Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư liên bộ 34-TT/LB năm 1957 hướng dẫn Nghị định 674-NĐ/LB về chế độ làm việc và phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe cho thợ lặn do Bộ Lao Động- Bộ Giao Thông và Bưu Điện- Bộ Thuỷ Lợi và Kiến Trúc- Bộ Tài Chính ban hành

Số hiệu 34-TT/LB
Ngày ban hành 25/09/1957
Ngày có hiệu lực 25/09/1957
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông và Bưu điện,Bộ Lao động,Bộ Tài chính,Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc
Người ký Nguyễn Hữu Mai,Nguyễn Văn Tạo,Trần Đăng Khoa,Trịnh Văn Bính
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ LAO ĐỘNG- BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ LỢI VÀ KIẾN TRÚC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 34-TT/LB

Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 1957 

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 674-NĐ/LB

Công nhân thợ lặn làm việc nặng nhọc và vất vả, phải vận dụng nhiều sức lực khi làm việc dưới nước, hại đến sức khỏe rất nhiều, lắm khi vì trở ngại khó khăn có thể nguy hiểm đến tính mệnh.

Thông tư số 18-TT/LB của Liên bộ Giao thông và Bưu điện, Lao động, Tài chính ra ngày 30-11-1955, có quy định một khoản phụ cấp hao mòn sức khỏe cho công nhân thợ lặn. Nay xét lại có mấy điểm chưa thật hợp lý:

Làm việc từ 2 giờ đến 4 giờ, người thợ lặn có áo chỉ được hưởng 1 cân 500, tính thành tiền là 600đồng. Thực tế chưa bồi dưỡng đúng mức cho anh em.

Lặn càng sâu càng mệt nhọc hơn, ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn, nhưng phụ cấp bồi dưỡng cũng chỉ được hưởng một mức như nhau

Không quy định cụ thể thì giờ làm việc và chế độ nghỉ ngơi, do đó nhiều khi sử dụng anh em làm việc quá sức có hại đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mệnh

Nghị định số 674-NĐ/LB của Liên bộ Thủy lợi và Kiến trúc, Giao thông và Bưu điện, Lao động, Tài chính ngày 24-9-1957 quy định chế độ làm việc và phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe cho thợ lặn dựa theo sự nặng nhọc trong lúc làm việc ở từng mực nước khác nhau lặn xuống càng sâu, thì giờ làm việc càng giảm và phụ cấp nhiều hơn.

I. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

1. Chế độ làm việc. - Chế độ làm việc ở từng mực nước và chế độ nghỉ ngơi trong lúc lặn sau mỗi lần lặn ở từng mực nước. Nghị định số 674-NĐ/LB đã quy định:

a) Đối với thợ lặn áo

ĐỘ SÂU

Thời gian tối đa làm việc dưới nước trong mỗi ngày

Thời gian nghỉ dưới nước lúc lên theo mức độ quy định

Tổng số giờ ở dưới nước trong mỗi ngày kể cả giờ nghỉ và làm việc

Thời gian tối thiểu phải nghỉ sau mỗi lần lặn

 

th

 

th

 

 

 

 

Lặn từ

1,00

đến

12,80

3 giờ 45

15 phút

4 giờ

2 giờ 30

-

12,80

 

22,00

3 giờ

30 phút

3 giờ 30

3 giờ

-

22,00

 

29,50

1 giờ 45

45 phút

2 giờ 30

4 giờ

-

29,50

 

35,00

1 giờ

55 phút

1 giờ 55

4 giờ 35

-

35,00

 

39,00

0 giờ 45

60 phút

1 giờ 45

4 giờ 45

Lặn sâu 40 thước

0 giờ 30

60 phút

1 giờ 30

5 giờ

Để đảm bảo tính mệnh và sức khỏe cho công nhân trong khi các phương tiện và dụng cụ lặn chưa được đầy đủ (áo lặn phần lớn là của đối phương dùng đã lâu ngày để lại và một số mới của các nước bạn giúp) việc sử dụng các phương tiện và dụng cụ ấy cũng chưa thành thạo cho nên Nghị định số 674-NĐ/LB đã quy định thợ lặn áo không được lặn sâu quá 40 thước và trường hợp tối cần thiết do yêu cầu công tác phải làm việc ở mực nước trên 40 thước thì phải được bộ sở quan đồng ý và quyết định. Nhưng trường hợp đặc biệt nói trên phải chọn những thợ lặn lành nghề, có đủ sức khỏe và phải được người thợ lặn thỏa thuận. Trước khi lặn cần phải khám sức khỏe. Nếu thấy mệt nhọc, uể oải thì không nên lặn.

Thời gian tối đa làm việc dưới nước trong mỗi ngày quy định theo độ sâu (ví dụ: từ 1 thước đến 12 thước 80 thì thời gian tối đa làm việc dưới nước trong mỗi ngày là 3giờ 45 phút v.v… ) không có nghĩa là mỗi lần lặn phải đảm bảo làm việc dưới nước đủ số giờ đã quy định, mà tùy theo yêu cầu của công việc cũng trong số giờ có thể lặn một lần hoặc nhiều lần. Nhưng tổng số giờ ở dưới nước trong mỗi ngày (kể cả thời gian làm việc nhiều lần và thời gian nghỉ dưới nước khi lên từng đoạn của mỗi lần lặn cộng lại) không được quá số giờ đã quy định (cột 4). Thời gian nghỉ dưới nước khi lên theo mức độ quy định (cột 3) là thì giờ tính chung các lần nghỉ trong khi lên. Lặn càng sâu thì lên càng chậm để giảm áp lực nước. Theo quy định thì tùy theo độ sâu khi lên, cứ 3 thước nghỉ một lần và mỗi lần nghỉ là 5 phút. Sau mỗi buổi lặn, nhất thiết phải để anh em nghỉ ngơi theo số giờ đã quy định (cột 5) không nên sử dụng anh em thợ lặn làm bất cứ một việc gì nặng nhọc sau giờ nghỉ.

b) Đối với thợ lặn vo và lặn mặt nạ

Lặn vo và lặn mặt nạ đơn giản hơn nhưng không bảo đảm sức khỏe và tính mệnh. Lặn áo bảo đảm hơn nhưng cũng có nhiều khó khăn hơn. Cần khuyến khích công nhân học lặn bằng áo. Trừ trường hợp làm việc ở mức nước từ 3 thước trở lại không cần phải lặn áo trường hợp đặc biệt phải làm việc ở những nơi chật chội  lặn áo không thể xoay trở được mới phải lặn mặt nạ hoặc lặn vo, còn nói chung không được sử dụng thợ lặn, lặn sâu không áo kéo dài 3 tháng. Trong thời gian ấy chế độ làm việc của thợ lặn vo và lần mặt nạ, Nghị định số 674-NĐ/LB đã quy định là:

Không được lặn sâu quá 12 thước 80

Thời gian lặn mỗi lần tùy theo điều kiện sức khỏe của người thợ

Sau mỗi lần lặn có thể nghỉ tiếp sức từ 30 đến 40 phút

Thì giờ làm việc, kể cả số giờ lặn xuống được và giờ nghỉ tiếp sức trên bờ, mỗi ngày không được quá 6 giờ.

Trong lúc nghỉ tiếp sức sau mỗi khi lặn, nhất thiết không để anh em phải làm bất cứ một việc gì khác dù nhẹ (như theo dõi điện thoại v.v… ) Trường hợp khi lên bị ngất hoặc ra máu, dù công việc cấp bách đến đâu cũng phải để anh em nghỉ hẳn, không được tiếp tục làm việc.

2. Chế độ bảo vệ

a) Tuyển dụng

Khi tuyển dụng công nhân thợ lặn, các cơ quan cần chú trọng sức khỏe của anh em. Phải tổ chức khám bệnh hoặc phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có trách nhiệm trước khi tuyển dụng

Những người dưới 18 tuổi và trên 45 tuổi không được tuyển dụng làm thợ lặn.

b) Phương pháp bảo vệ

Không được lặn ngay sau khi ăn cơm

Để đề phòng hại màng tai, trước khi lặn phải áp dụng phương pháp “vasalva” (tức là bịt mũi, ngậm miệng thở ra thật mạnh nhưng không để hơi ra ngoài)

[...]