Thông tư 43/2000/TT-BTC hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với Quỹ Hỗ trợ phát triển do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 43/2000/TT-BTC
Ngày ban hành 23/05/2000
Ngày có hiệu lực 01/01/2000
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Lê Thị Băng Tâm
Lĩnh vực Đầu tư,Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 43/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 43/2000/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 5 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN CẤP BÙ CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

Căn cứ Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển;
Căn cứ Quy chế quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 232/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ;
Để Quỹ hỗ trợ phát triển đảm bảo hoàn vốn trong quá trình thực hiện tín dụng đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp bù chênh lệch lãi suất (sau đây gọi tắt là cấp bù) đối với Quỹ hỗ trợ phát triển như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1/ Phạm vi cấp bù cho Quỹ hỗ trợ phát triển bao gồm:

Chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với các dự án cho vay từ các nguồn vốn trong nước.

2/ Mức cấp bù được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn trong nước (bao gồm cả các nguồn vốn không phải trả lãi) với lãi suất cho vay chỉ định và phần phí quản lý được hưởng.

Quỹ hỗ trợ phát triển chỉ huy động các nguồn vốn với lãi suất cao trong trường hợp đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp.

3/ Việc cấp bù được thực hiện theo phương thức tạm cấp hàng quý theo kế hoạch và có điều chỉnh theo tình hình thực hiện của các quý trước; số cấp bù chính thức cả năm sẽ được xác định sau khi kết thúc năm tài chính.

Nguồn cấp bù cho Quỹ hỗ trợ phát triển được bố trí trong dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm.

4/ Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, xác định nhu cầu cấp bù và báo cáo Bộ Tài chính theo đúng quy định tại Thông tư này.

II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1/ Xây dựng kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất.

1.1. Trình tự xây dựng kế hoạch.

- Căn cứ kế hoạch cân đối và huy động các nguồn vốn; căn cứ chủ trương về tín dụng đầu tư của Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển xây dựng kế hoạch cấp bù cho năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư cuối tháng 9 hàng năm (theo mẫu số 01-KH-CB đính kèm).

- Trên cơ sở kế hoạch cấp bù của Quỹ hỗ trợ phát triển; căn cứ chủ trương chung về đầu tư phát triển và tín dụng đầu tư của Nhà nước; căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Bộ Tài chính xác định kế hoạch cấp bù và tổng hợp trong dự toán Ngân sách Nhà nước hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ.

- Căn cứ kế hoạch cấp bù cả năm được bố trí trong kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước; căn cứ vào kế hoạch cân đối và huy động các nguồn vốn trong quý, Quỹ hỗ trợ phát triển xây dựng kế hoạch cấp bù quý gửi Bộ Tài chính làm cơ sở thực hiện cấp bù.

1.2. Phương pháp tính kế hoạch cấp bù.

Số cấp bù trong năm kế hoạch

=

Dư nợ cho vay bình quân theo kế hoạch năm

X

Lãi suất bình quân các nguồn vốn

-

Lãi suất bình quân cho vay các dự án

+

Tỷ lệ phí quản lý

(1) (2) (3) ( 4)

(1) Dư nợ cho vay bình quân theo kế hoạch năm là dư nợ cho vay đối với các dự án sử dụng nguồn vốn trong nước và được tính trên cơ sở kế hoạch cho vay, kế hoạch thu nợ trong năm kế hoạch, số dư nợ cho vay từ các năm trước chuyển sang. Không tính dư nợ cho vay đối với:

- Các dự án do Quỹ hỗ trợ phát triển nhận uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân.

- Các dự án được Chính phủ cho phép xoá nợ.

(2) Lãi suất bình quân các nguồn vốn là lãi suất tính theo phương pháp bình quân gia quyền giữa lãi suất huy động từng nguồn vốn với số dư các nguồn vốn, kể cả nguồn vốn không phải trả lãi (không bao gồm nguồn vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ uỷ nhiệm Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay lại trong nước).

(3) Lãi suất bình quân cho vay các dự án là lãi suất tính theo phương pháp bình quân gia quyền giữa dư nợ theo kế hoạch cả năm và lãi suất cho vay được ấn định cho từng dự án.

(4) Tỷ lệ phí quản lý được áp dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trong 5 năm đầu mới thành lập, phí quản lý được xác định bằng 0,2%/tháng trên số dư nợ cho vay theo kế hoạch của các dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng trong nước

2/ Nguyên tắc thực hiện cấp bù.

[...]