Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư liên bộ 99/TC-KHCNMT năm 1993 quản lý, thu chi tài chính trong hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa hoc, công nghệ và môi trường - Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 99/TC-KHCNMT
Ngày ban hành 02/12/1993
Ngày có hiệu lực 02/12/1993
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,Bộ Tài chính
Người ký Đặng Hữu,Hồ Tế
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Sở hữu trí tuệ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 99/TC-KHCNMT

Hà Nội , ngày 02 tháng 12 năm 1993

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ  

SỐ 99/TC-KHCNMT NGÀY 2/12/1993 CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ,THU CHI TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN VÀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Thi hành Nghị định 84/HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợplý hoá sản xuất và sáng chế; Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá; Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp; Điều lệ về giải pháp hữu ích nhằm thi hành Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp, Liên Bộ Tài chính - Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các quy định về thu, chi tài chính đối với các hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp.

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1. Kinh phí cho hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp được sử dụng để chi cho các việc sau đây:

a) Nghiên cứu tạo ra sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hay thiết kế nhãn hiệu hàng hoá;

b) Tổ chức thực nghiệm và áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;

c) Trả thù lao cho tác giả sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp; trả tiền thưởng khuyến khích cho những người hỗ trợ tác giả và những người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;

e) Tổ chức hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp, đánh giá kết luận về sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, công tác thông tin tư liệu, triển lãm, hội nghị, hội thảo, hội thi, tham quan khảo sát, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ về sáng kiến và sở hữu công nghiệp;

g) Làm thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá.

2. Nguồn kinh phí:

a) Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp thì kinh phí chi cho các hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp phát.

b) Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh kinh phí chi cho các hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp lấy từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất.

c) Riêng kinh phí chi cho việc tổ chức đánh giá, khảo nghiệm, áp dụng thử và trả thưởng, trả thù lao cho tác giả các giống câyt, giống con, các phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, súc vật và cây trồng được tính vào ngân sách chi nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Y tế.

3. Hạch toán, quyết toán và kiểm tra:

Các khoản chi cho hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp bằng nguồn vốn nào thì hạch toán và quyết toán riêng theo từng nguồn vốn đó và thực hiện theo các chế độ: kế toán báo cáo xét duyệt và kiểm tra quyết toán, theo quy định hiện hành của Nhà nước.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A/ XÁC ĐỊNH LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN,SÁNG CHẾ, GIẢI PHÁP HỮU ÍCH:

1. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích tính được thành tiền (lợi ích kinh tế) - được gọi là tiền làm lơi, hoặc dạng không tính được thành tiền (lợi ích xã hội).

a) Tiền làm lợi do áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích là tổng số tiền tiết kiệm được do sản xuất, sử dụng sản phẩm hoặc do áp dụng phương pháp được công nhận là sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích từ tất cả các nguồn sản xuất (nhân lực, tiền vốn, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, khấu hao tài sản cố định...).

b) Lợi ích không tính được thành tiền là lợi ích liên quan đến sức khoẻ và đời sống con người như cải thiện điều kiện sinh sống, điều kiện lao động (giảm tiếng ồn, độ độc hại, nâng cao an toàn giao thông, an toàn giao thông, bảo vệ môi sinh, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh xã hội...).

2. Phương pháp xác định lợi ích thu được (tiền làm lợi).

2.1. Khi xác định tiền làm lợi chỉ được tính những lợi ích trực tiếp thu được do áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích; còn những lợi ích gián tiếp nảy sinh do việc tiếp tục sử dụng nhân lực, tiền vốn, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu... đã thu được do áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích đó đều không được tính khi xác định số tiền làm lợi.

2.2. Lợi ích trực tiếp được xác định trên cơ sở so sánh thực trạng kinh tế, kỹ thuật trước và sau khi áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích.

- Trường hợp sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích được áp dụng tại cơ quan, đơn vị không có cơ sở so sánh (đối tượng kỹ thuật chưa được áp dụng hoặc sản xuất tại cơ quan, đơn vị) thì lấy các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật của đối tượng kỹ thuật có cùng chức năng ở cơ quan, đơn vị khác làm cơ sở để so sánh. Nếu đối tượng kỹ thuật có cùng chức năng được áp dụng hay sản xuất tại nhiều cơ quan, đơn vị thì cơ sở để so sánh là các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật tiên tiến nhất trong số các cơ quan đơn vị đó.

- Trường hợp đối tượng kỹ thuật là hoàn toàn mới ở trong nước thì cơ sở so sánh là các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật trung bình của đối tượng kỹ thuật có cùng chức năng ở nước ngoài.

- Trường hợp đối tượng kỹ thuật là hoàn toàn mới trên thế giới (hoặc không có tài liệu về đối tượng đó ở nước ngoài) thì tiền làm lợi là lợi nhuận thu được do áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích nói trên tại cơ quan, đơn vị.

2.3. Trường hợp trong một nhiệm vụ kỹ thuật áp dụng nhiều sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích thì đánh giá lợi ích theo mức độ ảnh hưởng của từng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích đối với nhiệm vụ kỹ thuật đó theo tỉ lệ phần trăm của lợi ích chung và căn cứ vào đó để xác định mức thù lao cho tác giả của từng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích.

[...]