BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
56/2019/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2019
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, NGHIỆM THU KẾT QUẢ BẢO TRÌ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG
KHÔNG THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ, QUY TRÌNH BẢO TRÌ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ
TẦNG HÀNG KHÔNG
Căn cứ Luật hàng
không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng
không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014;
Căn cứ Luật quản
lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 102/2015/NĐ-CP
ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP
ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 44/2018/NĐ-CP
ngày 13/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản
kết cấu hạ tầng hàng không;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng
giao thông và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông
tư quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng
hàng không theo chất lượng thực hiện và chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu
hạ tầng hàng không.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm
thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện;
chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có
liên quan đến hoạt động bảo trì tải sản kết cấu hạ tầng hàng không.
Điều 3. Áp dụng hình thức bảo
trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
1. Công tác bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng
không được thực hiện theo hai hình thức: bảo trì theo chất lượng thực hiện và bảo
trì theo khối lượng thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị
định số 44/2018/NĐ-CP.
2. Hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện được
áp dụng cho các công việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ
thống ILS/DME khi đáp ứng đồng thời các quy định sau:
a) Hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME
được đầu tư xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn khai thác của Tổ chức Hàng không
Dân dụng Quốc tế (ICAO);
b) Hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME
được đảm bảo kinh phí thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật,
quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật;
c) Hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME
đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt mức giá khoán cho các công việc
kiểm tra, bảo dưỡng.
3. Trừ các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được
thực hiện theo hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện khi đáp ứng đồng thời
theo quy định tại khoản 2 Điều này, các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được
áp dụng hình thức bảo trì theo khối lượng thực tế.
4. Cục Hàng không Việt Nam quyết định việc áp dụng
hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện hoặc theo khối lượng thực tế. Khi lựa
chọn áp dụng hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện cho các công việc kiểm
tra, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME thì thực hiện
theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Điều 4. Tiêu chí giám sát, nghiệm
thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện
Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản
kết cấu hạ tầng hàng không theo chất lượng thực hiện bao gồm:
1. Yêu cầu đối với, công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ
thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện được
quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiêu chí giám sát công tác kiểm tra, bảo dưỡng hệ
thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện được
quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tiêu chí nghiệm thu kết quả công tác kiểm tra, bảo
dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện
được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Chế độ bảo trì tài sản
kết cấu hạ tầng hàng không
1. Kiểm tra tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:
a) Việc kiểm tra có thể bằng trực quan hoặc bằng
thiết bị chuyên dụng;
b) Kiểm tra bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và
đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của tài sản làm cơ sở
cho việc bảo trì tài sản.
2. Bảo dưỡng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được
thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì được phê duyệt.
3. Sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:
a) Sửa chữa là các hoạt động khắc phục hư hỏng của
tài sản được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm
việc bình thường, an toàn của tài sản;
b) Sửa chữa bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột
xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định số
46/2015/NĐ-CP.
4. Kiểm định tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:
a) Kiểm định là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất
lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ
thuật khác của tài sản thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính
toán, phân tích;
b) Kiểm định được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
5. Quan trắc tài sản kết cấu hạ tầng hàng không:
a) Quan trắc là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận
sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển vị và các thông số kỹ thuật khác của
tài sản và môi trường xung quanh theo thời gian;
b) Yêu cầu và danh mục tài sản bắt buộc quan trắc
quy định tại Điều 6 Thông tư số 48/2016/TT-BGTVT của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải.
Điều 6. Quy trình bảo trì tài sản
kết cấu hạ tầng hàng không
1. Nội dung quy trình bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
2. Quy trình bảo trì do các nhà thầu lập và bàn
giao cho chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 38 Nghị định số
46/2015/NĐ-CP.
3. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì
được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 Nghị định
số 46/2015/NĐ-CP.
4. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng hàng không chưa
có quy trình bảo trì thì cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng,
khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tổ chức lập và phê duyệt quy trình
bảo trì tài sản theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 38 Nghị định
số 46/2015/NĐ-CP.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 02
năm 2020.
2. Quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản được
dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng
theo quy định của các văn bản mới đó.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng,
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông; Tạp chí giao thông;
- Lưu: VT, KCHT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Anh Tuấn
|
PHỤ LỤC 1
YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG
ĐÈN HIỆU HÀNG KHÔNG VÀ HỆ THỐNG ILS/DME THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 56/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao
thông vận tải)
1. Yêu cầu đối với công tác kiểm tra hệ thống
đèn hiệu hàng không theo chất lượng thực hiện: kiểm tra việc thực hiện các
công việc theo quy trình bảo trì hệ thống đèn hiệu hàng không được phê duyệt:
a) Kiểm tra về điện, điện tử hệ thống đèn hiệu hàng
không;
b) Kiểm tra về kết cấu cơ khí, xây dựng hệ thống
đèn hiệu hàng không;
c) Kiểm tra về quang học đối với hệ thống đèn hiệu
hàng không;
d) Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị hệ thống
đèn hiệu hàng không: kiểm tra các thông số, trạng thái hoạt động;
đ) Kiểm tra đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống
cháy nổ, tiếp địa chống sét tại các phòng máy điều dòng và khu vực làm việc;
e) Kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của
phòng máy điều dòng và khu vực làm việc: tình trạng vệ sinh, tình trạng hoạt động
của máy điều hòa, máy hút ẩm, tình trạng hoạt động của đèn chiếu sáng;
g) Kiểm tra đảm bảo nguồn cung cấp điện (bao gồm cả
nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);
h) Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ vào sổ sách, biểu
mẫu các kết quả kiểm tra đảm bảo kịp thời có các báo cáo đánh giá, kiến nghị,
yêu cầu công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có) đối với các hạng mục đã
được kiểm tra.
2. Yêu cầu đối với công tác kiểm tra hệ thống
ILS/DME theo chất lượng thực hiện: kiểm tra việc thực hiện các công việc
theo quy trình bảo trì hệ thống ILS/DME được phê duyệt:
a) Kiểm tra về điện, điện tử hệ thống ILS/DME;
b) Kiểm tra về kết cấu cơ khí, xây dựng hệ thống
ILS/DME;
c) Kiểm tra bề mặt mặt phản xạ ăng-ten GP, LLZ;
d) Kiểm tra tình trạng can nhiễu của bề mặt phản xạ
do cây cỏ mọc quá cao, ngập nước...;
đ) Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị hệ thống
ILS/DME: kiểm tra các thông số, trạng thái hoạt động hệ thống đèn báo trên mặt
máy, hệ thống giám sát và điều khiển từ xa;
e) Kiểm tra việc đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống
cháy nổ, tiếp địa chống sét;
g) Kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của
phòng máy và khu làm việc:
h) Kiểm tra đảm bảo nguồn cung cấp điện (bao gồm cả
nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);
i) Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ vào sổ sách, biểu
mẫu các kết quả kiểm tra đảm bảo kịp thời có các báo cáo đánh giá, kiến nghị,
yêu cầu công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có) đối với các hạng mục đã
được kiểm tra.
3. Yêu cầu đối với công tác bảo dưỡng hệ thống
đèn hiệu hàng không theo chất lượng thực hiện: đảm bảo thực hiện đầy đủ các
công tác bảo dưỡng theo quy trình bảo trì được phê duyệt:
a) Bảo dưỡng hệ thống nguồn điện (bao gồm cả nguồn
điện chính và nguồn điện dự phòng);
b) Bảo dưỡng hệ thống điều dòng;
c) Bảo dưỡng hệ thống tủ điều khiển;
d) Bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không;
đ) Bảo dưỡng kết cấu cơ khí, xây dựng;
e) Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét;
g) Bảo dưỡng hệ thống điều hòa, máy hút ẩm trong
phòng máy;
h) Đảm bảo thực hiện ghi chép đầy đủ vào sổ sách,
biểu mẫu các công tác bảo dưỡng.
4. Yêu cầu đối với công tác bảo dưỡng hệ thống
ILS/DME theo chất lượng thực hiện: đảm bảo thực hiện đầy đủ các công tác bảo
dưỡng theo quy trình bảo trì được phê duyệt:
a) Bảo dưỡng hệ thống nguồn điện (bao gồm cả nguồn
điện chính và nguồn điện dự phòng);
b) Bảo dưỡng hệ thống ILS/DME;
c) Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét;
d) Bảo dưỡng hệ thống điều hòa, máy hút ẩm trong
phòng máy;
đ) Bảo dưỡng bề mặt mặt phản xạ ăng-ten GP, LLZ;
e) Đảm bảo thực hiện ghi chép đầy đủ vào sổ sách,
biểu mẫu các công tác bảo dưỡng.
PHỤ LỤC 2
TIÊU CHÍ GIÁM SÁT CÔNG TÁC KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG
ĐÈN HIỆU HÀNG KHÔNG VÀ HỆ THỐNG ILS/DME THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao thông
vận tải)
1. Tiêu chí giám sát công tác kiểm tra hệ thống
đèn hiệu hàng không theo chất lượng thực hiện:
a) Công tác kiểm tra:
Kiểm tra tổng thể tình trạng kỹ thuật toàn bộ thiết
bị của hệ thống đèn hiệu hàng không;
Kiểm tra về điện, điện tử hệ thống đèn hiệu hàng
không: điện áp, tình trạng dây dẫn điện, dây tiếp địa, lớp cách điện, nguồn
cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng), phần điều
khiển...;
Kiểm tra về kết cấu cơ khí, xây dựng đối với hệ thống
đèn hiệu hàng không: lớp sơn bảo vệ, độ rỉ sét, các hư hỏng (nếu có);
Kiểm tra về quang học đối với hệ thống đèn hiệu
hàng không;
Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị hệ thống
đèn hiệu hàng không: các thông số kỹ thuật phải đảm bảo nằm trong ngưỡng quy định;
Kiểm tra việc đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống
cháy nổ, tiếp địa chống sét tại các phòng máy điều dòng và khu vực làm việc;
Kiểm tra về điều kiện, môi trường làm việc của
phòng máy điều dòng, khu vực làm việc để đảm bảo các điều kiện làm việc của thiết
bị: kiểm tra hoạt động của máy điều hòa, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong
phòng máy, kiểm tra ánh sáng của phòng máy;
Kiểm tra đảm bảo nguồn cung cấp điện (bao gồm cả
nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);
Kiểm tra việc thực hiện ghi chép sổ sách, biểu mẫu
theo từng loại thiết bị.
b) Nhân lực, trang thiết bị, thời gian thực hiện
công tác kiểm tra:
Nhân sự phải có đầy đủ giấy phép, năng định khai
thác, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc
chứng nhận của hãng cung cấp thiết bị;
Trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra phải
đầy đủ đúng thông số, chủng loại theo quy trình vận hành khai thác của thiết bị;
Thời gian thực hiện, tần suất kiểm tra tuân theo
quy trình vận hành khai thác cho riêng từng loại thiết bị đã được phê duyệt.
2. Tiêu chí giám sát công tác kiểm tra hệ thống
ILS/DME theo chất lượng thực hiện:
a) Công tác kiểm tra:
Kiểm tra tổng thể tình trạng kỹ thuật toàn bộ thiết
bị hệ thống ILS/DME;
Kiểm tra về điện, điện tử hệ thống ILS/DME: phần điều
khiển, điện áp, tình trạng dây dẫn điện, dây tiếp địa, lớp cách điện, nguồn
cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng), đảm bảo duy
trì nguồn cung cấp điện (bao gồm cả nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);
Kiểm tra về kết cấu cơ khí, xây dựng hệ thống
ILS/DME: lớp sơn bảo vệ, độ rỉ sét, các hư hỏng (nếu có);
Kiểm tra bề mặt mặt phản xạ ăng-ten GP, LLZ;
Kiểm tra tình trạng can nhiễu của bề mặt phản xạ do
cây cỏ mọc quá cao, ngập nước...;
Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị hệ thống
ILS/DME: các thông số kỹ thuật, tham số giám sát chính của hệ thống khi hoạt động
phải đảm bảo nằm trong ngưỡng quy định, các đèn báo trên mặt máy, hệ thống giám
sát và điều khiển từ xa phải ở trạng thái bình thường;
Kiểm tra việc đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống
cháy nổ, tiếp địa chống sét;
Kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của phòng
máy, khu vực làm việc để đảm bảo các điều kiện làm việc của thiết bị: kiểm tra
hoạt động của máy điều hòa, máy hút ẩm, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong
phòng máy, kiểm tra ánh sáng của phòng máy, kiểm tra tình trạng vệ sinh;
Kiểm tra đảm bảo nguồn cung cấp điện (bao gồm cả
nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng);
Kiểm tra việc thực hiện ghi chép sổ sách, biểu mẫu
theo từng loại thiết bị.
b) Nhân lực, trang thiết bị, thời gian thực hiện
công tác kiểm tra
Nhân sự phải có đầy đủ giấy phép, năng định khai
thác, bảo dưỡng hệ thống ILS/DME do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc chứng nhận
của hãng cung cấp thiết bị;
Trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra phải
đầy đủ đúng thông số, chủng loại theo quy trình vận hành khai thác của thiết bị;
Thời gian thực hiện, tần suất kiểm tra tuân theo
quy trình vận hành khai thác cho riêng từng loại thiết bị đã được phê duyệt.
3. Tiêu chí giám sát công tác bảo dưỡng hệ thống
đèn hiệu hàng không theo chất lượng thực hiện:
a) Công tác bảo dưỡng:
Bảo dưỡng định kỳ thiết bị của hệ thống đèn hiệu
hàng không đảm bảo nằm trong ngưỡng quy định;
Bảo dưỡng hệ thống nguồn điện (bao gồm cả nguồn điện
chính và nguồn điện dự phòng) theo tài liệu bảo dưỡng được phê duyệt;
Bảo dưỡng hệ thống điều dòng theo tài liệu bảo dưỡng
được phê duyệt;
Bảo dưỡng hệ thống tủ điều khiển theo tài liệu bảo
dưỡng được phê duyệt;
Bảo dưỡng đèn hiệu hàng không: vệ sinh công nghiệp,
siết chặt các điểm tiếp xúc;
Bảo dưỡng kết cấu cơ khí, xây dựng: sơn bảo dưỡng,
siết chặt bu lông…;
Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét;
Bảo dưỡng hệ thống điều hòa, đảm bảo nhiệt độ bên
trong phòng máy theo đúng tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất;
Công tác bảo dưỡng được ghi chép vào sổ sách, biểu
mẫu theo từng loại thiết bị.
b) Nhân lực, trang thiết bị, thời gian thực hiện
công tác bảo dưỡng:
Nhân sự phải có đầy đủ giấy phép, năng định khai
thác, bảo dưỡng hệ thống đèn hiệu hàng không do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc
chứng nhận của hãng cung cấp thiết bị;
Trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác bảo dưỡng
phải đúng thông số, chủng loại theo quy trình bảo dưỡng cho riêng từng loại thiết
bị. Riêng thiết bị đo lường phải còn trong thời hạn kiểm định;
Thời gian thực hiện, tần suất thực hiện tuân thủ
theo quy trình bảo dưỡng cho riêng từng loại thiết bị đã được phê duyệt;
Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn lao động
cho người và thiết bị trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng.
4. Tiêu chí giám sát công tác bảo dưỡng hệ thống
ILS/DME theo chất lượng thực hiện:
a) Công tác bảo dưỡng:
Bảo dưỡng định kỳ thiết bị của hệ thống ILS/DME đảm
bảo nằm trong ngưỡng quy định;
Bảo dưỡng hệ thống nguồn điện (bao gồm cả nguồn điện
chính và nguồn điện dự phòng) theo tài liệu bảo dưỡng được phê duyệt;
Bảo dưỡng hệ thống ILS/DME (Đài LLZ/GP/DME) theo
quy trình bảo trì đã được phê duyệt: bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng chuyển mùa kỹ
thuật;
Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất, chống sét;
Bảo dưỡng hệ thống điều hòa, đảm bảo nhiệt độ bên
trong phòng máy theo đúng tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất;
Bảo dưỡng bề mặt mặt phản xạ ăng-ten GP, LLZ;
Công tác bảo dưỡng được ghi chép vào sổ sách, biểu
mẫu theo từng loại thiết bị.
b) Nhân lực, trang thiết bị, thời gian thực hiện
công tác bảo dưỡng:
Nhân sự phải có đầy đủ giấy phép, năng định khai
thác, bảo dưỡng hệ thống ILS/DME do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc chứng nhận
của hãng cung cấp thiết bị;
Trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác bảo dưỡng
phải đúng thông số, chủng loại theo quy trình bảo dưỡng cho riêng từng loại thiết
bị trong khu bay. Riêng thiết bị đo lường phải còn trong thời hạn kiểm định;
Thời gian thực hiện, tần suất thực hiện tuân theo
quy trình bảo dưỡng cho riêng từng loại thiết bị đã được phê duyệt;
Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn lao động
cho người và thiết bị trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng.
5. Trách nhiệm thực hiện công tác giám sát:
Thực hiện theo quy định tại Điều 41
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
PHỤ LỤC 3
TIÊU CHÍ NGHIỆM THU KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG ĐÈN HIỆU HÀNG KHÔNG VÀ HỆ THỐNG ILS/DME THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao
thông vận tải)
1. Tiêu chí nghiệm thu công tác kiểm tra hệ thống
đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện
Hạng mục
|
Mức độ đáp ứng
|
Đánh giá (điểm tối đa)
|
Hệ thống đèn hiệu hàng không
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra phần điện.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra phần điện tử và quang học, đường truyền tín hiệu, điều khiển.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra phần cơ khí.
|
10
|
Các thông số kỹ thuật
khi hoạt động của hệ thống không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho
phép so với kết quả bay hiệu chuẩn thiết bị định kỳ đạt yêu cầu.
|
30
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của phòng máy điều dòng và khu vực
làm việc: đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong phòng máy theo đúng tài liệu kỹ
thuật của nhà sản xuất.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống
cháy nổ, tiếp địa, chống sét, an toàn điện.
|
20
|
Cập nhật, lưu trữ đầy đủ
hồ sơ, tài liệu kết quả kiểm tra.
|
10
|
Tổng điểm
|
100
|
Hệ thống ILS/DME
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra phần điện.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra phần điện tử, đường truyền tín hiệu, điều khiển, mặt phản xạ.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra phần cơ khí.
|
10
|
Các thông số kỹ thuật
khi hoạt động của hệ thống không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho
phép so với kết quả bay hiệu chuẩn thiết bị định kỳ đạt yêu cầu.
|
30
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra điều kiện, môi trường làm việc của phòng máy và khu vực làm việc.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống
cháy nổ, tiếp địa, chống sét, an toàn điện.
|
20
|
Cập nhật, lưu trữ đầy đủ
hồ sơ, tài liệu kết quả kiểm tra.
|
10
|
Tổng điểm
|
100
|
2. Tiêu chí nghiệm thu công tác bảo dưỡng hệ thống
đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện
Hạng mục
|
Mức độ đáp ứng
|
Đánh giá (điểm tối đa)
|
Hệ thống đèn hiệu hàng không
|
Thực hiện đầy đủ công
tác bảo dưỡng phần điện đạt yêu cầu.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác bảo dưỡng phần điện tử và quang học, đường truyền tín hiệu, điều khiển đạt
yêu cầu.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác bảo dưỡng phần cơ khí đạt yêu cầu.
|
10
|
Các thông số kỹ thuật
khi hoạt động của hệ thống không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho
phép so với kết quả bay hiệu chuẩn thiết bị định kỳ đạt yêu cầu.
|
30
|
Thực hiện đầy đủ công
tác bảo dưỡng đối với phòng máy, phòng làm việc nhằm đảm bảo điều kiện, môi
trường làm việc, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong phòng máy theo đúng tài
liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ các biện
pháp đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa, chống sét, an
toàn điện.
|
20
|
Công tác bảo dưỡng được
ghi chép đầy đủ vào sổ sách, biểu mẫu theo quy định.
|
10
|
Tổng điểm
|
100
|
Hệ thống ILS/DME
|
Thực hiện đầy đủ công
tác bảo dưỡng phần điện đạt yêu cầu.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác bảo dưỡng phần điện tử, đường truyền tín hiệu, điều khiển, mặt phản xạ đạt
yêu cầu.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ công
tác bảo dưỡng phần cơ khí đạt yêu cầu.
|
10
|
Các thông số kỹ thuật
khi hoạt động của hệ thống không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho
phép so với kết quả bay hiệu chuẩn thiết bị định kỳ đạt yêu cầu.
|
30
|
Thực hiện đầy đủ công
tác bảo dưỡng đối với phòng máy, phòng làm việc nhằm đảm bảo điều kiện, môi
trường làm việc, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm bên trong phòng máy theo đúng tài
liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
|
10
|
Thực hiện đầy đủ các biện
pháp đảm bảo an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ, tiếp địa, chống sét, an
toàn điện.
|
20
|
Công tác bảo dưỡng được
ghi chép đầy đủ vào sổ sách, biểu mẫu theo quy định.
|
10
|
Tổng điểm
|
100
|
3. Kết quả nghiệm thu công tác kiểm tra hệ thống
đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện
Hạng mục
|
Tổng điểm đánh giá
|
Kết quả nghiệm thu
|
Hệ thống đèn hiệu hàng không
|
Từ 81 đến 100 điểm
|
Công tác kiểm tra đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật: nghiệm thu.
|
Dưới 81 điểm
|
Công tác kiểm tra chưa
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: không nghiệm thu.
|
Hệ thống ILS/DME
|
Từ 81 đến 100 điểm
|
Công tác kiểm tra đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật: nghiệm thu.
|
Dưới 81 điểm
|
Công tác kiểm tra chứa
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: không nghiệm thu.
|
Trường hợp kết quả nghiệm thu được đánh giá là
“không nghiệm thu”, trong vòng tối đa 10 ngày, đơn vị thực hiện bảo trì có
trách nhiệm khắc phục ngay các tồn tại để được tổ chức đánh giá lại và nghiệm
thu.
4. Kết quả nghiệm thu công tác bảo dưỡng hệ thống
đèn hiệu hàng không và hệ thống ILS/DME theo chất lượng thực hiện
Hạng mục
|
Tổng điểm đánh giá
|
Kết quả nghiệm thu
|
Hệ thống đèn hiệu hàng không
|
Từ 81 đến 100 điểm
|
Công tác bảo dưỡng đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật: nghiệm thu.
|
Dưới 81 điểm
|
Công tác bảo dưỡng chưa
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: không nghiệm thu.
|
Hệ thống ILS/DME
|
Từ 81 đến 100 điểm
|
Công tác bảo dưỡng đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật: nghiệm thu.
|
Dưới 81 điểm
|
Công tác bảo dưỡng chưa
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: không nghiệm thu.
|
Trường hợp kết quả nghiệm thu được đánh giá là
“không nghiệm thu”, trong vòng tối đa 10 ngày, đơn vị thực hiện bảo trì có
trách nhiệm khắc phục ngay các tồn tại để được tổ chức đánh giá lại và nghiệm
thu.
5. Trách nhiệm thực hiện công tác nghiệm thu
Thực hiện theo quy định tại Điều 41
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.