Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 53/2009/TT-BNNPTNT
Ngày ban hành 21/08/2009
Ngày có hiệu lực 01/10/2009
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Vũ Văn Tám
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 53/2009/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁC LOÀI THUỶ SINH VẬT NGOẠI LAI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 3/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư quy định quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam như sau:

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc quản lý các loài thuỷ sinh vật được di nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với mục đích chủ định hoặc không chủ định, đã phát tán trong môi trường tự nhiên hoặc đang được nuôi trong môi trường có kiểm soát (sau đây gọi là thuỷ sinh vật ngoại lai).

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thủy sinh vật ngoại lai là loài thủy sinh vật được di nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

2. Thủy sinh vật ngoại lai xâm hại là loài thủy sinh vật ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

3. Thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại là loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ lấn chiếm nơi sinh sống hoặc có nguy cơ gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

4. Lưu giữ là hoạt động đưa thuỷ sinh vật ngoại lai về một địa điểm cụ thể để chăm sóc, nuôi dưỡng.

5. Cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở địa phương là Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc Chi cục Nuôi trồng thủy sản (đối với tỉnh không thành lập Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) hoặc Chi cục thủy sản (đối với tỉnh, thành phố không có hai chi cục nói trên).

6. Chủ sở hữu thủy sinh vật ngoại lai là tổ chức, cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt loài thủy sinh vật ngoai lai (gọi tắt là chủ sở hữu).

Chương II.

QUẢN LÝ THỦY SINH VẬT NGOẠI LAI

Điều 3. Điều tra và lập danh mục thủy sinh vật ngoại lai

1. Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản ở địa phương điều tra và lập danh mục thủy sinh vật ngoại lai trên địa bàn, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản địa phương và các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, xác định về mức độ xâm hại của loài thủy sinh vật ngoại lai; trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục loài thủy sinh vật ngoại lai không xâm hại, danh mục loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại và danh mục loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại.

Điều 4. Tiếp nhận thủy sinh vật ngoại lai

1. Chủ sở hữu phải thông báo và giao lại thủy sinh vật ngoại lai do mình sở hữu cho cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở địa phương khi không còn nhu cầu sở hữu.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của chủ sở hữu, cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở địa phương hoàn thiện các thủ tục để chuyển giao thủy sinh vật ngoại lai cho các đơn vị tiếp nhận trên địa bàn tỉnh hoặc báo cáo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nếu trên địa bàn tỉnh không có đơn vị tiếp nhận để Cục chỉ định đơn vị tiếp nhận.

3. Các đơn vị tiếp nhận gồm:

Các Trung tâm Thuỷ sản tỉnh có đủ điều kiện lưu giữ, Trung tâm giống thủy sản Quốc gia thuộc các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III và Viện nghiên cứu Hải sản hoặc các cơ sở có đủ điều kiện tiếp nhận do cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản ở địa phương quyết định.

[...]