Thông tư 7/2020/TT-BYT hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu | 7/2020/TT-BYT |
Ngày ban hành | 14/05/2020 |
Ngày có hiệu lực | 28/06/2020 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Nguyễn Trường Sơn |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7/2020/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2020 |
QUI ĐỊNH CHI TIẾT HƯỚNG DẪN VỀ TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG XE Ô TÔ CHUYÊN DÙNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế;
b) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế trực thuộc địa phương quản lý;
c) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế trực thuộc Bộ, ngành khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
(Sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị )
1. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế phải bảo đảm tính hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định của Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác quy định tại Thông tư này được sử dụng làm căn cứ để:
a. Lập kế hoạch và dự toán ngân sách;
b. Giao, mua sắm, bố trí, khoán kinh phí sử dụng, thuê dịch vụ;
c. Quản lý, sử dụng và xử lý xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.
Điều 3. Phân loại xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế
1. Xe ô tô cứu thương:
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7/2020/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2020 |
QUI ĐỊNH CHI TIẾT HƯỚNG DẪN VỀ TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG XE Ô TÔ CHUYÊN DÙNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế;
b) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế trực thuộc địa phương quản lý;
c) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế trực thuộc Bộ, ngành khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp y tế thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
(Sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị )
1. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế phải bảo đảm tính hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định của Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác quy định tại Thông tư này được sử dụng làm căn cứ để:
a. Lập kế hoạch và dự toán ngân sách;
b. Giao, mua sắm, bố trí, khoán kinh phí sử dụng, thuê dịch vụ;
c. Quản lý, sử dụng và xử lý xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.
Điều 3. Phân loại xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế
1. Xe ô tô cứu thương:
a) Xe ô tô cứu thương đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 27/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương;
b) Xe ô tô cứu thương có kết cấu đặc biệt (xe có kết cấu không gian rộng rãi được trang bị máy móc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác cấp cứu, hồi sức tích cực trên xe).
2. Xe ô tô chuyên dùng có kết cấu đặc biệt sử dụng trong lĩnh vực y tế gồm:
a) Xe chụp X.quang lưu động;
b) Xe khám, chữa mắt lưu động;
c) Xe xét nghiệm lưu động;
d) Xe phẫu thuật lưu động;
đ) Xe lấy máu;
e) Xe vận chuyển vắc xin, sinh phẩm;
g) Xe ô tô khác được thiết kế dành riêng cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, kiểm nghiệm.
3. Xe ô tô chuyên dùng có gắn hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động y tế, bao gồm:
a) Xe chuyên dùng phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ trung và cấp cao;
b) Xe chuyên dùng có thiết bị để chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo tuyến;
c) Xe vận chuyển máu và các loại mẫu thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm: mẫu bệnh phẩm, mẫu bệnh truyền nhiễm, mẫu thực phẩm, mẫu thuốc (bao gồm cả vắc xin, sinh phẩm), mẫu thuộc lĩnh vực môi trường y tế
d) Xe vận chuyển người bệnh;
đ) Xe giám định pháp y, xe vận chuyển tử thi;
e) Xe chở máy phun và hóa chất lưu động;
g) Xe phục vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
h) Xe phục vụ lấy, vận chuyển mô, tạng để phục vụ công tác cấy ghép mô, tạng cho người;
i) Xe vận chuyển bữa ăn cho bệnh nhân tâm thần;
k) Xe vận chuyển dụng cụ, vật tư, trang thiết bị y tế chuyên dùng trong lĩnh vực truyền nhiễm.
l) Xe ô tô gắn mô hình giảng dậy, mô hình mô phỏng, các thiết bị và phương tiện giảng dạy, giáo cụ trực quan;
m) Xe ô tô khác có gắn thiết bị chuyên dùng dành riêng cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, kiểm nghiệm.
Điều 4. Tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế.
1. Tiêu chuẩn, định mức xe ô tô cứu thương:
a) Đối với cơ quan, đơn vị có chức năng khám, chữa bệnh.
- Dưới 50 giường bệnh được định mức 01 xe.
- Từ 50 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được định mức 02 xe.
- Từ 100 giường bệnh đến dưới 200 giường bệnh được định mức 03 xe.
- Từ 200 giường bệnh đến dưới 300 giường bệnh được định mức 04 xe.
- Từ 300 giường bệnh trở lên, nếu tăng thêm 150 giường bệnh thì định mức được thêm 01 xe.
b) Trường hợp các cơ sở khám, chữa bệnh có nhu cầu trang bị xe ô tô cứu thương có kết cấu đặc biệt thì việc xác định tiêu chuẩn, định mức xe ô tô cứu thương căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư này.
c) Đối với cơ quan, đơn vị có chức năng chuyên cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh:
Việc xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô cứu thương căn cứ vào nhu cầu, quy mô dân số, vị trí địa lý và thống kê số lượt cấp cứu, vận chuyển người bệnh trong 03 năm gần nhất để làm cơ sở đề xuất định mức báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định trên nguyên tắc bảo đảm số lượng phù hợp gắn với việc đầu tư, sử dụng hiệu quả xe ô tô.
2. Việc xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng có kết cấu đặc biệt và xe ô tô chuyên dùng có gắn hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác chuyên môn y tế căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Điều lệ tổ chức, hoạt động; Quy hoạch phát triển (nếu có) và tính chất đặc thù của cơ quan, đơn vị sự nghiệp y tế.
b) Phạm vi và địa bàn hoạt động, quy mô dân số.
c) Số lượng, tần suất sử dụng của từng chủng loại xe ô tô tại thời điểm lập định mức và dự kiến nhu cầu sử dụng của từng chủng loại xe ô tô trong 03 năm tiếp theo. Trường hợp cơ quan, đơn vị sự nghiệp y tế mới thành lập thì chỉ cần dự kiến nhu cầu sử dụng của từng chủng loại xe ô tô trong 03 năm tiếp theo.
Điều 5. Giá mua xe ô tô chuyên dùng
1. Giá mua xe ô tô chuyên dùng quy định tại Khoản 1 Điều này là giá mua đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; chưa bao gồm lệ phí trước bạ, lệ phí cấp biển số xe, phí bảo hiểm, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ liên quan đến việc sử dụng xe.
2. Trường hợp xe ô tô được miễn các loại thuế thì phải tính đủ số thuế được miễn để xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng. Trường hợp điều chuyển, tiếp nhận xe ô tô đã qua sử dụng thì giá xe ô tô làm căn cứ xác định tiêu chuẩn, định mức là giá trị còn lại trên sổ sách kế toán hoặc giá trị đánh giá lại theo quy định của pháp luật (đối với xe ô tô chưa được theo dõi giá trị trên sổ kế toán hoặc trường hợp phải đánh giá lại khi xử lý theo quy định của pháp luật).
3. Nguồn kinh phí đầu tư, mua sắm xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, gồm: ngân sách nhà nước; các loại kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí dịch vụ...); vốn vay, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA (trừ trường hợp có Hiệp định thỏa thuận riêng); nguồn hỗ trợ, tài trợ, biếu tặng của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô (sau đây gọi tắt là Nghị định số 04/2019/NĐ-CP).
2. Thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này; phê duyệt điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức khi các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng xe ô tô chuyên dùng vượt tiêu chuẩn, định mức đã được phê duyệt.
b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phê duyệt, điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế của đơn vị mình, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Y tế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
1. Hồ sơ trình, phê duyệt và điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng
a) Văn bản đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp y tế theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh mục xe ô tô chuyên dùng hiện đang quản lý, sử dụng theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này (không áp dụng đối với đơn vị mới thành lập);
c) Bản sao có đóng dấu của đơn vị đối với Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy hoạch phát triển của đơn vị (nếu có);
d) Bản thuyết minh về nhu cầu sử dụng của từng chủng loại xe ô tô chuyên dùng trong 03 năm tiếp theo;
Các tài liệu quy định tại điểm b và d Khoản này phải được Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng hồ sơ, báo cáo, tài liệu xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng phù hợp với quy định.
3. Trường hợp cơ quan, đơn vị có yêu cầu sử dụng xe ô tô chuyên dùng đặc thù vượt tiêu chuẩn, định mức sử dụng đã được phê duyệt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sự nghiệp y tế báo cáo người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét, quyết định.
4. Điều chỉnh định mức:
Trường hợp cơ quan, đơn vị mới thành lập, bổ sung, điều chỉnh phạm vi hoạt động chuyên môn, thay đổi quy mô hoặc trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt thì được điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng.
5. Thời gian phê duyệt định mức:
Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng. Trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các quyết định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục áp dụng nếu phù hợp với quy định của Thông tư này mà không phải thực hiện lại thủ tục lập, phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng.
2. Trường hợp xe ô tô chuyên dùng đã được trang bị trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành vượt tiêu chuẩn, định mức sử dụng quy định tại Thông tư này, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng có trách nhiệm báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này để xem xét, xử lý tài sản theo quy định tại Mục 3 Chương III Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp y tế có trách nhiệm:
a) Xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của cơ quan, đơn vị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Thông tư này;
b) Hàng năm, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát các tiêu chuẩn, định mức và tình hình sử dụng xe ô tô để điều chỉnh, bổ sung (nếu có) trên nguyên tắc một đơn vị có thể có một hoặc nhiều chủng loại xe chuyên dùng tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô và tính chất đặc thù của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ.
c) Chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 7/2020/TT-BYT ngày 14/5/2020 của Bộ Y tế)
CƠ QUẢN CHỦ
QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
..., ngày …tháng… năm 20... |
V/v Đề nghị phê duyệt định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng
Kính gửi: ...............................................
1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017;
- Căn cứ Thông tư số .../2020/TT-BYT ngày… tháng …năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị
2. Nội dung đề xuất
- Sự cần thiết (thuyết minh về nhu cầu của từng chủng loại xe ô tô chuyên dùng)
- Đề xuất nhu cầu về xe ô tô chuyên dùng (chủng loại, số lượng, mức giá, thiết bị chuyên dùng gắn trên xe đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này, ...)
3. Hồ sơ đính kèm
- Bản sao có đóng dấu của đơn vị đối với Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy hoạch phát triển của đơn vị (nếu có).
- Báo cáo kê khai xe ô tô chuyên dùng hiện đang quản lý, sử dụng theo Mẫu số 02 đính kèm Thông tư.
- Các tài liệu khác (nếu có).
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 7/2020/TT-BYT ngày 14/5/2020 của Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ
QUẢN |
|
BÁO CÁO KÊ KHAI HIỆN TRẠNG XE Ô TÔ CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Tên/loại xe |
Nhãn hiệu |
Nước sản xuất |
Biển kiểm soát |
Số chỗ ngồi/ trọng tải |
Năm sản xuất |
Năm sử dụng |
Giá trị theo sổ kế toán (Nghìn đồng) |
Hiện trạng sử dụng (chiếc) |
|||||
Nguyên giá |
Giá trị còn lại |
QLNN |
HĐ sự nghiệp |
HĐ khác |
|||||||||
Nguồn NS |
Nguồn khác |
Không KD |
Kinh doanh |
||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
I- Xe ô tô cứu thương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- Xe ô tô cứu thương thông thường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- Xe ô tô cứu thương có kết cấu đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Xe ô tô chuyên dùng có kết cấu đặc biệt sử dụng trong lĩnh vực y tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- Xe chụp X-Quang lưu động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- Xe khám chữa mắt lưu động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- Xe xét nghiệm lưu động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4- Xe phẫu thuật lưu động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5- Xe lấy máu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6- Xe vận chuyển vắc xin, sin phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7- Xe ô tô khác được thiết kế dành riêng cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh phòng, chống dịch, kiểm nghiệm. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Xe ô tô chuyên dùng có gắn hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động y tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- Xe chuyên dùng phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ trung và cấp cao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- Xe chuyên dùng có thiết bị để chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo tuyến |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- Xe vận chuyển máu và các loại mẫu thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm: mẫu bệnh phẩm, mẫu bệnh truyền nhiễm, mẫu thực phẩm, mẫu thuốc (bao gồm cả vắc xin, sinh phẩm), mẫu thuộc lĩnh vực môi trường y tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4- Xe vận chuyển người bệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5- Xe giám định pháp y, xe vận chuyển tử thi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6-Xe chở máy phun và hóa chất lưu động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7- Xe phục vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8- Xe phục vụ lấy, vận chuyển mô, tạng để phục vụ công tác cấy ghép mô, tạng cho người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9- Xe vận chuyển bữa ăn cho bệnh nhân tâm thần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10- Xe vận chuyển dụng cụ, vật tư, trang thiết bị y tế chuyên dùng trong lĩnh vực truyền nhiễm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11- Xe ô tô gắn mô hình giảng dậy, mô hình mô phỏng, các thiết bị và phương tiện giảng dạy, giáo cụ trực quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12- Xe ô tô khác có gắn thiết bị chuyên dùng dành riêng cho các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, kiểm nghiệm. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|