Thông tư 61/2011/TT-BCA hướng dẫn chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành

Số hiệu 61/2011/TT-BCA
Ngày ban hành 30/08/2011
Ngày có hiệu lực 14/10/2011
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công An
Người ký Bùi Quang Bền
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/2011/TT-BCA

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CÔNG VỤ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp công vụ;

Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân, như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân theo quy định tại Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng

1. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước trong Công an nhân dân, bao gồm:

a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật.

b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn.

c) Công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng (trong định mức ấn định của Bộ) hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

2. Đối tượng không áp dụng

a) Những người đang trong thời gian tạm tuyển, thử việc tại Công an các đơn vị, địa phương.

b) Học viên hưởng sinh hoạt phí đang học tại các học viện, các trường trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân.

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, công nhân, nhân viên và lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp của lực lượng Công an nhân dân.

d) Lao động hợp đồng không trong định mức ấn định của Bộ, hoặc không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hoặc hưởng theo mức lương khoán, mức lương thỏa thuận (không xếp theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định).

e) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng đã nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 01 tháng 5 năm 2011.

Điều 3. Mức phụ cấp và công thức tính hưởng

1. Mức phụ cấp công vụ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này bằng 10% mức lương cấp bậc hàm, mức lương ngạch bậc hoặc mức phụ cấp bậc hàm, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.

2. Công thức tính mức tiền phụ cấp công vụ được hưởng hàng tháng như sau:

Mức tiền phụ cấp công vụ được hưởng hàng tháng

=

Hệ số lương cấp bậc hàm, ngạch bậc hoặc hệ số phụ cấp cấp bậc hàm + (cộng) phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương tối thiểu chung

x

10%

Mức lương tối thiểu chung thực hiện theo quy định của Nhà nước (mức lương tối thiểu chung để tính hưởng phụ cấp công vụ từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 là 830.000 đồng/tháng).

* Khi tính mức tiền phụ cấp công vụ của mỗi người, nếu mức tiền phụ cấp có số lẻ từ 50 đồng trở lên thì làm tròn thành 100 đồng, nếu dưới 50 đồng thì bỏ.

Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Văn A, Đội trưởng; hưởng lương hệ số 6,00 (cấp bậc hàm Thiếu tá), phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,3. Mức tiền phụ cấp công vụ một tháng của đồng chí A là:

(6,00 + 0,30) x 830.000 đồng x 10% = 522.900 đồng.

Ví dụ 2: Đồng chí Lê Thị H, Thiếu tá chuyên môn kỹ thuật; hưởng lương hệ số 5,20 (N2-SC) + 6% phụ cấp thâm niên vượt khung. Mức tiền phụ cấp công vụ một tháng của đồng chí H là:

[...]