Thông tư 68/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp đến năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 68/2016/TT-BTC |
Ngày ban hành | 05/05/2016 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2016 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Huỳnh Quang Hải |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước,Giáo dục |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2016/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2016 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết về tài chính công đoàn;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020.
1. Thông tư này hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020 theo Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Đề án).
2. Thông tư này không Điều chỉnh đối với nguồn vốn đầu tư phát triển.
Đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước; hỗ trợ công đoàn các cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết về tài chính công đoàn.
2. Tài chính công đoàn bảo đảm kinh phí hoạt động của Đề án cho cơ quan công đoàn các cấp.
3. Nguồn kinh phí đóng góp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Điều 4. Nội dung và mức chi từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ
1. Chi thực hiện nghiên cứu, khảo sát về tình hình, nhu cầu học tập của công nhân lao động tại 05 tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để có các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê.
2. Chi công tác tuyên truyền, gồm:
a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
b) Sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình trên phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông, các tài liệu phục vụ cho hoạt động tuyên truyền: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định lựa chọn nội dung và hình thức ấn phẩm, sản phẩm truyền thông trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao kế hoạch theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
c) Tổ chức các hoạt động tư vấn, truyền thông, diễn đàn về công tác gia đình, chăm sóc nuôi dạy con, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội cho nữ công nhân: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Thông tư số 97/2010/TT-BTC).
3. Chi hỗ trợ tổ chức các lớp học xóa mù chữ và phổ cập tiểu học cho công nhân lao động là người dân tộc thiểu số, công nhân lao động nghèo tại doanh nghiệp; tổ chức lớp bổ túc văn hóa, bồi dưỡng nhận thức về chính trị, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, tin học cho công nhân lao động:
a) Chi hỗ trợ học phẩm, tài liệu học tập: Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định về hỗ trợ học phẩm cho học sinh trung học cơ sở tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc.
b) Chi trả thù lao đối với giáo viên:
- Đối với giáo viên thuộc biên chế ngành giáo dục, mức chi thù lao tính theo số giờ thực dạy vượt định mức giờ chuẩn và được thanh toán trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động của ngành giáo dục nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ và phổ cập giáo dục thì thực hiện ký hợp đồng với đơn vị được giao tổ chức mở lớp, mức chi thù lao theo hợp đồng tương đương với mức lương giáo viên trong biên chế có cùng trình độ đào tạo, thâm niên công tác dạy cùng cấp học, lớp học đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.