BỘ
TƯ PHÁP
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
200-VTC
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 04 năm 1960
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÁT HUY HƠN NỮA TÁC DỤNG CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Kính gửi:
Đồng kính gửi:
|
- Các Ông Chánh án Tòa án nhân
dân khu tự trị, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
-Các Ủy ban hành chính khu tự trị, tỉnh, thành phố.
|
Hội nghị Tư pháp toàn quốc họp
cuối tháng 03 năm 1960 vừa qua đã thống nhất nhận định là trong năm 1959, sau
khi được bầu, một số lớn Hội thẩm nhân dân đã công tác tốt hơn trước, nhưng hiện
nay việc mời Hội thẩm nhân dân tỉnh đến tham gia phiên tòa và việc sử dụng Hội
thẩm nhân dân huyện còn gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của những khó khăn
này là:
- Một mặt, việc vận động tuyên
truyền cho chế định Hội thẩm nhân dân chưa được sâu rộng, đi đôi với việc huấn
luyện Hội thẩm nhân dân làm còn được ít, cho nên trong nhân dân và cán bộ chưa
có nhận thức đầy đủ về vai trò và tác dụng của hội thẩm nhân dân; do đó nói
chung còn coi nhẹ công tác của Hội thẩm nhân dân, chưa tích cực giúp đỡ Hội thẩm
nhân dân làm tròn nhiệm vụ.
- Mặt khác, chúng ta chưa quy định
một chế độ công tác thích hợp cho Hội thẩm nhân dân.
- Ngoài ra chế độ cấp phí cho Hội
thẩm nhân dân cũng chưa được sửa đổi cho tương đương với mức sinh hoạt hiện
nay.
Hội nghị đã nghiên cứu một số biện
pháp để giải quyết những khó khăn nói trên nhằm đẩy mạnh công tác của Hội thẩm
nhân dân và phát huy hơn nữa tác dụng của Hội thẩm nhân dân.
Căn cứ vào những ý kiến đã được thống
nhất trong Hội nghị, Bộ qui định dưới đây một số điểm để các địa phương theo đó
thi hành.
I. ĐẨY MẠNH
TUYÊN TRUYỀN CHO CHẾ ĐỊNH HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀ HUẤN LUYỆN HỘI THẨM NHÂN DÂN
1. Về mặt tuyên truyền:
- Các tỉnh cần phải có kế hoạch
chu đáo và tranh thủ mọi dịp, mọi phương tiện để tuyên truyền về ý nghĩa và tác
dụng của chế định, đề cao vai trò của Hội thẩm nhân dân trong việc xét xử, giám
đốc tòa án, giáo dục nhân dân. Cần tranh thủ nói chuyện ở các cuộc hội nghị tỉnh,
viết bài đăng báo địa phương tường thuật những vụ án quan trọng nêu cao vai trò
của Hội thẩm nhân dân, phát tài liệu, phát thanh, v.v...
- Đặt nhiệm vụ cho các Hội thẩm
nhân dân sau khi dự lớp huấn luyện hoặc dự các phiên tòa về cơ quan đoàn thể của
mình thì tổ chức báo cáo trước cơ quan đoàn thể làm cho cơ quan đoàn thể thấy
rõ ý nghĩa và tác dụng của Hội thẩm nhân dân, do đó tranh thủ được sự giúp đỡ của
cơ quan đoàn thể.
2. Về mặt huấn luyện:
- Cần phải có kế hoạch huấn luyện
bồi dưỡng thường xuyên cho Hội thẩm nhân dân về đường lối chính sách pháp luật.
Trước mắt, các tòa án nhân dân địa
phương nên gấp rút hoàn thành đợt huấn luyện ngắn hạn, nhất là đối với Hội thẩm
nhân dân tỉnh. Trong việc huấn luyện, cần chú trọng giáo dục tinh thần trách
nhiệm và tinh thần kỷ luật, nâng cao ý thức đối với việc thực hiện chế định Hội
thẩm nhân dân ở địa phương, đề ra phương pháp sửa chữa những khuyết điểm, phát
huy những ưu điểm để đẩy mạnh hơn nữa công tác của Hội thẩm nhân dân.
II. CHẾ ĐỘ
CÔNG TÁC CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN
A. ĐỐI VỚI HỘI THẨM NHÂN DÂN TỈNH
1. Nội dung công tác của Hội
thẩm nhân dân tỉnh:
Nhiệm vụ chủ yếu của Hội thẩm
nhân dân tỉnh là tham gia các phiên tòa xét xử và hòa giải của Tòa án nhân dân
tỉnh. Sau khi đã xét xử và hòa giải các Hội thẩm nhân dân cần phải báo cáo lại
những vụ án quan trọng trong những hội nghị chủ yếu là trong những hội nghị
ngành giới mình để góp vào việc giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân, ngăn
ngừa phạm pháp và tranh chấp trong nhân dân.
Đối với những luật lệ của Nhà nước
mới ban hành, cái nào quan trọng hoặc có quy định về mặt tư pháp thì các Hội thẩm
nhân dân tỉnh tùy theo sự phân công của Tòa án nhân dân tỉnh sẽ tham gia tuyên
truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân.
2. Quan hệ công tác với Tòa
án nhân dân tỉnh:
a) Chế độ Hội thẩm nhân dân tỉnh
luân phiên thường trực tại tòa án nhân dân.
Chế độ Hội thẩm nhân dân tỉnh
luân phiên thường trực là chế độ định kỳ cho Hội thẩm nhân dân tỉnh đến trụ sở
tòa án nhân dân luân phiên làm việc, mỗi Hội thẩm nhân dân tỉnh mỗi năm làm việc
một kỳ không quá 2 tuần và chỉ làm việc một kỳ đó thôi.
Chế độ Hội thẩm nhân dân tỉnh
luân phiên thường trực tại tòa án nhân dân có nhiều điều lợi:
1. Tòa án nhân dân tỉnh chỉ cần
tổ chức những phiên tòa vào những kỳ luân phiên thường trực là có đủ Hội thẩm
nhân dân để xử;
2. Hội thẩm nhân dân biết trước
kỳ nào phải ngồi xử nên có thể sắp xếp thời giờ và công tác để đến tòa án nhân
dân yên tâm làm nhiệm vụ;
3. Vì có luân phiên thường trực,
nên tất cả Hội thẩm nhân dân đều có dịp tham gia phiên tòa;
4. Thời gian thường trực tương đối
dài cho nên Hội thẩm nhân dân có thể tham gia vào toàn bộ quá trình thẩm lý án
kiện, do đó có thể phát huy được hết tác dụng to lớn của mình.
Hướng tiến tới là phải thực hiện
chế độ Hội thẩm nhân dân luân phiên thường trực vì nó rất phù hợp với một nền
kinh tế kế hoạch hóa như đã thực hiện ở các nước bạn của ta.
Nhưng hiện nay tình hình tổ chức
của các tòa án chưa cho phép chúng ta thực hiện chế độ đó một cách phổ biến cho
nên ở những nơi nào có đủ điều kiện thì nên bắt đầu thực hiện chế độ luân phiên
thường trực để rút kinh nghiệm cho những nơi khác. Những điều kiện để thực hiện
chế độ luân phiên thường trực có thể như sau:
1. Tòa án nhân dân tương đối có
nhiều việc xét xử và tương đối chủ động trong việc định ngày mở phiên tòa, có xây
dựng được kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
2. Đa số Hội thẩm nhân dân đã được
huấn luyện.
3. Các cơ quan đoàn thể có đại
biểu làm Hội thẩm nhân dân đã nhận thức đầy đủ về ý nghĩa chính trị của chế định
Hội thẩm nhân dân, do đó tích cực giúp đỡ tòa án và tạo điều kiện dễ dàng cho Hội
thẩm nhân dân đến thường trực tại tòa án.
Trong khi thực hiện chế độ luân
phiên thường trực, cần phải chú ý đến mấy điểm sau đây:
1. Cố gắng sắp xếp các việc đưa
ra xử để những vụ quan trọng cần xử lưu động tại cơ sở thì Hội thẩm nhân dân ngồi
xử là người ở địa phương đó. Nếu lâm thời phải xử những vụ án có tính chất đặc
biệt (liên quan đến dân tôc, tôn giáo, v.v...) cần phải có Hội thẩm nhân dân
người dân tộc, người tôn giáo... thì không nhất thiết phải lấy Hội thẩm nhân
dân thường trực mà có thể mời Hội thẩm nhân dân khác cho thích hợp với tính chất
vụ án đó.
2. Trường hợp đến kỳ luân phiên
thường trực mà không có việc đưa ra phiên tòa thì có thể hoặc ủy nhiệm cho Hội thẩm
nhân dân làm một số công tác khác của tòa án, hoặc báo trước cho Hội thẩm nhân
dân biết và hoãn đến một kỳ khác; tránh tình trạng đến kỳ Hội thẩm nhân dân đến
mà không có việc gì làm.
Địa phương nào thực hiện chế độ
luân phiên thường trực thì báo cáo cho Bộ biết để Bộ theo dõi giúp đỡ và rút
kinh nghiệm phổ biến đi nơi khác.
b) Chế độ Hội thẩm nhân dân tỉnh
không luân phiên thường trực.
Đối với những nơi chưa đủ điều
kiện để thực hiện chế độ luân phiên thường trực cho Hội thẩm nhân dân được thì
cần tổ chức việc mời Hội thẩm nhân dân cho các phiên tòa như sau:
- Tòa án nhân dân sẽ họp bàn với
Hội thẩm nhân dân để đặt lịch công tác trước một thời gian 2, 3 tháng cho Hội
thẩm nhân dân để Hội thẩm nhân dân có thể căn cứ vào lịch công tác này mà bố
trí thời giờ và sắp xếp công việc. Khi đặt lịch công tác chú ý phân phối số
phiên tòa ngồi xử cho đều để tất cả các Hội thẩm nhân dân đều có thể tham gia
công tác xét xử được.
- Nơi nào chưa có điều kiện đặt
lịch công tác trước được thì phải mời Hội thẩm nhân dân trước 15 hôm để Hội thẩm
nhân dân sắp xếp công việc ở đơn vị mình và có đủ thời giờ đến tòa án tham gia
việc chuẩn bị phiên tòa (nghiên cứu hồ sơ, thảo luận về yêu cầu của phiên tòa,
v.v...). Giấy mời Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa sẽ gửi đến các cơ quan
đoàn thể, đơn vị công tác của Hội thẩm nhân dân được mời để các cơ quan đoàn thể
ấy biết và giúp đỡ Hội thẩm nhân dân đi dự phiên tòa.
- Đối với Hội thẩm nhân dân tỉnh
nằm ở mỗi huyện, ngoài việc gửi giấy mời đến cơ quan đoàn thể của họ, Tòa án nhân
dân tỉnh nên cử Thẩm phán huyện trực tiếp gặp Hội thẩm nhân dân trước ngày
phiên tòa để giúp đỡ Hội thẩm nhân dân sơ bộ nắm sự việc sẽ đưa ra xét xử.
c) Sinh hoạt với tòa án.
Tòa án nhân dân tỉnh phải tổ chức
sinh hoạt thường kỳ với Hội thẩm nhân dân (có thể một tháng, 2 tháng hoặc 3
tháng một kỳ).
Lề lối và nội dung sinh hoạt thì
tùy theo hoàn cảnh, điều kiện thực tế, tình hình công tác ở mỗi nơi mà qui định
cho thích hợp.
d) Trách nhiệm của Hội thẩm
nhân dân tỉnh.
Hội thẩm nhân dân do Hội thẩm nhân
dân bầu ra để thay mặt nhân dân tham gia xét xử và giám đốc tòa án. Đây là một
nhiệm vụ vinh quang đã được ghi trong Hiến pháp, do đó Hội thẩm nhân dân phải
có ý thức đầy đủ về nhiệm vụ này để thấy rõ trách nhiệm của mình trước nhân dân
và pháp luật.
Đối với Hội thẩm nhân dân không
làm tròn nhiệm vụ, Hội đồng nhân dân có thể chất vấn, phê bình, cảnh cáo và bãi
miễn.
Hội thẩm nhân dân phải coi công
tác hội thẩm nhân dân là công tác trọng yếu của mình cho nên khi tòa án nhân
dân mời đến xét xử thì phải cố gắng sắp xếp thời giờ và công việc để đến tòa án
nhân dân; nếu không đến được thì phải báo cáo trước và phải có lý do thích
đáng. Cơ quan đoàn thể có cán bộ được bầu làm Hội thẩm nhân dân cũng phải có nhận
thức đầy đủ về công tác của Hội thẩm nhân dân và có trách nhiệm giúp đỡ Hội thẩm
nhân dân làm tròn nhiệm vụ.
Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ
báo cáo trước Hội đồng nhân dân về công tác Hội thẩm nhân dân của mình. Có thể
làm báo cáo viết gửi đến văn phòng Hội đồng nhân dân khi Hội đồng nhân dân họp
hoặc báo cáo miệng tại phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân.
B. ĐỐI VỚI HỘI THẨM NHÂN DÂN HUYỆN
a) Về nội dung công tác và
cương vị công tác của Hội thẩm nhân dân huyện.
Hội thẩm nhân dân huyện ngoài việc
tham gia xét xử và hòa giải ở Tòa án nhân dân huyện, còn có thể làm được tốt những
công tác khác như nắm tình hình, điều giải những mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân, phổ biến tuyên truyền pháp luật...
Khi ngồi xét xử và hòa giải ở
Tòa án nhân dân huyện với thẩm phán, Hội thẩm nhân dân huyện là một thành viên
của Tòa án nhân dân huyện có đủ quyền hạn và nhiệm vụ như một thẩm phán.
Trường hợp được Tòa án nhân dân
huyện ủy nhiệm làm một số công tác nhất định thì Hội thẩm nhân dân huyện lấy
danh nghĩa là Hội thẩm nhân dân được tòa án ủy nhiệm để làm nhiệm vụ đó. Nhưng
trong khi không được Tòa án nhân dân huyện ủy nhiệm mà Hội thẩm nhân dân huyện
tự mình làm những công tác như nắm tình hình, điều giải, tuyên truyền phổ biến
pháp luật ở trong nhân dân thì Hội thẩm nhân dân không lấy danh nghĩa là Hội thẩm
nhân dân huyện, mà lấy danh nghĩa một người đại biểu nhân dân tham gia công tác
ở xã, do đó phải đặt mình dưới sự chỉ đạo của chính quyền và cấp ủy ở xã.
b) Về lề lối làm việc của Hội
thẩm nhân dân huyện.
Ở mỗi xã hiện nay có từ 4 đến 6
Hội thẩm nhân dân huyện nằm ở xã. Giữa những Hội thẩm nhân dân này thực tế có
nhiều quan hệ trong công tác cho nên cần tập hợp họ lại để họ có thể làm việc tập
thể, sinh hoạt đều đặn, do đó càng phát huy được tác dụng của họ trong công
tác. Nhưng cần quan niệm dứt khoát rằng dưới bất cứ hình thức nào do sáng kiến
của địa phương tìm ra (tổ, nhóm Hội thẩm nhân dân...) thì những hình thức này
cũng chỉ là một lề lối làm việc tập thể, không phải là một tổ chức của chính
quyền do đó không có quyền hạn và nhiệm vụ của một tổ chức chính quyền.
c) Quan hệ giữa Tòa án nhân
dân huyện và Hội thẩm nhân dân huyện.
Để giúp đỡ Hội thẩm nhân dân huyện
làm việc được tốt, tòa án nhân dân huyện cần phải sinh hoạt với Hội thẩm nhân
dân huyện.
Trong những cuộc họp hàng tháng
và thường kỳ khác với các ủy viên tư pháp xã, Tòa án nhân dân huyện sẽ triệu tập
cả Hội thẩm nhân dân huyện đến dự. Vì số Hội thẩm nhân dân huyện có đến hàng
trăm cho nên không thể triệu tập tất cả Hội thẩm nhân dân huyện đến dự được mà
chỉ nên mời mỗi xã một đại biểu Hội thẩm nhân dân đến họp, sau khi họp xong đại
biểu này có nhiệm vụ về báo cáo lại cho các Hội thẩm nhân dân huyện khác nằm
cùng xã. Tòa án nhân dân huyện có thể chia huyện ra từng khu vực mỗi khu vực gồm
một số xã để sinh hoạt cho tiện lợi.
Mỗi khi Tòa án nhân dân huyện về
công tác ở xã nào thì Thẩm phán huyện sẽ trực tiếp gặp các Hội thẩm nhân dân
huyện nằm ở xã đó để trao đổi về công tác và phổ biến đường lối chính sách chủ
trương của trên.
Mỗi khi Tòa án nhân dân huyện
lưu động về xã xử một vụ nào thì ngoài Hội thẩm nhân dân huyện ngồi phiên tòa
cũng nên mời cả các Hội thẩm nhân dân huyện khác nằm ở xã đến dự để học tập và
rút kinh nghiệm.
d) Trách nhiệm của Hội thẩm
nhân dân huyện.
Hội thẩm nhân dân huyện nhận nhiệm
vụ của Hội đồng nhân dân xã nên phải báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân
xã. Đối với Hội thẩm nhân dân làm không tròn nhiệm vụ, Hội đồng nhân dân có thể
phê bình, cảnh cáo, bãi miễn.
Khi được Tòa án nhân dân huyện mời
đến tham gia các phiên tòa xét xử và hòa giải, Hội thẩm nhân dân huyện có nhiệm
vụ phải đến, nếu không đến được thì phải báo cáo trước và phải có lý do chính
đáng.
III. VẤN ĐỀ CẤP
PHÍ CHO HỘI THẨM NHÂN DÂN
Cấp phí của Hội thẩm nhân dân hiện
nay còn thấp so với mức sinh hoạt chung của nhân dân nhất là đối với Hội thẩm
nhân dân không phải là cán bộ trong biên chế Nhà nước.
Bộ sẽ cùng Bộ Tài chính nghiên cứu
để tăng cấp phí cho Hội thẩm nhân dân.
Tạm thời các tòa án nhân dân vẫn
tiếp tục thi hành chế độ cấp phí hiện hành.
*
* *
Chế định Hội thẩm nhân dân có một
ý nghĩa trọng đại và một tác dụng to lớn trong việc xây dựng và củng cố chính
quyền dân chủ nhân dân. Đó là một thắng lợi của cách mạng đã được ghi trong điều
99 Hiến pháp mới.
Như lời của Thủ tướng đã nói trước
Hội nghị Tư pháp vừa rồi, việc Chánh án và Hội thẩm nhân dân do nhân dân bầu ra
chứng tỏ luật cơ bản của nước ta công nhận vị trí quan trọng của việc xét xử, của
người xét xử. Đó là một việc có ý nghĩa rất quan trọng mà chúng ta phải thấy hết
để ra sức phát huy hơn nữa tác dụng của Hội thẩm nhân dân.
Bộ mong rằng với sự giúp đỡ tích
cực của các cấp chính quyền và đoàn thể ở địa phương, các tòa án nhân dân sẽ chấp
hành tốt chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn gì hoặc có những
kinh nghiệm tốt, đề nghị các tòa án nhân dân phản ánh cho Bộ biết để Bộ kịp thời
giải quyết và phổ biến cho các tòa án nhân dân khác biết.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Vũ Đình Hòe
|