Thông tư 92/2024/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 37/2023/NĐ-CP thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 92/2024/TT-BTC |
Ngày ban hành | 31/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 15/02/2025 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Nguyễn Đức Chi |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2024/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân.
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về cơ chế quản lý tài chính; đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (sau đây viết tắt là Nghị định số 37/2023/NĐ-CP).
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Quỹ).
2. Hội Nông dân Việt Nam.
3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan trong quá trình thực hiện Thông tư này.
Hội đồng quản lý Quỹ và Ban điều hành Quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc quản lý an toàn vốn, tài sản, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và chấp hành chế độ tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ
Điều 4. Quản lý và sử dụng tài sản
1. Quỹ các cấp có trách nhiệm xây dựng và trình Hội đồng quản lý Quỹ cùng cấp ban hành Quy chế quản lý hoạt động đầu tư, mua sắm và quản lý tài sản cố định (ngoài trụ sở làm việc và các tài sản cố định khác đã được Hội Nông dân bố trí theo quy định của pháp luật) sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp.
2. Quy chế quản lý hoạt động đầu tư, mua sắm và quản lý tài sản cố định quy định tại khoản 1 nêu trên của Quỹ đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy chế hoạt động nghiệp vụ khác của Quỹ;
b) Thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ;
c) Trình tự, thủ tục đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng, trích khấu hao, cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý, nhượng bán, kiểm kê tài sản cố định của Quỹ được áp dụng theo quy định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 5. Nguyên tắc ghi nhận thu nhập
1. Các khoản thu của Quỹ phải được xác định phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan, có đầy đủ hóa đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào thu nhập của Quỹ.
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2024/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân.
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về cơ chế quản lý tài chính; đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (sau đây viết tắt là Nghị định số 37/2023/NĐ-CP).
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Quỹ).
2. Hội Nông dân Việt Nam.
3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan trong quá trình thực hiện Thông tư này.
Hội đồng quản lý Quỹ và Ban điều hành Quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc quản lý an toàn vốn, tài sản, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và chấp hành chế độ tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ
Điều 4. Quản lý và sử dụng tài sản
1. Quỹ các cấp có trách nhiệm xây dựng và trình Hội đồng quản lý Quỹ cùng cấp ban hành Quy chế quản lý hoạt động đầu tư, mua sắm và quản lý tài sản cố định (ngoài trụ sở làm việc và các tài sản cố định khác đã được Hội Nông dân bố trí theo quy định của pháp luật) sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp.
2. Quy chế quản lý hoạt động đầu tư, mua sắm và quản lý tài sản cố định quy định tại khoản 1 nêu trên của Quỹ đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy chế hoạt động nghiệp vụ khác của Quỹ;
b) Thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ;
c) Trình tự, thủ tục đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng, trích khấu hao, cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý, nhượng bán, kiểm kê tài sản cố định của Quỹ được áp dụng theo quy định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều 5. Nguyên tắc ghi nhận thu nhập
1. Các khoản thu của Quỹ phải được xác định phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan, có đầy đủ hóa đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào thu nhập của Quỹ.
2. Đối với thu lãi từ hoạt động cho vay, Quỹ có trách nhiệm thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của pháp luật để làm căn cứ hạch toán lãi phải thu và thực hiện hạch toán như sau:
a) Quỹ hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định của pháp luật;
b) Đối với số lãi phải thu của các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước và số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của khoản nợ còn lại thì không hạch toán thu nhập, Quỹ thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thi hạch toán vào thu nhập.
3. Đối với thu lãi tiền gửi, Quỹ hạch toán số lãi phải thu từ tiền gửi phát sinh trong kỳ vào thu nhập.
4. Đối với các khoản phải thu lãi từ hoạt động cho vay đã hạch toán vào thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được thì Quỹ hạch toán giảm thu nhập nếu cùng kỳ kế toán, hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì Quỹ hạch toán vào thu nhập.
5. Đối với các khoản thu từ hoạt động khác, Quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Việc xác định thu nhập của Quỹ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Thu nhập (Doanh thu) của Quỹ là khoản phải thu phát sinh trong kỳ, bao gồm:
1. Thu từ hoạt động nghiệp vụ:
a) Thu lãi cho vay;
b) Thu phí nhận ủy thác cho vay;
c) Các khoản thu khác từ hoạt động nghiệp vụ.
2. Thu từ hoạt động tài chính:
a) Thu lãi tiền gửi;
b) Thu từ chênh lệch tỷ giá (nếu có);
c) Thu từ hoạt động tài chính khác.
3. Các khoản thu khác:
a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản;
b) Thu từ hoạt động cho thuê tài sản;
c) Chênh lệch các khoản thu bảo hiểm được bồi thường đền bù tổn thất tài sản sau khi thực hiện bù đắp tổn thất;
d) Thu nợ đã xóa thu hồi được;
đ) Thu từ các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng, xuất toán;
e) Thu hoàn nhập dự phòng;
g) Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế;
h) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nguyên tắc ghi nhận và quản lý chi phí
1. Chi phí được ghi nhận vào chi phí hoạt động của Quỹ phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nguyên tắc quản lý chi phí:
a) Quỹ các cấp xây dựng và trình Hội đồng quản lý Quỹ cùng cấp ban hành quy chế chi tiêu nội bộ sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp, trong đó có định mức chi phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của Quỹ, đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đối với các khoản chi không đúng chế độ, các khoản chi vượt định mức theo quy định tại Thông tư này và quy chế chi tiêu nội bộ, Quỹ phải xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để trình cấp có thẩm quyền quyết định phương án bồi hoàn theo quy định của pháp luật;
c) Đối với các khoản chi đã được Hội Nông dân các cấp chi trả thì không được ghi nhận vào chi phí hoạt động của Quỹ các cấp.
3. Việc xác định chi phí của Quỹ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Chi phí của Quỹ là các khoản phải chi phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của Quỹ, bao gồm:
1. Chi phí hoạt động nghiệp vụ:
a) Phí ủy thác cho vay;
b) Chi trích lập dự phòng rủi ro cho vay theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Chi chênh lệch tỷ giá (nếu có);
d) Chi mua bảo hiểm rủi ro và các loại bảo hiểm nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
đ) Chi để thu hồi, xử lý các khoản nợ vay;
e) Các khoản chi khác từ hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
2. Chi hoạt động bộ máy:
a) Chi cho cán bộ và người lao động:
- Chi tiền lương, phụ cấp lương cho người lao động và người quản lý Quỹ theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP và theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của Quỹ;
- Chi các khoản đóng góp theo lương cho người lao động gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn; chi bữa ăn giữa ca, chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc; chi cho lao động nữ; chi làm thêm giờ và các khoản chi khác áp dụng theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Chi trang phục cho cán bộ và người lao động của Quỹ, mức chi không vượt quá mức chi trang phục giao dịch bằng tiền để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp;
b) Chi cho hoạt động quản lý và công vụ:
- Chi hội nghị, hội thảo, tiếp khách; tập huấn, đào tạo, khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, chi công tác phí cho cán bộ và người lao động của Quỹ đi công tác trong và ngoài nước theo quy định; chi hỗ trợ cho đại biểu là cán bộ của Quỹ cấp dưới tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo của Quỹ cấp trên tổ chức (gồm tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ và tiền phương tiện đi lại) trong trường hợp các khoản chi này không được chi trả bởi cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của Quỹ. Mức chi các khoản này thực hiện theo các quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước;
- Chi điện, nước, điện thoại, internet, bưu phí, vật liệu, giấy, mực in, văn phòng phẩm; chi mua tài liệu, sách báo; chi tư vấn liên quan đến hoạt động của Quỹ, chi dịch vụ thanh toán, kiểm toán; chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; chi cộng tác viên, chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, chi cho công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ quan; chi y tế, chi xăng đầu, chi phòng cháy chữa cháy, chi phương tiện vận chuyển, chi tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị; chi lễ tân, khánh tiết theo quy định của pháp luật;
c) Chi tài sản gồm: Chi khấu hao tài sản cố định; chi thuê tài sản; chi bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành tài sản; chi mua sắm công cụ, dụng cụ; chi bảo hiểm tài sản, chi kiểm định phương tiện; chi nhượng bán, thanh lý tài sản bao gồm giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có);
d) Các chi phí khác liên quan đến hoạt động bộ máy theo quy định của pháp luật.
3. Chi nộp thuế, các khoản phí và lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
4. Các khoản chi phí khác:
a) Chi trích lập các khoản dự phòng khác (không bao gồm chi trích lập dự phòng rủi ro cho vay) áp dụng theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp;
b) Chi phí xử lý tổn thất tài sản sau khi đã bù đắp bằng các nguồn vốn khác theo quy định;
c) Chi các khoản đã hạch toán vào thu nhập nhưng thực tế không thu được;
d) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
đ) Chi án phí, lệ phí thi hành án và các chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;
e) Chi hỗ trợ cho công tác đảng, đoàn thể của Quỹ (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định);
g) Chi tham gia các hoạt động do Hội Nông dân các cấp tổ chức liên quan đến hoạt động của Quỹ;
h) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
5. Quỹ thực hiện chi theo định mức đối với các khoản chi đã được quy định cụ thể định mức chi tại Thông tư này; các khoản chi khác Quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trường hợp pháp luật chưa có quy định hoặc không khống chế mức chi, Quỹ căn cứ vào khả năng tài chính xây dựng định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ của Quỹ, quyết định việc chỉ tiêu đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 9. Các khoản chi không được hạch toán vào chi phí
1. Các khoản thiệt hại đã được Nhà nước hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.
2. Các khoản chi phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật thuộc trách nhiệm cá nhân.
3. Các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ.
4. Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
5. Các khoản chi ủng hộ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Các khoản chi vượt định mức theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 10. Phân phối kết quả tài chính
1. Quỹ thực hiện phân phối kết quả tài chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP.
2. Mức trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của Quỹ được căn cứ vào kết quả xếp loại hoạt động của Quỹ quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này.
a) Quỹ xếp loại A được trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương và phụ cấp thực hiện bình quân trong năm của cán bộ, người lao động do Quỹ chi trả cho hai quỹ khen thưởng và phúc lợi;
b) Quỹ xếp loại B được trích tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp thực hiện bình quân trong năm của cán bộ, người lao động do Quỹ chi trả cho hai quỹ khen thưởng và phúc lợi;
c) Quỹ xếp loại C được trích tối đa không quá 01 tháng tiền lương và phụ cấp thực hiện bình quân trong năm của cán bộ, người lao động do Quỹ chi trả cho hai quỹ khen thưởng và phúc lợi.
3. Trường hợp người quản lý của Quỹ hoàn thành nhiệm vụ trở lên theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, căn cứ vào kết quả xếp loại Của Quỹ, mức trích quỹ thưởng người quản lý như sau:
a) Quỹ xếp loại A được trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện người quản lý;
b) Quỹ xếp loại B được trích tối đa không quá 01 tháng lương thực hiện người quản lý;
c) Quỹ xếp loại C thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý.
1. Quỹ thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP.
2. Thời gian chốt số liệu:
a) Đối với báo cáo 06 tháng đầu năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 năm báo cáo;
b) Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.
3. Mẫu biểu Báo cáo:
a) Báo cáo tài chính quy định tại điểm a khoản 3 Điều 37 Nghị định 37/2023/NĐ-CP gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động (bao gồm báo cáo tình hình thu chi tài chính); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính (bao gồm báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu): Thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ kế toán của Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
b) Báo cáo tình hình phân phối chênh lệch thu, chi và sử dụng các quỹ quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 37 Nghị định 37/2023/NĐ-CP:
- Quỹ cấp huyện gửi báo cáo cho Quỹ cấp tỉnh để tổng hợp theo mẫu tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này;
- Quỹ cấp tỉnh gửi báo cáo cho Quỹ Trung ương để tổng hợp theo mẫu tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này;
- Quỹ Trung ương tổng hợp gửi báo cáo các cơ quan theo mẫu tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động nghiệp vụ quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 37 Nghị định 37/2023/NĐ-CP:
- Quỹ cấp huyện gửi báo cáo cho Quỹ cấp tỉnh để tổng hợp theo mẫu tại Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này;
- Quỹ cấp tình gửi báo cáo cho Quỹ Trung ương để tổng hợp theo mẫu tại Phụ lục IIb ban hành kèm theo Thông tư này;
- Quỹ Trung ương tổng hợp gửi báo cáo các cơ quan theo mẫu tại Phụ lục IIc ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Phương thức gửi báo cáo:
Quỹ thực hiện gửi các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này theo một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
c) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng dưới hình thức văn bản điện tử (nếu có);
d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, XẾP LOẠI QUỸ
Điều 12. Phương thức xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của Quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP và được xác định như sau:
a) Chi tiêu 1: Dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này là dư nợ cho vay của Quỹ (không bao gồm dư nợ nhận ủy thác cho vay), được xác định như sau:
Dư nợ cho vay bình quân tháng |
= |
Dư nợ cho vay đầu tháng + Dư nợ cho vay cuối tháng |
2 |
Dư nợ cho vay bình quân năm |
= |
Tổng dư nợ cho vay bình quân tháng của các tháng trong năm |
12 |
b) Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa số dư nợ xấu của Quỹ so với tổng dư nợ cho vay của Quỹ (không bao gồm hoạt động nhận ủy thác cho vay);
c) Chỉ tiêu 3: Kết quả tài chính hằng năm
Kết quả tài chính hằng năm là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí phát sinh trong năm, được xác định theo báo cáo tài chính hàng năm đã được Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp phê duyệt;
d) Chỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính: Quỹ chấp hành đúng quy định, không có hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc không thực hiện. Các hành vi vi phạm bao gồm hành vi của Quỹ, cá nhân dưới danh nghĩa Quỹ hoặc người quản lý Quỹ gây ra khi thực hiện nhiệm vụ của Quỹ.
2. Khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, Quỹ được loại trừ các yếu tố khách quan theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP.
Điều 13. Phương thức xếp loại Quỹ
Quỹ đánh giá, xếp loại hiệu quả hoạt động theo nguyên tắc so sánh giữa kết quả thực hiện và các chỉ tiêu được giao tại kế hoạch tài chính Quỹ, cụ thể như sau:
1. Chỉ tiêu 1: Dư nợ tín dụng
a) Quỹ xếp loại A khi chỉ tiêu thực hiện đạt từ 100% kế hoạch được giao trở lên;
b) Quỹ xếp loại B khi chỉ tiêu thực hiện đạt từ 90% đến dưới 100% kế hoạch được giao;
c) Quỹ xếp loại C khi chỉ tiêu thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao.
2. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu
a) Quỹ xếp loại A khi chỉ tiêu thực hiện bằng hoặc thấp hơn kế hoạch được giao;
b) Quỹ xếp loại B khi chỉ tiêu thực hiện cao hơn kế hoạch được giao nhưng tối đa bằng 110% kế hoạch được giao;
c) Quỹ xếp loại C khi chỉ tiêu thực hiện cao hơn 110% kế hoạch được giao.
3. Chỉ tiêu 3: Kết quả tài chính hằng năm
a) Quỹ xếp loại A khi chỉ tiêu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao;
b) Quỹ xếp loại B khi chỉ tiêu thực hiện thấp hơn kế hoạch được giao nhưng tối thiểu bằng 90% kế hoạch được giao;
c) Quỹ xếp loại C khi chỉ tiêu thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao.
4. Chỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn của Quỹ, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
a) Quỹ xếp loại A khi: Trong năm đánh giá xếp loại, Quỹ không bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị về việc đầu tư, quản lý và sử dụng vốn của Quỹ, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước không đúng quy định; không bị hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản 01 (một) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính không đúng quy định;
b) Quỹ xếp loại B khi trong năm đánh giá xếp loại, Quỹ không bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị về việc đầu tư, quản lý và sử dụng vốn của Quỹ, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước không đúng quy định; hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản 02 (hai) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính không đúng quy định;
c) Quỹ xếp loại C khi trong năm đánh giá xếp loại, Quỹ bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị về việc đầu tư, quản lý và sử dụng vốn của Quỹ, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước không đúng quy định; hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản 03 (ba) lần trở lên về việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính không đúng quy định; Người quản lý Quỹ vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Quỹ trong việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính theo công bố, kết luận của cơ quan chức năng. Việc đánh giá xếp loại Quỹ chỉ tính 01 (một) lần đối với cùng một vụ việc sai phạm của người quản lý Quỹ;
d) Các hành vi vi phạm thủ tục thuế không xem xét để thực hiện đánh giá xếp loại Quỹ.
Điều 14. Tổng hợp xếp loại Quỹ
1. Quỹ xếp loại A khi không có chỉ tiêu xếp loại C, trong đó chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 2 được xếp loại A.
2. Quỹ xếp loại C khi có chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 2 không xếp loại A và các chỉ tiêu còn lại xếp loại C.
3. Quỹ xếp loại B trong các trường hợp còn lại.
4. Căn cứ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Thông tư này, Quỹ báo cáo kết quả đánh giá và xếp loại gửi Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp để Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp thẩm định, phê duyệt xếp loại Quỹ chậm nhất là sau 30 ngày làm việc kể từ ngày có báo cáo tài chính được Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp phê duyệt.
PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO CHO VAY CỦA QUỸ
Quỹ thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này. Việc thực hiện phân loại nợ theo 05 (năm) nhóm như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 4 và nhóm 5 thực hiện phân loại theo quy định của pháp luật đối với tổ chức tài chính vi mô.
2. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
a) Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
b) Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
c) Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận (trừ các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do thực hiện chính sách của Nhà nước).
Điều 16. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho vay
Quỹ thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay chịu rủi ro theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 và khoản 3 Điều 53 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.
Điều 17. Định kỳ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho vay
1. Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý tiếp theo, Quỹ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước.
2. Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, Quỹ thực hiện việc phân loại nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 11; việc trích lập dự phòng rủi ro thực hiện vào thời điểm quyết toán căn cứ vào kết quả phân loại nợ tại thời điểm ngày 30 tháng 11 năm kế toán.
Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp
Các khoản phí cho vay từ các hợp đồng tín dụng của Quỹ đã ký trước ngày Nghị định số 37/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành là khoản lãi cho vay quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2025.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 69/2013/TT-BTC ngày 21/5/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội nông dân Việt Nam.
1. Hội đồng quản lý Quỹ, ban điều hành Quỹ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn theo quy định của pháp luật./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI CHÊNH LỆCH THU, CHI VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
(Kèm theo Thông tư số 92/2024/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUỸ HTND HUYỆN... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……./BC-.... |
........., ngày tháng năm |
BÁO CÁO
Về tình hình phân phối chênh lệch thu, chi và sử dụng các quỹ 6 tháng/năm....
Kính gửi: Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ...
Đơn vị: đồng
STT |
Phân phối kết quả tài chính của Quỹ |
Số dư đầu năm/Chênh lệch thu chi lũy kế âm phải bù đắp |
Số điều chỉnh tăng/giảm trong năm |
Số dư cuối năm/Chênh lệch thu chi lũy kế âm còn phải bù đắp |
Ghi chú |
|
Điều chỉnh tăng/Bù đắp chênh lệch thu chi |
Điều chỉnh giảm |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Bù đắp khoản chênh lệch thu chi âm (-) lũy kế đến thời điểm quyết toán |
|
|
|
|
|
2 |
Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
|
|
|
3 |
Quỹ dự phòng tài chính |
|
|
|
|
|
4 |
Quỹ khen thưởng |
|
|
|
|
|
5 |
Quỹ phúc lợi |
|
|
|
|
|
6 |
Quỹ thưởng người quản lý |
|
|
|
|
|
7 |
Số còn lại bổ sung Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
GIÁM ĐỐC |
TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI CHÊNH LỆCH THU, CHI VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
(Kèm theo Thông tư số 92/2024/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUỸ HTND TỈNH... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……./BC-.... |
......, ngày tháng năm |
BÁO CÁO
Về tình hình phân phối chênh lệch thu, chi và sử dụng các quỹ 6 tháng/năm...
Kính gửi: Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương
Đơn vị: đồng
STT |
Phân phối kết quả tài chính của Quỹ |
Số dư đầu năm/Chênh lệch thu chi lũy kế âm phải bù đắp |
Số điều chỉnh tăng/giảm trong năm |
Số dư cuối năm/Chênh lệch thu chi lũy kế âm còn phải bù đắp |
Ghi chú |
|
Điều chỉnh tăng/Bù đắp chênh lệch thu chi |
Điều chỉnh giảm |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Bù đắp khoản chênh lệch thu chi âm (-) lũy kế đến thời điểm quyết toán |
|
|
|
|
|
2 |
Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
|
|
|
3 |
Quỹ dự phòng tài chính |
|
|
|
|
|
4 |
Quỹ khen thưởng |
|
|
|
|
|
5 |
Quỹ phúc lợi |
|
|
|
|
|
6 |
Quỹ thưởng người quản lý |
|
|
|
|
|
7 |
Số còn lại bổ sung Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
GIÁM ĐỐC |
TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI CHÊNH LỆCH THU, CHI VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
(Kèm theo Thông tư số 92/2024/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUỸ HTND TRUNG
ƯƠNG... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……./BC-.... |
……., ngày tháng năm |
BÁO CÁO
Về tình hình phân phối chênh lệch thu, chi và sử dụng các quỹ 6 tháng/năm....
Kính gửi: 1………………………………….
Đơn vị: đồng
STT |
Phân phối kết quả tài chính của Quỹ |
Số dư đầu năm/Chênh lệch thu chi lũy kế âm phải bù đắp |
Số điều chỉnh tăng/giảm trong năm |
Số dư cuối năm/Chênh lệch thu chi lũy kế âm còn phải bù đắp |
Ghi chú |
|
Điều chỉnh tăng/Bù đắp chênh lệch thu chi |
Điều chỉnh giảm |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Bù đắp khoản chênh lệch thu chi âm (-) lũy kế đến thời điểm quyết toán |
|
|
|
|
|
2 |
Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
|
|
|
3 |
Quỹ dự phòng tài chính |
|
|
|
|
|
4 |
Quỹ khen thưởng |
|
|
|
|
|
5 |
Quỹ phúc lợi |
|
|
|
|
|
6 |
Quỹ thưởng người quản lý |
|
|
|
|
|
7 |
Số còn lại bổ sung Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
GIÁM ĐỐC |
____________________
1 Gửi các cơ quan theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP.
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ
(Kèm theo Thông tư số 92/2024/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUỸ HTND HUYỆN... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……./BC-.... |
........., ngày tháng năm |
BÁO CÁO
Về báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động nghiệp vụ 6 tháng/năm....
Kính gửi: Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ....
I. Số liệu
Đơn vị: đồng
TT |
Nội dung |
Số tiền |
1 |
Tình hình vốn chủ sở hữu |
|
1.1 |
Vốn điều lệ |
|
1.2 |
Các quỹ |
|
1.2.1 |
Quỹ đầu tư phát triển |
|
1.2.2 |
Quỹ dự phòng tài chính |
|
1.3 |
Vốn chủ sở hữu khác |
|
2 |
Tình hình cho vay |
|
2.1 |
Tổng số dư nợ đầu kỳ |
|
2.2 |
Thu nợ trong kỳ |
|
2.3 |
Dư nợ cuối kỳ |
|
2.4 |
Tỷ lệ nợ xấu |
|
2.5 |
Xử lý nợ xấu trong kỳ |
|
3 |
Hoạt động thu chi trong kỳ |
|
3.1 |
Thu nhập |
|
3.2 |
Chi phí |
|
3.3 |
Kết quả tài chính |
|
II. Phân tích tình hình, nêu rõ lý do tăng giảm trong kỳ báo cáo và nhận xét, kiến nghị (nếu có)
NGƯỜI LẬP BIỂU |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
GIÁM ĐỐC |
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ
(Kèm theo Thông tư số 92/2024/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUỸ HTND TỈNH... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……./BC-.... |
……., ngày tháng năm |
BÁO CÁO
Về báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động nghiệp vụ 6 tháng/năm....
Kính gửi: Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương
I. Số liệu
Đơn vị: đồng
TT |
Nội dung |
Số tiền |
1 |
Tình hình vốn chủ sở hữu |
|
1.1 |
Vốn điều lệ |
|
1.2 |
Các quỹ |
|
1.2.1 |
Quỹ đầu tư phát triển |
|
1.2.2 |
Quỹ dự phòng tài chính |
|
1.3 |
Vốn chủ sở hữu khác |
|
2 |
Tình hình cho vay |
|
2.1 |
Tổng số dư nợ đầu kỳ |
|
2.2 |
Thu nợ trong kỳ |
|
2.3 |
Dư nợ cuối kỳ |
|
2.4 |
Tỷ lệ nợ xấu |
|
2.5 |
Xử lý nợ xấu trong kỳ |
|
3 |
Hoạt động thu chi trong kỳ |
|
3.1 |
Thu nhập |
|
3.2 |
Chi phí |
|
3.3 |
Kết quả tài chính |
|
II. Phân tích tình hình, nêu rõ lý do tăng giảm trong kỳ báo cáo và nhận xét, kiến nghị (nếu có)
NGƯỜI LẬP BIỂU |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
GIÁM ĐỐC |
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ
(Kèm theo Thông tư số 92/2024/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUỸ HTND TRUNG
ƯƠNG... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……./BC-.... |
........., ngày tháng năm |
BÁO CÁO
Về báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động nghiệp vụ 6 tháng/năm ....
Kính gửi2:………………………………
Đơn vị: đồng
TT |
Nội dung |
Quỹ HTND Trung ương |
Hệ thống Quỹ HTND địa phương |
1 |
Tình hình vốn chủ sở hữu |
|
|
1.1 |
Vốn điều lệ |
|
|
1.2 |
Các quỹ |
|
|
1.2.1 |
Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
1.2.2 |
Quỹ dự phòng tài chính |
|
|
1.3 |
Vốn chủ sở hữu khác |
|
|
2 |
Tình hình cho vay |
|
|
2.1 |
Tổng số dư nợ đầu kỳ |
|
|
2.2 |
Dư nợ cuối kỳ |
|
|
3 |
Hoạt động thu chi trong kỳ |
|
|
3.1 |
Thu nhập |
|
|
3.2 |
Chi phí |
|
|
3.3 |
Kết quả tài chính |
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN |
GIÁM ĐỐC |
____________________
2 Gửi các cơ quan theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP.