Thông tư 72/2000/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 72/2000/TT-BTC
Ngày ban hành 19/07/2000
Ngày có hiệu lực 03/08/2000
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phạm Văn Trọng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 72/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI SỐ 72/2000/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HOÁ KÊNH MƯƠNG

Căn cứ Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/06/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương như sau:

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

- Đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định tại Thông tư này là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các dự án đầu tư kiên cố hóa kênh mương loại II, loại III do địa phương quản lý.

- Hàng năm, các dự án đầu tư kiên cố hoá kênh mương phải được bố trí vốn trong dự toán chi ngân sách địa phương từ nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp (ít nhất 40%), thuỷ lợi phí và các nguồn thu khác. Đặc biệt đối với hệ thống kênh mương loại III phải đảm bảo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Căn cứ vào tổng mức vốn tín dụng dành cho kiên cố hóa kênh mương hàng năm được duyệt, nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư của địa phương kể cả nguồn đóng góp của nhân dân cho kiên cố hoá kênh mương, Bộ Tài chính quyết định mức vay cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc cho vay vốn được thực hiện qua hệ thống Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Hồ sơ vay vốn:

Để có căn cứ quyết định mức vay vốn tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ Tài chính các văn bản gồm:

- Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về vay vốn tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, trong đó phải xác định rõ và đầy đủ các cơ sở sau đây:

+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện kiên cố hóa kênh mương.

+ Mức vốn địa phương huy động: Từ ngân sách và các nguồn huy động khác, kể cả nguồn huy động của dân.

+ Số vốn còn thiếu, đề nghị vay Trung ương, trong đó phân khai cụ thể thời gian vay cho từng năm, trước mắt tính cho các năm 2000, 2001, 2002.

+ Kế hoạch trả nợ cho từng năm.

(Biểu tổng hợp nhu cầu vay vốn và dự kiến trả nợ theo mẫu đính kèm).

- Quyết định phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về dự án tổng thể kiên cố hóa kênh mương (kèm theo dự án tổng thể).

Hồ sơ trên gửi về Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 31/8/2000 để Bộ Tài chính có căn cứ quyết định cụ thể mức cho vay hàng năm đối với từng địa phương.

2. Mức vốn cho vay:

Căn cứ nhu cầu về vay tín dụng cho kiên cố hoá kênh mương của các địa phương và tổng mức vốn tín dụng ưu đãi hàng năm cho kiên cố hoá kênh mương đã được Chính phủ Quyết định, Bộ Tài chính quyết định mức vốn cho vay hàng năm cho từng tỉnh, thành phố tối đa bằng mức chênh lệch thiếu giữa tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt so với số vốn do địa phương phải huy động theo qui định tại Điều 3 Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Căn cứ chuyển vốn vay: Hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện chuyển vốn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay trên cơ sở:

- Quyết định cho vay vốn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Hợp đồng vay vốn giữa Sở Tài chính - Vật giá (được uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) với chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh, thành phố theo mẫu đính kèm.

4. Lãi suất cho vay: 0%.

5. Phương thức cấp tiền vay: Căn cứ vào quy định điểm 3 phần II Thông tư này, các Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển các tỉnh, thành phố thực hiện việc chuyển vốn cho ngân sách tỉnh, thành phố vay theo đúng mức vốn được vay tại quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, không thực hiện cho vay đối với từng huyện, từng dự án cụ thể. Việc giải quyết cụ thể đối với từng huyện, từng dự án do tỉnh, thành phố quyết định và chịu trách nhiệm theo cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư của tỉnh và chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.

6. Thời hạn trả nợ vốn vay:

Sau 12 tháng (kể từ ngày ký hợp đồng vay vốn) bắt đầu trả nợ. Thời gian trả nợ là 4 năm; riêng đối với các tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (thu nội địa) chỉ đảm bảo dưới 30% nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, thời gian trả nợ là 5 năm.

Trường hợp, khi đến hạn trả nợ vốn vay năm trước, địa phương chưa trả, chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển tạm thời chưa chuyển vốn vay tiếp đến khi tỉnh, thành phố hoàn trả theo hợp đồng ký kết, chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển mới tiếp tục chuyển vốn vay cho địa phương; trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Bộ Tài chính.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ