Thông tư 48-NV/DC năm 1959 hướng dẫn về sinh hoạt và lề lối làm việc của Hội đồng nhân dân xã do Bộ Nội Vụ ban hành

Số hiệu 48-NV/DC
Ngày ban hành 06/10/1959
Ngày có hiệu lực 21/10/1959
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Tô Quang Đẩu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 48-NV/DC

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 1959 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM CẦN THIẾT VỀ SINH HOẠT VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

Kính gửi:

- Ủy ban Hành chính các Khu Tự trị Thái Mèo, Việt Bắc
- Ủy ban Hành chính Khu Hồng Quảng và khu vực Vĩnh Linh
- Ủy ban Hành chính các tỉnh, các thành phố

 

I. MẤY NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH SINH HOẠT VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ HIỆN NAY

Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp hoàn thành, chính quyền xã đã được tăng cường về chất lượng cũng như về số lượng. Số đông đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc thành phần cơ bản, là những người tiền tiến đại diện cho lực lượng sản xuất mới ở nông thôn, có nhiệt tình cách mạng xã hội chủ nghĩa, có tinh thần tích cực và ý thức phục vụ nhân dân. Đó là người ưu điêm căn bản, Nhưng hiện nay hoạt động của Hội đồng nhân dân còn gặp nhiều lúng túng thể hiện như sau:

1. Số đông đại biểu Hội đồng nhân dân chưa thấy hết vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân, chưa nhận rõ Hội đồng nhân dân có quyền quyết định những vấn đề gì, quyết định đến đâu và mỗi người phải làm như thế nào?

Cán bộ xã hội nói chung và ngay cả các đồng chí chủ chốt trong chính quyền và đoàn thể cũng chưa quan niệm đầy đủ vai trò và tác dụng của Hội đồng nhân dân, chưa xác định được trách nhiệm của mình đối với Hội đồng nhân dân, coi đại biểu Hội đồng nhân dân như cán bộ khác dưới quyền điều khiển của Ủy ban hành chính xã.

Nhân dân thì chưa thấy rõ Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện trực tiếp cho mình để chăm lo cải thiện đời sống cho mình, quản lý công việc Nhà nước nên coi như bầu xong Hội đồng nhân dân là hết trách nhiệm, không theo dõi, giúp đỡ ý kiến, phản ánh tình hình, nguyện vọng cho các đại biểu.

2. Hội nghị thường kỳ của Hội đồng nhân dân chưa có nề nếp, hội nghị bất thường quá nhiều. Nhiều nơi chưa phân biệt được tính chất, nội dung sinh hoạt của hội nghị thường kỳ và bất thường, còn lẫn lộn hội nghị Hội đồng nhân dân với hội nghị Quân Dân Chính.

Các cuộc họp Hội đồng nhân dân không được chuẩn bị chu đáo, có trường hợp chưa bàn bạc kỹ trong Ủy ban Hành chính trước khi đưa ra cuộc họp Hội đồng nhân dân. Việc triệu tập thường để sát đến hội nghị mới báo nên đại biểu không kịp thu xếp công việc nhà và cũng không có thì giờ để chuẩn bị ý kiến.

3.Quan hệ giữa các đại biểu với nhau, giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính, giữa đại biểu và cử tri nói chung rất lúng túng, không hiểu quan hệ để làm gì và cách thực hiện các quan hệ đó như thế nào?

Do những nhược điểm và khuyết điểm trên nên hoạt động của Hội đồng nhân dân hiện nay còn yếu, vai trò Hội đồng nhân dân chưa được đề cao, Hội đồng nhân dân chưa thể hiện rõ rệt là một cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

II. XÂY DỰNG NỀ NẾP SINH HOẠT VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CHO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

1. Cần quán triệt vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã:

Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở xã, bao gồm những phần tử ưu tú trong nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt cho nhân dân quản lý công việc Nhà nước và mưu lợi ích cho nhân dân.

Hội đồng nhân dân có quyền quyết định mọi việc quan trọng trong xã về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự trong phạm vi luật lệ quy định và chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.

Hội đồng nhân dân có quyền quyết định về các kế hoạch kiến thiết kinh tế, văn hóa, xã hội, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và các sự nghiệp hợp tác tương trợ và các công tác khác ở địa phương ; Hội đồng nhân dân có quyền thẩm tra báo cáo công tác của Ủy ban Hành chính cấp mình, kiểm soát chi thu tài chính địa phương và thẩm tra phê chuẩn dự toán chi thu; Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm quyền công dân, quyền bình đẳng của các dân tộc, chăm lo tài sản công cộng, giữ gìn an ninh trật tự chung. Ngoài các quyền hạn, nhiệm vụ trên, Hội đồng nhân dân có quyền bãi miễn các ủy viên Ủy ban Hành chính do mình bầu ra và đảm bảo chấp hành mọi pháp luật của Nhà nước, sắc lệnh, nghị định, nghị quyết của Chính phủ và của chính quyền cấp trên.

Nói chính quyền xã là bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính xã, Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính là một khối thống nhất, nhưng mỗi bên có một cương vị khác.

Tuy chịu trách nhiệm về tất cả các công việc trong xã nhưng Hội đồng nhân dân  không trực tiếp điều khiển và cũng không giải quyết công việc hành chính hàng ngày mà Hội đồng nhân dân chỉ thường kỳ hoặc bất thường dùng Hội nghị toàn thể các đại biểu để bàn bạc, quyết định rồi giao cho Ủy ban Hành chính đặt kế hoạch và chỉ đạo việc thực hiện. Trong Hội nghị Hội đồng nhân dân có thể phân công các đại biểu kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghị quyết giúp Ủy ban hành chính (không nên lấy danh nghĩa Ủy ban hành chính phân công cho các đại biểu).

Tuy là đại biểu Hội đồng nhân dân, nhưng các đại biểu cũng là công dân trong xã nên có nhiệm vụ làm gương mẫu cho nhân dân trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, kế hoạch công tác của Ủy ban hành chính, đồng thời phải giải thích, giáo dục, vận động nhân dân tích cực thực hiện.

Trong khi thực hiện công tác hoặc trong công việc hàng ngày của cá nhân, các đại biểu chú ý lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng, thắc mắc của nhân dân để giải thích, phản ảnh với Ủy ban Hành chính hoặc đề xuất vấn đề thảo luận trong Hội nghị và cũng qua việc theo dõi các công tác để có ý kiến nhận xét, phê bình Ủy ban Hành chính về địa chỉ và kế hoạch công tác.

Đối với những đại biểu là cán bộ chuyên môn các ngành ở xã thì ngoài nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân còn phải chịu sự điều khiển của Ủy ban Hành chính về mặt chuyên môn và phải có ý thức tranh thủ và thông qua công tác chuyên môn mà làm tốt nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc ngược lại.

Ủy ban Hành chính xã do Hội đồng nhân dân xã bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính của Nhà nước ở xã có nhiệm vụ nghiên cứu, định kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và của cấp trên. Ủy ban Hành chính giải quyết công việc hành chính hàng ngày cho nhân dân. Ủy ban Hành chính phải chịu sự kiểm soát của Hội đồng nhân dân, phải báo cáo công tác với Hội đồng nhân dân.

2. Tính chất, nội dung sinh hoạt và cách làm việc, cách chuẩn bị cho hội nghị Hội đồng nhân dân xã:

a) Sinh hoạt hội nghị Hội đồng nhân dân :

+ Hội nghị thưòng kỳ: Điều 11 của Luật tổ chức chính quyền địa phương đã quy định sinh hoạt thường kỳ của Hội đồng nhân dân xã ít nhất 3 tháng một lần. Như vậy không phải cứng nhắc 3 tháng mới họp mà tùy tình hình cụ thể từng nơi có thể định một hay hai tháng sinh hoạt một lần. Nhưng điều cần thiết là phải có quy định dứt khoát vì đã nói là hội nghị thường kỳ tức là hội nghị phải họp đúng thời gian đã ấn định.

Hội đồng nhân dân họp thường kỳ để:

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ