Thông tư 7-NV năm 1974 về kết thúc việc xác nhận quân nhân, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương trong kháng chiến chống Pháp do Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu | 7-NV |
Ngày ban hành | 12/09/1974 |
Ngày có hiệu lực | 27/09/1974 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Người ký | Lê Đình Thiệp |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
BỘ
NỘI VỤ |
VIỆT
|
Số: 7-NV |
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 1974 |
Từ năm 1954 đến nay, ngành
thương binh và xã hội cùng với quân đội đã có những chủ trương và biện pháp
tích cực để xác nhận quân nhân, dân quân du kích và thanh niên xung phong bị
thương trong kháng chiến chống Pháp.
Trong quá trình thực hiện, các địa
phương đã tổ chức phổ biến chính sách tiêu chuẩn đến tận cơ sở và trong các
ngành, hướng dẫn việc khai báo, lập hồ sơ, xét cấp số thương tật và việc này đã
được tiến hành một cách rộng rãi và liên tục trong nhiều năm.
Đến nay, số quân nhân, dân quân
du kích, thanh niên xung phong bị thương đúng tiêu chuẩn thì đã xác nhận hết,
trừ một số ít trường hợp rất cá biệt. Nhưng đồng thời cũng đã xác nhận nhầm một
số trường hợp không đúng tiêu tiêu chuẩn: nhiều người không phải là quân nhân,
dân quân du kích và thanh niên xung phong bị thương đã khai là quân nhân, dân
quân du kích và thanh niên xung phong bị thương để được hưởng quyền lợi,
trong đó có những trường hợp lập hồ sơ giả và lợi dụng danh nghĩa thương binh
làm rối trật tự trị an, vi phạm pháp luật Nhà nước. Nhiều người có vết thương
nhẹ không đáng xếp vào hạng nhưng lại khai thêm nhiều vết thương khác không phải
trong chiến đấu, rồi tìm cách trình bày với hội đồng khám xét thương tật để được
xếp hạng
Qua xem xét, phân loại số hồ sơ
còn đọng ở các địa phương hiện nay thì thấy tuyệt đại bộ phận không nằm trong
diện được hưởng chính sách: - một số người trước đây đã khám thương tật không đủ
tiêu chuẩn nay khai báo lại; - một số quân dân du kích không phải bị thương
trong chiến đấu; - một số cán bộ dân chính bị thương; - vết thương không rõ
ràng…
Hơn nữa, những trường hợp bị
thương đã quá lâu rồi không còn ai nhớ chính xác nên không đủ cơ sở để kết luận.
Trước tình hình như vậy, nếu cứ
tiếp tục xác nhận thì nhiều người sẽ hưởng quyền lợi không đúng chính sách, gây
thiệt hại đến ngân quỹ Nhà nước, làm rắc rối thêm cho địa phương và cho việc thực
hiện chính sách.
Vì những lẽ trên, sau khi trao đổi
và được sự nhất trí của Bộ Quốc phòng, Bộ ra thông tư quy định việc kết thúc
xác nhận quân nhân, dân quân du kích và thanh niên xung phong bị thương trong
kháng chiến chống Pháp còn sót như sau:
Đặc biệt đối với một số ít quân
nhân bị thương trong kháng chiến chống Pháp đi chiến đấu ở các chiến trường xa,
trong nhiều năm nay chưa khai báo mà thực sự đúng tiêu chuẩn được hưởng thì đơn
vị cũ quản lý quân nhân khi bị thương có trách nhiệm xem xét và cấp giấy báo bị
thương, trường hợp đơn vị cũ không còn thì do Cục quân lực Bộ Tổng tham mưu xét
cấp có sự tham gia ý kiến của Bộ Nội vụ. Nhưng đây cũng chỉ giải quyết những trường
hợp rất cá biệt.
- Đối với những hồ sơ xin hưởng
quyền lợi thương binh mà chưa có giấy tờ đầy đủ (chưa có giấy chứng nhận bị
thương, chỉ có bản khai danh dự và đơn xin hưởng) thì không tiếp tục xét để xác
nhận nữa. Sở, Ty thương binh và xã hội. Bộ chỉ huy quân sự địa phương giữ lại hồ
sơ hoặc ghi vào sổ lưu để theo dõi.
- Đối với những hồ sơ đã có giấy
chứng nhận bị thương (cấp trước khi có thông tư này) và đã làm đúng các thủ tục
quy định thì phải xem xét kỹ. Các Sở, Ty cử cán bộ trực tiếp mang các hồ sơ đó
về Bộ để Bộ hướng dẫn cách giải quyết và việc này cũng phải làm xong trong năm
1974.
Mọi đề nghị của đương sự cần được
giải thích kỹ và thông suốt ở địa phương và đơn vị, không giới thiệu người về Bộ
để hỏi.
Yêu cầu các Sở, Ty thương binh và xã hội thông báo trong ngành biết và phối hợp chặt chẽ với Bộ chỉ huy quân sự địa phương thực hiện đúng thông tư này.
|
K.T
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |