghị định 388-HĐBT nay thành lập lại:

a. Tất cả các hồ sơ do UBND tỉnh, thành phố là cơ quan sáng lập sẽ gửi đến Bộ quản lý ngành dọc. Bộ quản lý ngành dọc xem xét và phát biểu bằng văn bản đến Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đối với những doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định thành lập, đồng thời Bộ quản lý ngành dọc tổ chức thẩm định những doanh nghiệp do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ký quyết định thành lập.

b. Đối với những ngành nghề theo quy định của Nhà nước phải có giấy phép hành nghề (như ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng, chế biến gỗ và lâm sản, in, xuất bản, dược phẩm...) thì phải gửi bản sao giấy phép của các Bộ liên quan đã cấp trước đây hoặc xin giấy phép mới. Đối với những ngành nghề khác, cơ quan thẩm định của của các Bộ mời đại diện các Bộ liên quan đến tham gia ý kiến và ghi vào biên bản thẩm định.

c. Những doanh nghiệp thuộc Sở Công nghiệp nếu kinh doanh nhiều ngành nghề thì chọn ngành quan trọng nhất (hoặc chiếm tỷ trọng doanh số cao nhất, hoặc có truyền thống lâu hơn và sẽ phát triển mạnh hơn) là căn cứ để gửi hồ sơ cho Bộ, ngành dọc liên quan.

Ví dụ: một doanh nghiệp vừa dệt, vừa chế tạo thiết bị vừa phát điện, nếu chọn ngành dệt là ngành chủ yếu thì gửi hồ sơ đến Bộ Công nghiệp nhẹ, nếu chọn ngành cơ khí thì chuyển hồ sơ đến Bộ Công nghiệp nặng...

d. Ý kiến xác nhận của UBND cấp tỉnh, thành phố về cơ sở hạ tầng và môi trường đối với các doanh nghiệp trực thuộc Trung ương: Cơ quan thường trực chỉ đạo thực hiện Nghị định 388-HĐBT của địa phương tổ chức xem xét và trực tiếp xác nhận từng trường hợp những doanh nghiệp đang có vướng mắc về quy hoạch và môi trường khi có một cơ quan liên quan đề nghị kiểm tra lại. Những doanh nghiệp trước đây đã được các cơ quan liên quan cho phép khi duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật nay vẫn hoạt động bình thường thì không cần phải có giấy xác nhận lại để giảm bớt những thủ tục không cần thiết.

2.2. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập sau Nghị định 388-HĐBT. Hồ sơ do UBND tỉnh hoặc Bộ là cơ quan sáng lập đều phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý ngành dọc (như mục 2.1. trên đây) và ý kiến của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật liên quan (theo phần B trong phụ lục 1 của Thông tư liên Bộ 01-TT/LB và hướng dẫn bổ sung).

3. Số lượng hồ sơ của doanh nghiệp thành lập lại cần gửi cho cơ quan thẩm định 02 bộ. Cơ quan thẩm định sẽ sao thêm gửi cho các cơ quan liên quan. Hồ sơ gồm những văn bản sau đây:

- Đơn xin thành lập (bản gốc).

- Bản điều lệ (hoặc quy chế, nội quy) do Bộ trưởng hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận cho phép áp dụng (bản gốc).

- Bản báo cáo quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Biên bản giao nhận vốn (đối với những doanh nghiệp đã được giao vốn). Những doanh nghiệp chưa làm xong việc giao vốn, cần tiến hành ngay việc giao vốn. Nếu không kịp thì cần có xác nhận của cơ quan tài chính về số vốn hiện có, trong đó có chia ra vốn NSNN cấp và vốn tự bổ sung.

- Bản khai các nguồn vốn bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động bình thường theo kế hoạch kinh doanh năm 1992 có xác nhận của Bộ hoặc Sở chủ quản (bản gốc).

- Kế hoạch năm 1992 và phương hướng kế hoạch 1993-1995 (kèm theo phụ lục 5 trong Thông tư liên bộ số 01-TT/LB).

Để thực hiện việc thống nhất lưu trữ hồ sơ các doanh nghiệp Nhà nước, các Bộ gửi 1 bộ hồ sơ các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc địa phương đã thẩm định về Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

4. Thời điểm xác định tổng mức vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong các Phụ lục 2 đến 4c (kèm theo Thông tư liên Bộ 01-TT/LB) là ngày 31-12-1991.

5. Vốn liên doanh:

[...]