BỘ
GIÁO DỤC
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
50-TT
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 09 năm 1964
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH TRONG BẢN CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
Từ trước đến nay, các trường
trung học chuyên nghiệp đã thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 177-NĐ ngày
27-3-1957 và Thông tư số 044-TT-ĐH ngày 28-10-1959 của Bộ Giáo dục ban hành.
Các quy định về chế độ công tác của giáo viên trung học chuyên nghiệp tại các
văn bản trên đã có tác dụng đẩy mạnh công tác giảng dạy và sớm đưa công tác này
vào nề nếp. Tuy nhiên, các thông tư trên chỉ mới quy định số giờ giảng lý thuyết
hàng tuần của cán bộ mà chưa xác định đầy đủ chức năng và các nhiệm vụ của một
giáo viên giảng dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp. Do đó cần phải bổ
sung thêm một số điểm cơ bản cho phù hợp với tình hình giảng dạy hiện
nay.
A. Mục đích của bản “thông tư
về chế độ công tác của giáo viên”
Bản thông tư về chế độ công tác
của giáo viên lần này nhằm quy định một cách hợp lý và toàn diện các mặt công
tác của giáo viên, tạo điều kiện tốt để tăng cường và củng cố một đội ngũ giáo
viên trung học chuyên nghiệp có chất lượng, đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngày càng
cao ở các trường trung học chuyên nghiệp.
B. Một số điểm cơ bản về nội
dung của chế độ công tác của giáo viên ở các trường trung học chuyên nghiệp.
I. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
1. Giáo viên ở các trường trung
học chuyên nghiệp là những công nhân viên chức Nhà nước, nên về nguyên tắc nói
chung, phải thống nhất lấy 8 tiếng một ngày làm cơ sở để tính toán các khối lượng
công tác của giáo viên trung học chuyên nghiệp.
Song do yêu cầu và tính chất
công tác của giáo viên, nên trong vấn đề quản lý lao động phải lấy việc quản lý
chất lượng công tác làm chủ yếu, đồng thời phải quản lý khối lượng, không nhất
thiết chỉ quản lý bằng thời gian công tác và bắt buộc giáo viên ngồi tại phòng
làm việc một ngày 8 tiếng như đã quy định cho phần lớn cán bộ, công nhân viên
chức Nhà nước khác.
Đối với giáo viên cần áp dụng biện
pháp 3 khoán, tức khoán khối lượng, khoán chất lượng và khoán thời gian hoàn
thành công tác, nghĩa là trong một thời gian nhất định phải bảo đảm một yêu cầu
nhất định về khối lượng và chất lượng công tác đã ghi trong kế hoạch. Cần kết hợp
việc kiểm tra theo dõi các kế hoạch công tác của giáo viên với việc đẩy mạnh
công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình cách mạng
của giáo viên để tăng năng suất lao động, bảo đảm tốt các mặt công tác của nhà
trường với chất lượng cao.
2. Khối lượng công tác hàng
năm:
Từ trước đến nay, các trường đã
để thời gian học tập quân sự, lao động sản xuất, học tập chính trị ra ngoài số
tuần khống chế hàng năm.
Nhưng thực ra các mặt công tác ấy
cũng nằm trong khối lượng chung của mỗi cán bộ giảng dạy. Hơn nữa đối với những
cán bộ giảng dạy vì lý do này lý do khác, không tham gia lao động sản xuất và học
tập quân sự (trong thực tế các trường đều có) thì nhà trường cũng cần quản lý
thời gian này để sử dụng vào các công tác khác có kế hoạch hơn. Vì vậy nên đưa
các mặt công tác đó vào trong toàn bộ khối lượng công tác chung cần phải khống
chế. Chỉ nằm ngoài phạm vi khống chế của trường những tuần sau đây: 4 tuần rưỡi
(1 tháng ) nghỉ hè, 1 tuần nghỉ tết, 1 tuần nghỉ các ngày lễ (nghỉ phân tán), 1
tuần cho sơ kết và tổng kết, bình bầu thi đua và đại hội công nhân viên chức, 1
tuần dự trữ cho các loại công tác ngoài kế hoạch đã định (đặc điểm hiện nay của
công tác các trường).
Xuất phát từ những lý do trên,
nên số giờ quy định hàng năm dành cho cán bộ giảng dạy để bảo đảm toàn bộ khối
lượng công tác trong một năm là 2.050 (lấy số tròn) tức là trừ 8 tuần rưỡi kể
trên, ngoài phạm vị không chế của trường, số tuần còn lại mà giáo viên dùng để
bảo đảm toàn bộ khối lượng công tác trong một năm là 43 tuần rưỡi hoặc 2.088 giờ
(43 tuần rưỡi x 48 giờ trong một tuần = 2.088 giờ, lấy số tròn 2.050 giờ).
II. NHIỆM VỤ GIẢNG DẠY
Về các khâu công tác giảng dạy
chỉ khống chế số giờ lên lớp giảng lý thuyết.
Đối với các khâu khác như: phụ đạo,
soạn bài, chấm thi, coi thi, hướng dẫn làm đồ án tốt nghiệp cho học sinh thì
chưa quy định số giờ cho từng khâu một, vì hiện nay chưa có điều kiện để khống
chế cho sát với tình hình các trường. Các trường có thể căn cứ vào trình độ của
từng loại cán bộ và hoàn cảnh giảng dạy của từng người mà quy định số giờ dành
cho các khâu soạn bài, chấm bài, hướng dẫn làm đồ án tốt nghiệp, v.v…cho sát.
Thông tư số 49-TT ngày 19-9-1964
Bộ Giáo dục không những chỉ quy định số giờ giảng lý thuyết hàng tuần mà còn
quy định số giờ giảng lý thuyết tối đa hàng năm cho từng loại giáo viên. Sở dĩ
cần phải quy định số giờ giảng lý thuyết tối đa hàng năm cho từng loại giáo
viên vì giáo viên không chỉ lên lớp giảng lý thuyết mà còn làm các nhiệm vụ
khác như nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, lao động sản xuất, học tập tự
bồi dưỡng v.v…Do đó nếu để giáo viên lên lớp giảng lý thuyết nhiều giờ quá thì
chẳng những chất lượng giảng dạy của những giờ trên không được bảo đảm, mà giáo
viên không đủ thì giờ và sức khỏe để bảo đảm các nhiệm vụ khác. Việc quy định số
giờ lý thuyết tối đa hàng năm còn có tác dụng điều hòa các mặt công tác của
giáo viên trong một năm tránh tình trạng số giờ lên lớp giảng lý thuyết choán
các mặt công tác khác. Hơn nữa khối lượng công tác của giáo viên cũng như số giờ
lên lớp của giáo viên nhiều hay ít không thể giải thích bằng số tuần thực dạy
tăng hay giảm mà chính là nhìn vào tổng số giờ lên lớp của giáo viên trong một
năm học cũng như số giờ mà giáo viên bảo đảm các mặt công tác khác.
Tình hình hiện nay chưa cho phép
ấn định số giờ lý thuyết tối thiểu và tối đa hàng năm cho từng loại giáo viên
chung cho các trường trung học chuyên nghiệp được do tính chất các loại trường
khác nhau, mục tiêu và kế hoạch đào tạo khác nhau, nên các tuần thực dạy của
các trường không thống nhất, số tuần lên lớp của giáo viên trong một năm cũng
không giống nhau (có giáo viên lên lớp nhiều tuần, có giáo viên lên lớp ít tuần)
nên việc ấn định một số giờ lý thuyết hàng năm làm tiêu chuẩn thống nhất để cho
giáo viên của trường trung học chuyên nghiệp thực hiện sẽ không sát với thực tế
các trường. Vì những lý do trên nên trong thông tư này mới quy định số giờ lý
thuyết tối đa mà giáo viên không nên vượt quá. Hiện nay số tuần thực dạy của hầu
hết các trường trung học chuyên nghiệp là từ 30-32 tuần. Số giờ lý thuyết tối
đa khống chế trong thông tư này là tính số tuần thực dạy (32 tuần) nhân với số
giờ tiêu chuẩn hàng tuần của từng loại giáo viên đã quy định.
Thông tư số 49-TT Bộ Giáo dục đã
quy định số giờ giảng lý thuyết cho 4 loại giáo viên: giáo viên văn hoá, giáo
viên giảng dạy môn kỹ thuật chuyên môn, giáo viên giảng dạy môn chính trị và
nghiệp vụ.
1. Đối với giáo viên văn hoá:
Thông tư 49-TT quy định từ 13-16 giờ một tuần, tối đa không quá 512 giờ một
năm.
Hiện nay các trường trung học
chuyên nghiệp đang bắt đầu nâng thời gian đào tạo lên 3 và 4 năm và một số lớn
đang tuyển học sinh có trình độ lớp 10 vào học. Yêu cầu về mặt chất lượng giảng
dạy phải được nâng cao. Giáo viên cần phải dành nhiều thời gian để soạn bài, tự
bồi dưỡng mới bảo đảm được giảng dạy. Tuy nhiên đại bộ phân giáo viên văn hoá đều
tốt nghiệp đại học, một số lớn đã giảng dạy trên 2 năm và đã có một số kinh
nghiệm nhất định về giảng dạy. Do đó số giờ quy định cho giáo viên văn hoá
trong các thông tư trước vẫn còn hợp lý. Xuất phát từ lý do trên, số giờ quy định
trong văn bản mới này căn bản không khác trước (13-16 giờ), Bộ đề nghị các trường
áp dụng theo hướng sau đây:
a) Những trường trung học
chuyên nghiệp xây dựng giáo trình trên cơ sở tuyển học sinh có trình độ lớp 7:
Đối với giáo viên tốt nghiệp đại
học hoặc được chính thức công nhân có trình độ đại học đã qua thời gian chuẩn bị
giảng dạy từ 3-6 tháng, mới dạy năm đầu bố trí 14 giờ lý thuyết một tuần (xem
thêm phần 5).
Đối với giáo viên tốt nghiệp đại
họ hoặc được chính thức công nhận có trình độ đại học đã giảng dạy năm thứ 2 và
3, bố trí 15 giờ một tuần.
Đối với giáo viên tốt nghiệp đại
học hoặc được chính thức công nhận có trình độ đại học đã giảng dạy từ 3 năm trở
lên: 16 giờ một tuần, tối đa không quá 512 giờ lý thuyết một năm.
Trong ba trường hợp trên, nếu là
giáo viên chưa tốt nghiệp hoặc chưa được công nhân đại học thì tiêu chuẩn mỗi
tuần được rút bớt 1 giờ lý thuyết.
b) Đối với những trường trung học
chuyên nghiệp tuy tuyển học sinh có trình độ lớp 10, nhưng vẫn dạy theo giáo
trình cũ của các trường trung học chuyên nghiệp tuyển học sinh có trình độ lớp
7 thì cũng áp dụng theo số giờ đã quy định trên.
c) Những trường trung học
chuyên nghiệp xây dựng giáo trình trên cơ sở học sinh tuyển vào có trình độ lớp
10:
Đối với giáo viên tốt nghiệp đại
học hoặc mới được công nhân có trình độ đại học đã qua thời gian chuẩn bị giảng
dạy (từ 3 đến 6 tháng) mới dạy năm đầu, bố trí 13 giờ một tuần.
Đối với giáo viên tốt nghiệp đại
học hoặc mới được công nhân có trình độ đại học đã dạy 2 và 3 năm, bố trí 14 giờ
một tuần.
Đối với giáo viên tốt nghiệp đại
học hoặc mới được công nhận có trình độ đại học đã dạy 3 năm trở lên, bố trí 15
giờ một tuần.
Cần có biện pháp tích cực để hạn
chế số giáo viên chưa tốt nghiệp đại học giảng dạy ở các lớp này. Đối với giáo
viên chưa tốt nghiệp đại học nhưng có khả năng giảng dạy và đang được bồi dưỡng
theo các lớp đại học ban đêm và hàm thụ thì không nên bố trí cho giáo viên dạy
quá 14 giờ một tuần (tiêu chuẩn tối đa 14 giờ). Tuy nhiên, những giáo viên văn
hoá dù chưa tốt nghiệp đại học, nếu đã giảng dạy liên tục trên 6 năm về môn phụ
trách ở cả hai loại trường trên và hiện không theo học các lớp tại chức ban đêm
và hàm thụ vẫn phải bảo đảm 16 giờ lý thuyết một tuần (giờ tối đa), tối đa
không quá 512 giờ trong một năm.
2. Giáo viên giảng dạy môn kỹ
thuật cơ sở: Văn bản quy định từ 12-15 giờ một tuần, tối đa không quá 480
giờ một năm. Bộ đề nghị các trường áp dụng theo hướng sau đây:
a) Trường trung học chuyên
nghiệp xây dựng giáo trình trên cơ sở tuyển học sinh có trình độ lớp 7:
- Giáo viên tốt nghiệp đại học
hoặc được công nhận chính thức có trình độ đại học đã qua thời gian chuẩn bị giảng
dạy, mới dạy năm đầu, bố trí 13 giờ lý thuyết một tuần.
- Giáo viên tốt nghiệp đại học
hoặc được công nhân chính thức có trình độ đại học, đã dạy năm thứ 2 và 3, bố
trí 14 giờ một tuần.
- Giáo viên tốt nghiệp đại học
hoặc được công nhận chính thức có trình độ đại học, đã dạy 3 năm trở lên, bố
trí 15 giờ một tuần (tối đa không quá 480 giờ).
- Giáo viên chưa tốt nghiệp đại
học thì được rút bớt một tuần 1 giờ lý thuyết trong ba trường hợp kể trên.
b) Đối với những trường trung học
chuyên nghiệp, tuy đối tượng là học sinh có trình độ lớp 10 nhưng vẫn dạy theo
giáo trình cũ, trên cơ sở của trình độ lớp 7, thì cũng áp dụng theo số giờ đã
quy định trên.
c) Trường trung học chuyên
nghiệp xây dựng giáo trình trên cơ sở tuyển học sinh có trình độ lớp 10.
- Giáo viên tốt nghiệp đại học
hoặc được chính thức công nhận có trình độ đại học đã qua thời gian chuẩn bị giảng
dạy, mới dạy từ 1 đến 2 năm đầu, bố trí 12 giờ một tuần.
- Giáo viên tốt nghiệp đại học
hoặc được chính thức công nhận có trình độ đại học, dạy từ 2 năm trở lên, bố
trí 13 giờ một tuần.
- Giáo viên tốt nghiệp đại học
hoặc được chính thức công nhận có trính độ đại học, dạy từ 3 năm trở lên, bố
trí 14 giờ một tuần.
Cần có biện pháp tích cực để hạn
chế số giáo viên chưa tốt nghiệp đại học giảng dạy ở các lớp này. Đối với giáo
viên chưa tốt nghiệp đại học nhưng có khả năng giảng
dạy và đang được bồi dưỡng theo các lớp đại học ban đêm và hàm thụ thì
không nên bố trí dạy quá 14 giờ lý thuyết một tuần.
Tuy nhiên những giáo viên giảng
dạy môn cơ sở tốt nghiệp đại học hoặc chưa tốt nghiệp đại học, nếu đã giảng dạy
liên tục trên 6 năm về môn phụ trách ở cả hai loại trường trên và hiện không
theo học các lớp tại chức ban đêm và hàm thụ, vẫn phải bảo đảm số giờ lý thuyết
tối đa hàng tuần (15 giờ) nhưng không để giáo viên vượt quá 480 giờ lý thuyết
trong một năm.
3. Giáo viên giảng dạy môn
chuyên môn: Thông tư Bộ Giáo dục quy định: “từ 8 đến 13 giờ một tuần, tối
đa không quá 416 giờ trong một năm”.
Về số giờ quy định trên, sở dĩ
có sự co dãn khá lớn vì các môn chuyên môn tương đối phức tạp, có môn giảng dạy
khó, soạn bài mất nhiều thì giờ, giáo trình sửa đổi từng năm; có môn giảng dạy
tương đối dễ hơn, soạn bài tương đối ít thời gian hơn, giáo trình ổn định hơn. Do
đó tuỳ theo từng môn mà giáo viên phụ trách, cần bố trí số giờ lên lớp hàng tuần
cho hợp lý. Đề nghị các trường áp dụng theo hướng sau đây:
a) Trường trung học chuyên
nghiệp xây dựng giáo trình trên cơ sở tuyển học sinh có trình độ lớp 7:
Giáo viên tốt nghiệp đại học hoặc
được công nhận chính thức có trình độ đại học đã qua thời gian chuẩn bị giảng dạy,
mới dạy từ 1 đến 2 năm đầu, bố trí từ 9-10 giờ lý thuyết một tuần (10 giờ cho
những môn chuẩn bị ít thời gian).
Giáo viên tốt nghiệp đại học hoặc
được công nhận chính thức có trình độ đại học, đã giảng dạy 2 và 3 năm, bố trí
10-11 giờ lý thuyết một tuần (11 giờ cho những môn chuẩn bị ít thời gian).
Giáo viên tốt nghiệp đại học đã
dạy từ 3 năm trở lên, bố trí 12-13 giờ một tuần (13 giờ cho những môn chuẩn bị
ít thời gian).
Nếu giáo viên tốt nghiệp trung học
được nhà trường giữ lại để bồi dưỡng và chưa được chính thức công nhận có trình
độ đại học thì mỗi tuần được rút bớt 1 giờ ở trong ba trường hợp kể trên.
b) Đối với những trường trung học
chuyên nghiệp đối tượng là học sinh có trình độ lớp 10, nhưng vẫn dạy theo giáo
trình cũ, trên cơ sở của trình độ lớp 7, thì trường vẫn áp dụng theo số giờ đã
quy định trên.
c) Những trường trung học
chuyên nghiệp xây dựng giáo trình trên cơ sở học sinh tuyển vào có trình độ lớp
10.
- Đối với giáo viên tốt nghiệp đại
học hoặc mới được công nhận có trình độ đại học đã qua thời gian chuẩn bị giảng
dạy, mới dạy từ 1 đến 2 năm đầu, nên bố trí dạy từ 8-9 giờ một tuần (9 giờ cho
những môn chuẩn bị ít thời gian hơn).
- Đối với giáo viên tốt nghiệp đại
học hoặc được công nhận có trình độ đại học, đã dạy trên 2 năm bố trí 9-10 giờ
một tuần (10 giờ cho các môn chuẩn bị ít thời gian hơn).
- Đối với giáo viên tốt nghiệp đại
học hoặc được công nhận có trình độ đại học đã dạy từ 3 năm trở lên, bố trí
11-12 giờ một tuần (12 giờ cho các môn chuẩn bị ít thời gian hơn).
Cần có biện pháp tích cực để hạn
chế số giáo viên chưa tốt nghiệp đại học giảng dạy ở các lớp này, Đối với giáo
viên chưa tốt nghiệp đại học nhưng có khả năng giảng dạy và đang được bồi dưỡng
theo các lớp đại học ban đêm thì không nên bố trí dạy quá 11 giờ lý thuyết một
tuần (giờ tiêu chuẩn tối đa đối với loại này: 11 giờ).
Trong các trường hợp kể trên ở
những trường trung học chuyên nghiệp tuyển học sinh có trình độ lớp 7 hoặc
trình độ lớp 10, những giáo viên giảng dạy môn chuyên môn đã tốt nghiệp đại học
hoặc chưa tốt nghiệp đại học, nếu đã giảng dạy liên tục trên 6 năm về môn phụ
trách và hiện không theo học các lớp tại chức ban đêm và hàm thụ, vẫn phải bảo
đảm số giờ lý thuyết tối đa 12-13 giờ (13 giờ cho các môn chuẩn bị ít thời gian
hơn) nhưng không vượt quá 416 giờ trong một năm.
4. Giáo viên giảng dạy môn
chính trị và nghiệp vụ:
Thông tư 49-TT Bộ Giáo dục quy định
từ 10-14 giờ một tuần tối đa không quá 448 giờ trong một năm.
Trước hết cần phải thống nhất thế
nào là giáo viên nghiệp vụ. Giáo viên nghiệp vụ theo tinh thần của văn bản là
giáo viên giảng dạy các môn thuộc về ngành quản lý kinh tế. Hiện nay trong hàng
ngũ giáo viên nghiệp vụ và chính trị, đại bộ phận không được đào tạo ở các trường
đại học có hệ thống; tuy thế do quá trình công tác và tự bồi dưỡng cũng đã bảo
đảm tốt công tác giảng dạy. Đối với hai loại giáo viên này không nhất thiết căn
cứ vào nguồn gốc đào tạo làm tiêu chuẩn để ấn định số giờ lý thuyết hàng tuần
khác nhau. Do đó Bộ đề nghị các trường áp dụng số giờ quy định trên theo hướng
sau đây:
a) Trường trung học chuyên
nghiệp xây dựng giáo trình trên cơ sở tuyển học sinh có trình độ lớp 7:
- Giáo viên mới dạy năm đầu: từ
10-11 giờ một tuần (11 giờ cho các môn chuẩn bị ít thời gian hơn).
- Giáo viên đã giảng dạy năm thứ
2 và 3: 11-12 giờ một tuần (12 giờ cho các môn chuẩn bị ít thời gian hơn).
- Giáo viên đã giảng dạy 3 năm
trở lên: 13-14 giờ một tuần (14 giờ cho các môn chuẩn bị ít thời gian hơn),
nhưng không vượt quá 448 giờ một năm.
b) Trường trung học chuyên
nghiệp xây dựng giáo trình trên cơ sở tuyển học sinh có trình độ lớp 10:
- Giáo viên mới dạy năm đầu:
9-10 giờ (10 giờ cho những môn chuẩn bị ít thời gian hơn).
- Giáo viên đã giảng dạy năm thứ
2 và 3: 10 đến 11 giờ (11 giờ cho những môn chuẩn bị ít thời gian hơn).
- Giáo viên đã giảng dạy từ 3
năm trở lên: 12 đến 13 giờ (13 giờ cho các môn chuẩn bị ít thời gian hơn).
c) Tiêu chuẩn giờ lý thuyết hàng
tuần quy định trên cho các giáo viên nghiệp vụ và chính trị, là áp dụng cho
giáo viên dạy từng lớp vào khoảng 40-60 học sinh. Song hiện nay ở các trường
trung học chuyên nghiệp còn có hiện tượng giáo viên chính trị phải dạy lớp
ghép, dạy theo khối, dạy ở hội trường…Do dó cần phải cắn cứ cụ thể vào số học
sinh nghe giảng, điều kiện giảng dạy (máy phóng thanh, hội trường v.v…) số lượng
bài chấm mà có kế hoạch bố trí số giờ tiêu chuẩn trên cho thích hợp.
Nếu giáo viên dạy lớp ghép
(100-150 học sinh) được sử dụng máy phóng thanh (micro) thì cường độ lao động của
giáo viên ra giảng cho lớp này cũng không khác nhiều so với lớp có từ 40-60 học
sinh. Trong trường hợp đó thì nên căn cứ vào số lượng bài chấm của giáo viên mà
đánh giá khối lượng của giáo viên văn hoá và chuyên môn…và vượt kế hoạch đã ấn
định trong một năm thì nên có kế hoạch rút bớt số giờ lên lớp của giáo viên.
Thông tư 13-TT ngày 15-3-1963 của Bộ Giáo dục quy định cách tính giờ chấm bài
cho các lớp trung học bằng thư như sau: “từ 10-15 bài chấm (đối với trung cấp)
được tính là 1 giờ giảng”. Tuy nhiên việc chấm bài cho các lớp bằng thư đòi hỏi
giáo viên phải bỏ nhiều thời gian hơn để nhận xét, hướng dẫn, thay thế phần nào
nhiệm vụ giảng dạy ở lớp. Do đó có thể đối chiếu vào điều quy định trên mà ấn định
tỷ lệ bài chấm với giờ giảng cho hợp lý sát với việc giảng dạy tại trường: có
thể quy định từ 20-25 bài chấm được tính là 1 giờ lý thuyết.
d) Cách tính: Chỉ được
tính số bài chấm mà giáo viên đã vượt ra ngoài số lượng đã quy định theo kế hoạch
giảng dạy của trường và của cá nhân. Thí dụ:
Theo kế hoạch của nhà trường,
giáo viên A, trong học kỳ 1, phải kiểm tra hai lần chính trị và phải bảo đảm chấm
hai lớp. Số bài mà giáo viên A phải chấm để bảo đảm kế hoạch là 240 bài (lấy số
tối đa) 60 x 2 = 120; 120 x 2 = 240 bài. Nếu giáo viên A chấm 400 bài trong học
kỳ 1 thì số bài chấm được tính để quy ra giờ lý thuyết: 400-240 = 160 bài. Nhà
trường nên có kế hoạch theo dõi và kiểm tra bài chấm của giáo viên. Mặt khác
giáo viên cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong khi chấm.
Trường hợp giáo viên dạy lớp
ghép không có máy phóng thanh thì nên áp dụng như sau:
- Lớp từ 60-100 học sinh có thể
rút bớt 1 đến 2 giờ lý thuyết một tuần.
- Lớp từ 100-150 (xem như trường
hợp bất đắc dĩ) được rút 2-3 giờ lý thuyết một tuần.
Ngoài ra tùy theo số bài chấm
nhiều hay ít, giáo viên còn được rút bớt thêm một số bài giảng (cách tình bài
chấm như trên, ở điểm d).
Tuy nhiên không nhất thiết lấy
thời gian chấm bài để trừ bớt số giờ lý thuyết hàng tuần. Đối với giáo viên
chưa sử dụng hết số giờ nghiên cứu khoa học, đi thực tế, học tập quân sự…nhà
trường có thể lấy số giờ trên cho giáo viên chấm bài (phần sau sẽ nói). Để bảo
đảm sức khỏe cho giáo viên, cần hết sức tránh để giáo viên giảng ở những lớp
quá đông học sinh (trên 100 học sinh) mà không có máy phóng thanh.
Trên đây là quy định một số điểm
cụ thể về số giờ giảng lý thuyết cho từng loại giáo viên: văn hoá, kỹ thuật cơ
sở, kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị. Các trường căn cứ vào hoàn cảnh
cụ thể và điều kiện giảng dạy của từng trường mà áp dụng cho sát từng đối tượng.
5. Đối với giáo viên mới tuyển để
làm công tác giảng dạy, nhà trường nên bố trí cho giáo viên một thời gian tối
thiểu thích đáng để chuẩn bị giảng dạy: từ 3 đến 6 tháng cho giáo viên đã tốt
nghiệp đại học, từ 6 tháng đến 9 tháng cho giáo viên chưa tốt nghiệp đại học.
Thời kỳ chuẩn bị giảng dạy là thời
kỳ mà cán bộ dùng chủ yếu vào công tác học tập, thực tập sư phạm, chuẩn bị mọi
điều kiện cần thiết để lên lớp.
Tuyệt đối không nên giữ học sinh
tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp ở lại trường để làm công tác giảng dạy: trường
hợp cá biệt đối với một số ngành vì chưa có cán bộ đào tạo theo hệ thống đại học,
nên phải giữ học sinh trung học để làm công tác giảng dạy, thì thờigian chuẩn bị
giảng dạy ít nhất là 2 năm. Trường hợp cá biệt vì thiếu giáo viên, cán bộ vừa mới
tốt nghiệp đã lên lớp giảng dạy, thì đối với năm đầu, số giờ lên lớp của giáo
viên phải thấp hơn số giờ tối thiểu đã quy định cho từng loại giáo viên từ 2- 3
giờ lý thuyết mỗi tuần. Thời gian này cũng được xem như thời gian chuẩn bị giảng
dạy.
6. Thông tư 49-TT ngày 19-9-1964
Bộ Giáo dục quy định: “Tổ trưởng bộ môn, trưởng ban có thể rút từ 1-3 giờ lý
thuyết hàng tuần, chủ nhiệm lớp có thể rút từ 1-2 giờ lý thuyết hàng tuần”.
a) Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ
của tổ trưởng bộ môn, ban và chủ nhiệm lớp chưa được thống nhất giữa các trường.
Các trường tùy theo khối lượng công tác của từng người mà rút bớt số giờ lý
thuyết đã ấn định trên. Tuyệt đối không vì một lý do gì mà rút quá giờ ấn định
trên.
b) Nếu số giờ lên lớp hàng tuần
của tổ trưởng bộ môn, chủ nhiệm lớp không bảo đảm đủ tiêu chuẩn đã quy định,
thì vấn đề rút bớt giờ để làm công tác chủ nhiệm, tổ trường bộ môn…không đặt
ra. Thí dụ: số giờ tiêu chuẩn của Bộ quy định đồng chí A phải lên lớp một tuần
12 giờ, nhưng đồng chí A là tổ trưởng bộ môn, nên được phép rút bớt 2 giờ lý
thuyết. Do đó tiêu chuẩn lên lớp của đồng chí A là mười giờ một tuần. Nếu đồng chí A lên lớp 9
giờ một tuần thì đồng chí A không được phép rút thêm 2 giờ lên lớp để làm công
tác tổ trưởng bộ môn.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ
PHỔ BIẾN KHOA HỌC KỸ THUẬT
Văn bản mới này có chú trọng nhiều
hơn đến mọi công tác của giáo viên mà các văn bản trước chưa nêu lên. Đó là
công tác nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học. Đối với trình độ của giáo
viên các trường trung học chuyên nghiệp thì trong công tác nghiên cứu khoa học
có nhiều khó khăn, song cũng cần phải thấy rằng, hiện nay các trường trung học
chuyên nghiệp đang bắt đầu ổn định, kế hoạch giảng dạy đã được xây dựng theo hệ
thống dài hạn, nên việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ
thuật trong nhà trường là rất cần thiết, nó nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập của giáo viên và học sinh, đồng thời nó gắn chặt nhà trường với sản
xuất và đời sống. Hơn nữa, hầu hết các trường trung học chuyên nghiệp đều đóng ở
địa phương xa Hà-nội là nơi trung tâm văn hoá, khoa học, có nhiều trường đại học
và viện nghiên cứu, do đó giáo viên phải có nhiệm vụ đem hết những hiểu biết của
mình về khoa học và kỹ thuật để phục vụ một cách thiết thực cho việc nâng cao
và phát triển văn hoá, đẩy mạnh sản xuất, nhất là sau khi tiến hành ba cuộc vận
động lớn. Giáo viên nào chưa có điều kiện để làm công tác nghiên cứu khoa học
thì có thể làm công tác phổ biến khoa học. Việc phổ biến những kỷ thuật về công
tác chăn nuôi, sản xuất… trong nhân dân rất là cần thiết. Nghiên cứu khoa học
và phổ biến khoa học cũng là hình thức để bồi dưỡng cho giáo viên về mặt lý luận
cũng như thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên,
nên cần ấn định một số thời gian cho mỗi giáo viên trường trung học chuyên nghiệp
phải tiến hành công tác nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học là từ 30-120
giờ trong một năm. Phải dựa vào yêu cầu của thực tế và khả năng nghiên cứu khoa
học, của từng người mà bố trí thời gian cho hợp lý. Đối với giáo viên mới giảng
dạy hoặc đã giảng dạy lâu năm nhưng còn yếu về chuyên môn, thì không nhất thiết
phải nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, nhà trường có thể lấy thời gian
(30-120 giờ) để bố trí cho giáo viên học tập tự bồi dưỡng. Đối với giáo viên
không sử dụng hết thời gian quy định, thì nhà trường nghiên cứu bố trí thêm
công tác dịch sách, viết giáo trình, hoặc lên lớp giảng. Cần tránh xu hướng
không bố trí giờ nghiên cứu khoa học cho giáo viên để lấy số giờ ấy cho giáo
viên lên lớp. Trường hợp cá biệt vì thiếu giáo viên nghiêm trọng, nhà trường phải
sử dụng cả giờ nghiên cứu khoa học của giáo viên vào công tác giảng dạy thì nhà
trường phải đặt tỷ lệ thích đáng giữa 1 giờ lý thuyết với giờ nghiên cứu khoa học.
Sử dụng giờ nghiên cứu khoa học của giáo viên vào công tác giảng dạy không có
nghĩa chỉ tăng giờ tiêu chuẩn lên lớp hàng tuần của giáo viên lên mà chủ yếu là
phân phối và điều hòa số giờ trên vào các khâu của công tác giảng dạy: soạn
bài, chấm bài, phụ đạo, lên lớp, v.v…và cần phải đặt tỷ lệ hợp lý giữa giờ
nghiên cứu khoa học với giờ lý thuyết để tránh giáo viên dạy quá nặng.
Về các chi tiết khác, đề nghị
xem kỹ mục a,b điều 2 phần V của thông tư 49-TT ngày 19-9-1964 của Bộ Giáo dục.
IV. NHIỆM VỤ THAM GIA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Trong thông tư 49-TT ngày
19-9-1964 có ghi số giờ tham gia lao động sản xuất là từ 80-96 giờ (tương đương
từ 10 ngày đến 12 ngày). Việc quy định số thời gian lao động sản xuất bắt buộc
này có một ý nghĩa quan trọng trong hoàn cảnh hiện tại của cán bộ giảng dạy của
chúng ta. Trước hết nó xác định một cách cụ thể một yêu cầu bồi dưỡng đối với
cán bộ giảng dạy, mặt khác nó cũng thể hiện việc thực hiện nguyên lý giáo dục của
Đảng. Chỉ tính thời gian lao động sản xuất ghi trong văn bản này, số giờ mà
giáo viên tham gia lao động tập trung ở nông thôn để phục vụ một yêu cầu nhất định
của hợp tác xã; hoặc lao động trong các xí nghiệp, công, nông, lâm trường, có
tính chất kết hợp với chuyên môn của cán bộ. Lao động ở đây không phải chỉ là
lao động chân tay giản đơn của từng ngành, mà còn là lao động nghiệp vụ, thực tập,
sản xuất ra của cải vật chất, có áp dụng lý luận chuyên môn vào đó. Kết quả của
lao động là cung cấp cho lý luận các bài giảng những thực tiễn của sản xuất, đồng
thời nâng cao kỹ năng và quan điểm lao động của giáo viên.
Ngoài ra giáo viên còn phải tham
gia lao động xã hội chủ nghĩa (hay lao động công ích) theo chế độ chung đối với
mỗi cán bộ, công nhân viên chức trong biên chế Nhà nước, phải tham gia lao động
để sản xuất ra lương thực (khai hoang…). Thời gian tham lao động xã hội chủ
nghĩa và sản xuất ra lương thực trên không được tính vào thời gian dành cho lao
động là 80-96 giờ trong một năm và cũng không tính vào giờ chính quyền.
V. NHIỆM VỤ HỌC TẬP QUÂN SỰ
Hiện nay, vấn đề học tập quân sự
ở các trường được đẩy mạnh hơn trước. Do đó số giờ học tập quân sự cho cán bộ,
công nhân viên nhà trường (kể cả giáo viên), tăng hơn so với các năm trước. Tuy
nhiên giáo viên chỉ được sử dụng 96 giờ (giờ chính quyền) trong một năm, các giờ
khác nhà trường bố trí cho giáo viên tập ngoài giờ chính quyền vào các buổi
sáng chủ nhật. Theo quy định chung, thời gian học tập quân sự ngoài giờ chính
quyền chiếm 1/3 tổng số giờ học tập quân sự chung.
Đối với giáo viên không ở trong
diện học tập quân sự, nhà trường có thể bố trí làm các nhiệm vụ khác: nghiên cứu
khoa học, tự bồi dưỡng, giảng dạy. Nếu sử dụng vào công tác giảng dạy thì cách
bố trí thời gian cũng như cách tính giờ dạy như phần trên (nghiên cứu khoa học)
đã nói rõ.
VI. NHIỆM VỤ HỌC TẬP BỒI DƯỠNG
1. Thông tư này tạo ra những điều
kiện cụ thể cho giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp tiến hành nhiệm vụ
học tập, tự bồi dưỡng, nhằm giảng dạy tốt hơn. Nhiệm vụ này trước có đề ra
nhưng chưa có quy định cụ thể thời gian tự bồi dưỡng. Số giờ dành cho giáo viên
bồi dưỡng về văn hóa và nghiệp vụ là 150 giờ, trung bình mỗi tuần 4 giờ, tức
vào khoảng một buổi sáng. Hiện nay yêu cầu bồi dưỡng rất lớn, nhưng không thể
quy định nhiều giờ hơn được vì sẽ ảnh hưởng đến khối lượng công tác và các mặt
công tác khác, đồng thời không phù hợp tinh thần Nghị định 76-CP (dành cho cán
bộ, công nhân viên học tập nghiệp vụ một tuần một buổi). Kinh nghiệm của một số
giáo viên cho biết nếu nhà trường cương quyết bố trí cho giáo viên một tuần một
buổi để tự học thì nỗ lực chủ quan của giáo viên, giáo viên cũng có thể tự bồi
dưỡng tốt được.
Tránh bồi dưỡng tràn lan, giáo
viên yếu mặt nào thì bồi dưỡng mặt đó, bồi dưỡng có kế hoạch, có hệ thống, có
trọng tâm, bồi dưỡng để làm tốt công tác giảng dạy. Đối với một số giáo viên
xét chưa cần thiết bồi dưỡng hoặc chưa có kế hoạch bồi dưỡng, thì nhà trường có
thể sử dụng vào công tác khác. Những giáo viên có chất lượng, hoặc đã tốt nghiệp
đại học hoàn chỉnh 5 năm có nhiệm vụ bồi dưỡng cho các giáo viên trong tổ bộ
môn, ban…Thời gian này không tính trừ vào số giờ tiêu chuẩn lên lớp.
Nhà trường cần chủ động đặt kế
hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, đưa công tác bồi dưỡng vào nề nếp, có kiểm tra
đôn đốc, phê bình, nhận xét, tránh tình trạng lấy giờ bồi dưỡng để làm việc
khác. Mặt khác để khỏi ảnh hưởng đến công tác học tập và giảng dạy của giáo
viên, cần hết sức tránh những cuộc họp không cần thiết, những cuộc họp kéo dài,
daithiếu chuẩn bị.
2. Vấn đề đi thực tế: Đi
thực tế là một hình thức bồi dưỡng cho giáo viên. Không nên lầm lẫm “đi thực tế”
với đi tham quan thực tế. Đại bộ phận giáo viên các trường trung học chuyên
nghiệp chưa kinh qua công tác sản xuất, công tác thực tế của ngành, nên kiến thức
còn yếu về lý luận và thực tiễn. Vì vậy yêu cầu của công tác đi thực tế là đi
thẳng vào trong nhà máy, trong hầm mỏ, trong nông trường …cùng làm, cùng sinh
hoạt với công nhân, nông dân để nhằm bồi dưỡng cho giáo viên những vấn đề cụ thể
về sản xuất, về kỹ thuật, những hiểu biết về ngành…có liên quan đến môn phụ
trách. Do đó cũng giúp cho giáo viên bổ sung được kiến thức sách vở của mình, tạo
điều kiện cho giáo viên liên hệ tốt lý luận với thực tế trong giảng dạy.
Đồng thời đi thực tế cũng nhằm
nâng cao phẩm chất cách mạng của giáo viên. Thời gian đi thực tế của giáo viên
quy định từ 50-150 giờ. Trường hợp cá biệt, đối với giáo viên vì nhu cầu giảng
dạy và bồi dưỡng đòi hỏi đi thực tế nhiều thời gian hơn, thì phải có sự quyết định
của hiệu trưởng và nhà trường phải báo cáo cho Bộ sở quan biết. Nhà trường cần
có kế hoạch kiểm tra theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo tốt công tác đi thực tế của
giáo viên. Kế hoạch đi thực tế của từng cá nhân phải có yêu cầu cụ thể, phải được
tổ bộ môn góp ý kiến và nhà trường thông qua kế hoạch. Thời gian đi thực tế có
thể kết hợp với thời gian lao động sản xuất nếu nội dung đi thực tế có lao động
sản xuất.
Từ trước đến nay, vì chưa quan
niệm đúng yêu cầu của công tác đi thực tế, nên một số lớn các trường trung học
chuyên nghiệp không bố trí giáo viên giảng dạy văn hoá đi thực tế. Điều đó đã ảnh
hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên đã đành mà còn ảnh hưởng đến nhiệt
tình công tác của giáo viên (giáo viên mất nguồn cổ vũ của thực tế đấu tranh sản
xuất và đấu tranh giai cấp ở ngoài xã hội).
Đối với giáo viên chưa sử dụng hết
số giờ đi thực tế đã quy định, nhà trường nghiên cứu bố trí thêm các công tác
khác, nhưng nên coi đây là trường hợp đặc biệt bất đắc dĩ.
VII. NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC.
1. Hiện nay trong các trường
trung học chuyên nghiệp thuộc các khối công nghiệp, nông nghiệp, có nhiều loại
hướng dẫn viên với chế độ công tác khác nhau. Do đó văn bản này chỉ mới bước đầu
quy định một số điểm về giờ hướng dẫn lý thuyết, chế độ bồi dưỡng, nghỉ hè, để
các trường áp dụng rút kinh nghiệm.
Về chế độ chuẩn bị bài, văn bản
ghi: “cứ 1 giờ hướng dẫn lý thuyết (giờ đầu) thì hướng dẫn viên được dành từ
1-3 giờ để chuẩn bị”. Nếu nội dung hướng dẫn không có gì thay đổi, hướng dẫn
viên cứ lắp lại từng ấy vấn đề năm này qua năm khác, thì thời gian để cho hướng
dẫn viên chuẩn bị giảng lý thuyết giờ đầu chủ yếu là xem lại bài và sửa soạn
các dụng cụ thí nghiệm. Do đó trong trường hợp này, thời gian chuẩn bị cho giờ
hướng dẫn lý thuyết (giờ đầu) có thể bố trí 1 giờ. Nếu nội dung giờ hướng dẫn
có bổ sung những điểm mới tỏ ra hướng dẫn viên có để thời gian nghiên cứu, chuẩn
bị về nội dung thì tùy theo tính chất và nội dung giờ hướng dẫn lý thuyết (giờ
đầu) mà khống chế thời gian chuẩn bị cho thích hợp (từ 2-3 giờ).
Đối với những giờ hướng dẫn lý
thuyết lắp lại thì cũng tùy theo tính chất và nội dụng của giờ đó mà ấn định thời
gian chuẩn bị cho hợp lý (từ 1giờ - 2 giờ chuẩn bị). Ngoài ra cũng cần phân biệt
hướng dẫn viên thuộc các môn kỹ thuật khác nhau (công nghiệp, nông nghiệp,
v.v…) mà ấn định số giờ cho sát.
2. Về chế độ nghỉ hè: “Nếu
hướng dẫn viên hướng dẫn từ 100-200 giờ lý thuyết trong một năm thì được nghỉ từ
15-25 ngày”. Như thế có nghĩa là nếu hướng dẫn viên hướng dẫn 150 giờ lý thuyết
trong một năm thì được nghỉ 20 ngày nghỉ hè; hướng dẫn từ 151-200 giờ lý thuyết
thì được hưởng 25 ngày nghỉ hè, từ 101-150 giờ lý thuyết thì được hưởng 15 ngày
nghỉ hè.
3. Đối với các đồng chí công tác
sự nghiệp hành chính (hiệu trưởng, hiệu phó, các đồng chí Phòng Tổ chức, Giáo vụ,
v.v…) có làm công tác giảng dạy, văn bản này có quy định một chế độ nghỉ hè thống
nhất: “Nếu lên lớp từ 100-150 giờ trong một năm thì được nghỉ từ 15-25 ngày; nếu
lên lớp từ 150 giờ trở lên thì được nghỉ một tháng ”.
Không bắt buộc phải dạy liên tục
để bảo đảm số giờ quy định trên. Có thể dạy đứt quãng, miễn là tổng số giờ lên
lớp cả năm bảo đảm đúng số giờ đã quy định trên. Tuyệt đối không nên bố trí các
đồng chí này dạy quá nửa số giờ tiêu chuẩn lên lớp hàng năm của một giáo viên.
Vì như thế thời gian đáng lý để dành làm công tác chính lại ít hơn thời gian để
giảng dạy. Kết quả cuối cùng là cả công tác hành chính và giảng dạy đều không bảo
đảm yêu cầu.
Trên đây là hướng dẫn một số điểm
về chế độ công tác giáo viên ở các trường trung học chuyên nghiệp; các trường
nên dựa vào hoàn cảnh cụ thể của trường mình mà có kế hoạch áp dụng cho sát; nếu
có gặp mắc mứu trở ngại gì, đề nghị phản ánh lên Bộ Giáo dục (Vụ Đại học và
trung học chuyên nghiệp) và chờ Bộ nghiên cứu giải quyết.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIÁO DỤC
Nguyễn Văn Huyên
|