Dự thảo Thông tư Danh mục ngành, nghề doanh nghiệp sử dụng lao động phải qua đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 19/05/2017 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Người ký | Đào Ngọc Dung |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương,Giáo dục |
BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2017/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày tháng năm 2017 |
DỰ THẢO |
|
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017//NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề doanh nghiệp sử dụng lao động phải qua đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục ngành, nghề doanh nghiệp sử dụng lao động phải qua đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp (có Phụ lục kèm theo).
2. Thông tư này áp dụng để các doanh nghiệp sẽ được quyền sử dụng nhân lực lao động đã qua đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo Danh mục ngành, nghề đã quy định.
Điều 2. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội.
2. Được phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng khác để tổ chức đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng.
3. Được tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng; tiếp nhận người học, nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề thông qua hợp đồng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng.
4. Các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
6. Tổ chức đào tạo hoặc đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng để đào tạo người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
7. Cử người đại diện là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật phù hợp tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo.
8. Trả tiền lương, tiền công cho người học, nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách trong thời gian đào tạo, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thoả thuận.
9. Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp.
10. Tạo điều kiện cho người lao động của doanh nghiệp vừa làm vừa học để nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với những ngành, nghề có tên trong danh mục quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Quyền và trách nhiệm của người học
1. Được học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.
3. Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
4. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng ưu tiên và chính sách xã hội.