BỘ
GIÁO DỤC-BỘ TÀI CHÍNH
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
37-TT-LB
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 07 năm 1964
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TẠM THỜI VỀ VIỆC XÉT CẤP HỌC BỔNG CHO SINH
VIÊN, HỌC SINH MIỀN BẮC Ở CÁC TRƯỜNG LỚP ĐẠI HỌC, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ
CÁC TRƯỜNG LỚP SƠ CẤP CHUYÊN NGHIỆP, NGHIỆP VỤ
Chấp hành thông tư số 12-TTg
ngày 31-01-1964 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi chế độ học bổng cấp đại
học và chuyện nghiệp các cấp, và nghị quyết của thường vụ Hội đồng Chính phủ
trong phiên họp ngày 16-07-1964.
Sau khi trao đổi ý kiến với một
số Bộ có trường đại học; trung học chuyên nghiệp và một số địa phương, liên Bộ
Giáo dục - Tài chính quy định lại chế độ tạm thời về xét cấp học bổng cho sinh
viên, học sinh các trường lớp đại học, trung học chuyên nghiệp và các trường lớp
sơ cấp chuyên nghiệp, nghiệp vụ, như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG XÉT CẤP HỌC BỔNG.
Căn cứ vào tinh thần nghị quyết
của thường vụ Hội đồng Chính phủ, kể từ năm học 1964-1965 trở đi, Nhà nước chỉ
xét cấp học bổng cho một số đối tượng nhất định, nhằm giúp đỡ học sinh giỏi; có
tư cách đạo đức tốt và gia đình quá nghèo; chiếu cố những gia đình có công với
cách mạng và dân tộc ít người.Cụ thể là:
1. Học sinh giỏi toàn diện, đạo đức tốt,
nhưng gia đình quá nghèo.
Tiêu chuẩn để xếp vào loại đối
tượng này như sau:
- Về học tập: phải có từ 2/3 trở
lên các môn thi và kiểm tra là điểm giỏi, còn là điểm khá.
- Về tư cách đạo đức: có đạo đức
tốt, gương mẫu trong học tập, trong lao động và trong mọi công tác được nhà trường
và đoàn thể giao cho, đoàn kết tốt, hạnh kiểm loại A.
- Về điều kiện kinh tế gia đình:
căn cứ vào điều kiện kinh tế quy định ở mục II, tùy trường hợp cụ thể được xét
cấp cao hơn tiêu chuẩn chung một mức hoặc cấp học bổng toàn phần.
Trường hợp chỉ đạt từ 50% trở
lên các môn thi và kiểm tra là điểm giỏi, còn lại là điểm khá, không có điểm
trung bình, thì cũng được chiếu cố và xếp vào loại đối tượng này và cũng được
xét cấp cao hơn tiêu chuẩn chung một mức.
2. Học sinh giỏi, đạo đức tốt đang
theo học, nhưng gia đình gặp tai nạn bất ngờ, có khó khăn đặc biệt, nên không
đủ điều kiện tiếp tục theo học.
Tiêu chuẩn để xếp vào loại đối
tượng này như sau:
- Về học tập: phải được xếp vào
loại trên trung bình.
- Về tư cách đạo đức: như các đối
tượng trên.
- Về kinh tế gia đình: thu nhập
gia đình bị giảm sút nhiều do tai nạn bất ngờ (thiên tai; hỏa hoạn, người lao động
chính trong gia đình bị chết hoặc mất sức lao động…) làm cho mức thu nhập bình
quân trong gia đình bị giảm sút từ 30% trở lên trong một thời gian, so với mức
thu nhập bình quân chung ở trong tỉnh.
Loại đối tượng này không có học
sinh mới tuyển vào học, chỉ xét cho những học sinh đang theo học, ít nhất
đã học được một học kỳ trở lên, và chỉ được xét cấp học bổng trong năm học
ấy mà thôi.
Tất cả các loại học sinh thuộc đối
tượng này đều được xét cấp học bổng căn cứ vào tiêu chuẩn chung về kinh tế quy
định ở mục II.
3. Học sinh là con gia đình có công với
cách mạng.
Đối tượng này gồm có:
- Con liệt sĩ: căn cứ theo bản định
nghĩa đã quy định ở nghị định số 980-TTg ngày 27-07-1956 của Thủ tướng Chí phủ
(công báo số 29 năm 1956).
- Con tử sĩ: con quân nhân từ trần
hay mất tích trong khi tại ngũ, đã quy định ở thông tư số 38-TT-LB ngày
01-08-1962 của liên Bộ Nội vụ - Tài chính (công báo số 30 năm 1962).
- Con công nhân, cán bộ bị tai nạn
từ trần trong khi làm nhiệm vụ.
- Con thương binh: theo quy định
ở nghị định số 18-NĐ ngày 17-11-1954 của liên Bộ Thương binh- Quốc phòng- Tài
chính.
- Con cán bộ hoạt động lâu năm:
cán bộ hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng tám năm 1945, là những người
thuộc diện thi hành thông tư số 03-NV ngày 01-02-1963 của Bộ Nội vụ và thông tư
số 32-TT-TC ngày 14-10-1960 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Lao động Việt-nam.
- Con quân nhân, cán bộ dân,
chính, đảng đã được tặng thưởng huân chương, huy chương Kháng chiến hoặc Chiến
thắng và con các gia đình đã được tặng bằng "Có công với Nước" hoặc
huân chương Kháng chiến.
Các đối tượng nói trên đều được ở
trong diện xét cấp học bổng nhưng phải có đủ các điều kiện dưới đây:
Về học tập: phải được xếp vào loại
trung bình trở lên;
Về tư cách đạo đức: như các loại
đối tượng trên;
Về điều kiện kinh tế gia đình:
căn cứ vào tiêu chuẩn chung quy định ở mục II , mà xét cấp cao lên một mức;
nhưng nếu thuộc loại học giỏi toàn diện thì được chiếu cố cấp cao hơn một mức nữa.
4. Học sinh người dân tộc thiểu số:
- Về học tập: phải đạt từ loại
trung bình trở lên.
- Về tư cách đạo đức: như các loại
đối tượng trên.
- Về điều kiện kinh tế: học sinh
dân tộc thiểu số về học ở các trường miền xuôi đều được xét cấp học bổng toàn
phần không cần phân biệt dân tộc ít người hay dân tộc đông người và không cần
căn cứ vào điều kiện kinh tế của gia đình. Nếu sinh viên, học sinh dân tộc nào
thuộc loại giỏi toàn diện đạt từ 2/3 trở lên các môn thi kiểm tra là điểm giỏi,
còn là điểm khá, không có điểm trung bình, đạo đức tốt, có thể được xét cấp loại
học bổng đặc biệt.
Đối với sinh viên, học sinh dân
tộc học các trường ở miền núi, Ủy ban hành chính khu tự trị sẽ quy định các
tiêu chuẩn để thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ GIA
ĐÌNH
Ngoài các điều kiện về học lực
và tư cách đạo đức đã nói ở trên, sau đây là tiêu chuẩn cụ thể về sinh hoạt
kinh tế để làm căn cứ hướng dẫn việc xét cấp học bổng cho các loại đối tượng:
1. Đối với gia
đình sản xuất nông nghiệp, thu nhập chủ yếu bằng thóc và hoa mầu, cứ bình quân
thu nhập mỗi nhân khẩu hàng năm (chỉ tính phần thu nhập ở khu vực kinh tế tập
thể, còn về kinh tế phụ chỉ để tham khảo khi xét cấp):
- Nếu thu nhập bình quân nhân khẩu
trong gia đình một năm trên 250 cân thóc trở xuống thì không cấp.
- Nếu thu nhập bình quân nhân khẩu
trong gia đình một năm từ 100 cân thóc trở xuống thì xét cấp học bổng toàn phần.
2. Đối với gia
đình thu nhập chủ yếu bằng tiền, cứ bình quân thu nhập hàng tháng cho mỗi nhân
khẩu trong gia đình:
a) Ở nơi sinh hoạt bình thường:
- Từ 14 đồng một tháng thì không
cấp.
- Từ 5 đồng trở xuống một tháng
thì xét cấp học bổng toàn phần.
b) Ở nơi có phụ cấp khu vực từ
10% trở lên:
- Từ 16 đồng một tháng thì không
cấp.
- Từ 7 đồng trở xuống một tháng
thì xét cấp học bổng toàn phần.
Đối với gia đình công nhân cán bộ
Nhà nước, khi tính bình quân thu nhập, được giữ lại cho bản thân người công
nhân cán bộ 40% lương và phụ cấp (không kể phụ cấp con). Phần còn lại và phụ cấp
con, cộng với các khoản thu nhập khác của gia đình, rồi đem chia cho những người
còn lại mà người công nhân, cán bộ có trách nhiệm phải nuôi dưỡng. Để đảm bảo mức
sinh hoạt tối thiểu cần thiết cho những người lương ít, nếu 40% lương và phụ cấp
không đủ mức 25đ, vẫn được tính giữ lại đủ 25đ.
III. MỨC HỌC BỔNG.
Trên cơ sở phân biệt giữa các cấp
học và điều kiện sinh hoạt kinh tế giữa các địa phương, nay ấn định các loại học
bổng cho tất cả các ngành học như sau:
CẤP HỌC
|
CÁC LOẠI HỌC BỔNG
|
4/4
|
3/4
|
1/2
|
1/3
|
- Đại học
- Trung học chuyên nghiệp
- Sơ cấp chuyên nghiệp và nghiệp
vụ
|
22đ
20đ
18đ
|
16đ50
15đ00
13đ50
|
11đ
10đ
9đ
|
7đ00
6đ50
6đ00
|
Con liệt sĩ, tử sĩ, thương binh
tàn phế (loại đặc biệt, loại 1, loại 2) không có nơi nương tựa, để đảm bảo sinh
hoạt tối thiểu, sẽ được xét cấp loại học bổng đặc biệt ấn định như sau:
Đại học
|
28 đồng một tháng
|
Trung học chuyên nghiệp
|
26 đồng ----
|
Sơ cấp và cơ sở
|
24 đồng ----
|
IV. NGUYÊN TẮC XÉT CẤP HỌC BỔNG
1. Tât cả các
trường, lớp đại học, trung học chuyên nghiệp, sơ cấp chuyên nghiệp và nghiệp
vụ đều phải tiến hành việc xét cấp học bổng theo chế độ đã quy định, không có
loại trường lớp nào được đương nhiên cấp học bổng cho tất cả học sinh.
2. Việc xét cấp
học bổng phải căn cứ vào các đối tượng đã quy định và những tiêu chuẩn cụ thể
cho từng loại đối tượng (học lực, đạo đức, điều kiện kinh tế gia đình), nhưng
cũng phải căn cứ vào khả năng tài chính Nhà nước, Liên Bộ sẽ cùng với các Bộ có
trường thỏa thuận để ấn định tỷ lệ học bổng cho từng năm học một, có phân biệt
đối với sinh viên, học sinh vào học từ 1963-1964 trở về trước và sinh viên, học
sinh vào học từ 1964-1965 trở đi.
3. Học bổng được xét cấp từng
năm học một, và chỉ được xét cấp mỗi năm một lần, trừ trường hợp đặc biệt được
Bộ sở quan hay Ủy ban hành chính địa phương đồng ý. Học bổng được cấp cả trong
thời gian nghỉ hè.
4. Các trường,
lớp không được tiếp tục cấp phát học bổng cho những trường hợp:
- Sinh viên, học sinh, đã thi tốt
nghiệp ra trường, trong thời gian chờ bố trí công tác;
- Sinh viên, học sinh bị kỷ luật
từ hình thức cảnh cáo toàn trường trở lên, bị lưu ban vì học quá kém, hoặc khai
man giả mạo giấy tờ, hồ sơ đề nghị xét cấp học bổng.
- Sinh viên, học sinh ốm dài hạn,
dược y sĩ, bác sĩ chứng nhận không đủ sức khỏe theo học, hoặc đã điều trị từ ba
tháng trở lên mà không khỏi bệnh.
5. Đối với gia
đình có nhiều con cùng học đại học và chuyên nghiệp, chỉ được xét cấp học bổng
cho người con lớn nhất nếu có hai con cùng học đại học và chuyên nghiệp, chỉ
xét cấp học bổng cho hai người con lớn nhất nếu có từ ba con trở lên cùng học đại
học và chuyên nghiệp; nhưng nếu những người con thứ 2, thứ 3 là con liệt sĩ, tử
sĩ, thương binh tàn phế, dân tộc ít người hoặc là học sinh học giỏi toàn diện,
thì vẫn được xét cấp học bổng theo các tiêu chuẩn đã quy định ở trên.
V. ĐỐI VỚI SINH VIÊN, HỌC SINH CŨ ĐÃ HỌC TỪ NĂM 1963-
1964 TRỞ VỀ TRƯỚC
Đối với sinh viên, học sinh đã
vào học từ năm học 1963-1964 trở về trước cần có sự chiếu cố, châm chước
đúng mức nhằm đảm bảo cho những sinh viên, học sinh này an tâm tiếp tục học tập.
Cụ thể là:
Tất cả sinh viên, học sinh đã được
xét cấp học bổng từ năm 1963-1964 trở về trước hàng năm vẫn được tiếp tục xét cấp
học bổng theo chế độ mới cho đến ngày ra trường, nhưng khi xét cần chú ý:
- Về tư cách đạo đức: phải thuộc
vào loại tốt (không bị phê bình, cảnh cáo lần nào).
- Về học tập: phải đạt yêu cầu tối
thiểu từ loại trung bình trở lên.
- Về điều kiên kinh tế gia đình:
nói chung phải căn cứ vào các tiêu chuẩn mới đã quy định ở mục II, nhưng nếu
sinh viên, học sinh nào thuộc loại học sinh giỏi toàn diện, thì được xét cấp học
bổng theo quy định mới nói ở mục I.
VI. THỦ TỤC XÉT CẤP HỌC BỔNG.
1. Nộp đơn, chuyển đơn đề nghị xét cấp
học bổng:
Sinh viên, học sinh nào tự xét
thấy cần thiết đề nghị xét cấp học bổng thì nộp đơn (theo mẫu đã phổ biến) và
các hồ sơ, tài liệu cần thiết (bản sao bằng Tổ quốc ghi công, bằng có công với
Nước, giấy chứng nhận là thương binh tàn phế loại nào…) cho Ủy ban hành chính
xã hay khu phố hoặc cho cơ quan, xí nghiệp Nhà nước chậm nhất là đầu tháng 8, để
địa phương hoặc cơ quan, xí nghiệp Nhà nước chứng nhận rồi chuyển thẳng đến các
trường vào giữa tháng 8 để các trường có đủ thời gian và điều kiện xét cấp học
bổng vào đầu mỗi năm học. Học sinh mới được tuyển vào học muốn đề nghị xét cấp
học bổng phải nộp đơn và hồ sơ cho Ủy ban hành chính xã hay khu phố hoặc cho cơ
quan, xí nghiệp Nhà nước vào đầu tháng 9. Hồ sơ xét cấp học bổng phải được lưu
trong suốt thời gian sinh viên, học sinh còn học ở trường.
2. Việc chứng nhận của các cơ quan, xí
nghiệp Nhà nước và chính quyền địa phương:
- Đơn vị cấp học bổng của sinh
viên, học sinh phải do Ủy ban hành chính xã hay khu phố chứng nhận cụ thể số
nhân khẩu, số thu nhập chính, số thu nhập phụ. Đối với gia đình sản xuất nông
nghiệp, các đơn xin cấp học bổng phải thông qua Ban quản trị hợp tác xã để
đối chiếu với sổ khoán công điểm, sổ chia hoa lợi và Ủy ban hành chính xã xác
nhận các khoản thu nhập về hợp tác xã và về kinh tế phụ của gia đình. Đối với
con công nhân, cán bộ Nhà nước, đơn xin cấp học bổng do cơ quan, xí nghiệp Nhà
nước chứng nhận số thu nhập và số nhân khẩu.
- Người chứng nhận không đúng số
nhân khẩu và số thu nhập sẽ chịu trách nhiệm về phần nhận thực của mình.
- Ủy ban hành chính các khu,
thành, tỉnh cần có chỉ thị cụ thể cho các ngành, các cấp trong địa phương mình
chứng nhận đảm bảo chính xác, cụ thể, tránh tình trạng chứng nhận chung chung,
thiếu tập thể, cảm tình, nể nang hoặc thành kiến.
3. Hội đồng học bổng:
a) Mỗi trường có một Hội đồng học
bổng thành phần như sau:
- Hiệu trưởng hoặc hiệu phó Chủ
tịch
- Cán bộ phụ trách tổ chức, giáo
vụ, tài,vụ, quản trị Ủy viên
- Đại biểu sinh viên, học sinh Ủy
viên
Cán bộ phụ trách tổ chức làm nhiệm
vụ thường trực của Hội đồng và có một số cán bộ tổ chức, giáo vụ, tài vụ, quản
trị giúp việc.
b) Trách nhiệm của Hội đồng:
- Nghiên cứu các hồ sơ đề nghị
xét cấp học bổng.
- Tổ chức thẩm tra lại đối với
những trường hợp kê khai và chứng nhận chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, thiếu chính
xác.
- Lập danh sách sinh viên, học
sinh đề nghị xét cấp học bổng rồi trình Bộ hay Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh
quyết định.
- Theo dõi và đề nghị điều chỉnh
những trường hợp chưa hợp lý, giải quyết những trường hợp đột xuất như gia đình
sinh viên, học sinh bị tai nạn bất ngờ.
- Nghiên cứu, giải quyết các khiếu
nại về vấn đề học bổng, nếu có trong phạm vi nhà trường.
4. Sinh viên, học sinh
mới được tuyển vào học, nếu được cấp học bổng sẽ được hưởng từ ngày khai giảng
năm học.
Trong khi chờ đợi việc xét cấp học bổng, nói chung sinh viên, học sinh phải tự
túc, trừ các đối tượng học sinh cần được đặc biệt chiếu cố: con liệt sĩ, tử sĩ,
con thương binh tàn phế mà không có nơi nào nương tựa, học sinh dân tộc ít người,
thì được tạm ứng tiền ăn.
VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chế độ học bổng này áp dụng cho
tất cả các trường lớp đại học chuyên nghiệp và nghiệp vụ các cấp, do Bộ Giáo dục
quản lý cũng như do các Bộ, các ngành khác quản lý, do trung ương quản lý cũng
như địa phương quản lý.
Chế độ này không áp dụng đối với
các trường lớp đào tạo công nhân học nghề, các trường lớp đào tạo cán bộ cho
các xã và hợp tác xã, sinh hoạt phí do các xã và hợp tác xã đài thọ cho học
viên.
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày khai giảng năm học 1964-1965, những điều khoản thi hành trong nghị định
liên Bộ Tài chính-Giáo dục số 776-NĐ-LB ngày 15-09-1956 và tất cả các văn bản
quy định chế độ học bổng chung và chế độ học bổng riêng, kể cả thông tư số
34-TT-ĐH ngày 21-06-1961 của Bộ Giáo dục đều không áp dụng nữa.
Các khu tự trị sẽ căn cứ vào các
điều khoản quy định trong thông tư liên Bộ này mà quy định cụ thể cho thích hợp
với hoàn cảnh và điều kiện của các trường trong địa phương mình.
Chi tiết thi hành thông tư liên
Bộ này do Bộ Giáo dục hướng dẫn cụ thể. Các cơ quan tài chính có trách nhiệm
cùng với cơ quan giáo dục hướng dẫn, theo dõi công tác xét cấp học bổng của các
Bộ, các ngành, các trường cho chặt chẽ, đảm bảo chấp hành đúng chính sách và chế
độ đã quy định.
Việc sửa đổi chế độ học bổng đã
đề ra hiện nay là cần thiết và phù hợp với tình hình và nhiệm vụ ở miền Bắc nước
ta trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Liên Bộ yêu cầu các Bộ, các
ngành, các địa phương có kế hoạch lãnh đạo tư tưởng để tổ chức phổ biến chu
đáo, đồng thời có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ việc chấp hành nhằm làm cho mọi người
nhận thức đúng đắn và chấp hành tốt chế độ tạm thời xét cất học bổng này.
Liên Bộ sẽ cùng các Bộ, các Ủy
ban hành chính địa phương rút kinh nghiệm để quy định chế độ chính sách sau.
K.T BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Đào Thiện Thi
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Khánh Toàn
|