BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 44/2016/TT-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH NỘI DUNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Căn cứ Luật khoáng
sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP
ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP
ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng Vụ
Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư quy định nội dung công tác giám sát thi công Đề án thăm dò khoáng sản.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết Khoản
6 Điều 30 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
khoáng sản.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà
nước về khoáng sản; tổ chức, cá nhân được
cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản; đơn vị,
tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát thi công Đề án thăm dò khoáng
sản (sau đây gọi chung là giám sát).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Giám sát trực tiếp là hình thức giám sát tại thực
địa được tiến hành trong quá trình thi công Đề án thăm dò khoáng sản.
2. Giám sát gián tiếp là hình thức giám sát sau khi
kết thúc thi công các hạng mục của Đề án thăm dò khoáng
sản trên cơ sở hồ sơ pháp lý, kỹ thuật và
tài liệu nguyên thủy theo quy định.
Chương II
NỘI DUNG GIÁM SÁT THI
CÔNG ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Điều 3. Hạng mục, hình thức
giám sát
1. Hạng mục công việc giám sát trực tiếp:
a) Thi công công trình: hố, hào, giếng, lò, khoan
(khoan địa chất, khoan địa chất thủy văn
- địa chất công trình), đo karota, bơm, hút nước thí nghiệm;
b) Lấy mẫu công nghệ; moong khai thác thử nghiệm; lấy
mẫu trong các công trình; gia công mẫu (đối
với các loại mẫu gia công tại thực địa).
2. Hạng mục công việc giám sát gián tiếp: kết quả
công tác trắc địa, đo vẽ địa chất, địa vật lý, đo vẽ địa chất thủy văn, địa chất công trình, lấy, gia công,
phân tích mẫu các loại (trừ mẫu rãnh).
3. Căn cứ Đề án
thăm dò khoáng sản, tính chất, quy mô của
các hạng mục công trình thăm dò, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản quyết
định hình thức giám sát trực tiếp hoặc giám sát gián tiếp.
4. Nội dung giám sát thực hiện theo các quy định tại
Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
Điều 4. Nội dung giám sát trực
tiếp
1. Các công trình khai đào (hố, hào, giếng, lò): mô
tả tóm tắt diễn biến quá trình thi công công trình tại thực địa; xác nhận chính
xác: thiết bị, nhân lực thi công, vị trí công trình, kích thước công trình, bề
dày thân khoáng sản (nếu có), khối lượng
thực hiện. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám sát khi kết thúc
công trình theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư
này và các quy định tại khoản 7 Điều này.
2. Khoan: mô tả tóm tắt diễn biến quá trình thi
công khoan tại thực địa; xác nhận chính xác: thiết bị, nhân lực thi công, vị
trí, tỷ lệ mẫu lõi khoan, khối lượng thực hiện, vách, trụ thân khoáng sản. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào
biên bản giám sát khi kết thúc công trình theo Mẫu số 04
ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.
3. Đo karota lỗ khoan: mô tả tóm tắt diễn biến quá
trình đo tại thực địa; xác nhận chính xác: thiết bị, nhân lực, phương pháp, khối
lượng thực hiện. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám sát khi kết
thúc công trình theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo
Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.
4. Bơm, hút nước thí nghiệm: mô tả tóm tắt diễn biến
quá trình thực hiện tại thực địa; xác nhận chính xác: thiết bị, nhân lực, thời
gian, khối lượng thực hiện. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám
sát khi kết thúc công trình theo Mẫu số 04 ban hành
kèm theo Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.
5. Lấy mẫu tại các công trình khai đào, khoan, mẫu
công nghệ, moong khai thác thử nghiệm:
Lấy mẫu rãnh trong các công trình khai đào phải được
giám sát tại công trình; mẫu lõi khoan được giám sát tại nơi cưa, cắt mẫu; mẫu
công nghệ, mẫu thể trọng lớn được giám sát khi thực hiện. Công tác giám sát phải
xác định: vị trí, phương pháp, thiết bị, kích thước, trọng lượng mẫu. Các nội
dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám sát khi kết thúc hạng mục công việc
theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và các
quy định tại khoản 7 Điều này.
Trường hợp thăm dò khoáng
sản sử dụng làm đá ốp lát thì việc giám sát moong khai thác thử phải ghi nhận
được tỷ lệ thu hồi đá khối thành phẩm theo kích cỡ khác nhau.
6. Gia công mẫu (đối với các loại mẫu gia công tại
thực địa): ghi chép đầy đủ về trình tự, quy trình gia công; xác nhận số lượng mẫu,
trọng lượng sau gia công. Các nội dung này phải ghi đầy đủ vào biên bản giám
sát khi kết thúc công việc theo Mẫu số 05 ban hành
kèm theo Thông tư này và các quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Các nội dung giám sát quy định tại các khoản 1,
2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký giám sát theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Nội dung giám sát gián
tiếp
1. Kiểm tra tài liệu nguyên thủy gồm:
a) Hồ sơ pháp lý liên quan đến quyết định đầu tư,
nghiệm thu công trình;
b) Hồ sơ thi công liên quan đến công trình thăm dò;
vị trí các công trình thăm dò, mẫu lõi khoan, kết quả đo karota, nhật ký, ảnh
chụp, thiết đồ công trình, kết quả phân tích mẫu các loại, bản đồ các loại;
c) Kiểm tra, đánh giá quyết định số lượng công
trình thăm dò đạt chất lượng theo Đề án thăm dò được phê duyệt; tính hợp lý của
số liệu đã thu thập tại thực địa theo từng hạng mục công việc thăm dò.
2. Nhận xét, đánh giá số lượng, chất lượng thi công
thăm dò, tính phù hợp về trình tự thi
công, hệ phương pháp kỹ thuật thăm dò. Xác nhận khối lượng, chất lượng thu thập
tài liệu nguyên thủy.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng
sản
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về
công tác giám sát trong quá trình thi công Đề án thăm dò khoáng sản theo Giấy phép thăm dò khoáng sản được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền cấp.
2. Thống nhất các nội dung giám sát với đơn vị thực
hiện giám sát trước khi thi công Đề án thăm dò khoáng
sản.
3. Cung cấp đầy đủ hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, chương trình, kế hoạch thi công Đề
án thăm dò khoáng sản cho đơn vị thực hiện
giám sát.
4. Phối hợp với đơn vị thực hiện giám sát để bảo đảm
khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện Đề
án thăm dò khoáng sản.
5. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp đơn vị thực
hiện giám sát không tuân thủ các quy định tại khoản 3 Điều 7 của
Thông tư này và pháp luật khác có liên quan.
Điều 7. Trách nhiệm thực hiện
giám sát
1. Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 15
Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh theo thẩm quyền bố trí đơn vị,
cá nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực về điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản và thăm dò khoáng sản để thực hiện việc giám sát Đề án thăm dò khoáng
sản.
2. Lập kế hoạch giám sát phù hợp với chương trình,
kế hoạch thi công Đề án thăm dò khoáng sản
của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng
sản; lập Báo cáo giám sát theo Mẫu số 06 ban hành kèm
theo Thông tư này.
3. Hoạt động giám sát tuân thủ đầy đủ nguyên tắc
giám sát quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP
ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật khoáng
sản.
4. Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân được
cấp phép thăm dò khoáng sản vi phạm nội
dung Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc thực
hiện không đúng quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật liên quan đến hoạt động
thăm dò khoáng sản.
5. Đơn vị, cá nhân thực hiện giám sát chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết quả giám sát.
Điều 8. Hiệu lực và trách nhiệm
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10
tháng 02 năm 2017.
2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn,
theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát
sinh khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về
Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, ĐCKS, PC.CP(300).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Linh Ngọc
|
Mẫu số 01. Nội dung kế hoạch giám sát
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 44/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng
12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Mở đầu: nêu các cơ sở pháp lý, tên Đề án,
đơn vị chủ đầu tư, khái quát nội dung Đề án (đối tượng, phạm vi, mục tiêu nhiệm
vụ, các phương pháp áp dụng), Đơn vị giám sát và mục đích, nội dung giám sát.
II. Nội dung giám sát
- Trình bày các dạng công tác sẽ giám sát: nêu rõ tại
sao phải giám sát, yêu cầu cần phải đạt được đối với công tác giám sát, nội
dung giám sát;
- Lập bảng danh mục các hạng mục phải tổ chức giám sát
TT
|
Các hạng mục giám
sát
|
Khối lượng theo Đề
án phê duyệt
|
Mục tiêu giám sát
|
Nội dung giám sát
cần đạt được
|
Sản phẩm
|
Dự kiến người thực
hiện giám sát
|
1
|
Hào
|
|
Khối lượng, chất lượng thi công
|
Khối lượng thực hiện; lấy mẫu; thu thập tài liệu;
an toàn lao động và các nội dung khác.
|
- Số giám sát;
- Biên bản giám sát (từng công trình).
|
(ghi rõ họ, tên
người thực hiện giám sát từng hạng mục công việc)
|
2
|
Khoan
|
|
3
|
Giếng
|
|
4
|
………….
|
………..
|
- Sản phẩm của công tác giám sát:
+ Nhật ký giám sát: do người giám sát ghi chép hàng
ngày trong quá trình giám sát;
+ Biên bản giám sát: biên bản giám sát được lập cho
từng hạng mục công việc hoặc từng công trình cụ thể.
+ Báo cáo giám sát: do đơn vị thực hiện giám sát thành lập sau khi kết thúc một kỳ giám
sát (đột xuất, định kỳ, kết thúc), không kể báo cáo đột xuất, hoặc khi có yêu cầu
của cấp thẩm quyền.
III. Tổ chức thực hiện:
- Phân công giám sát: dự kiến nhân lực tham gia
giám sát, phân công giám sát cho từng cá nhân, đối
với từng hạng mục giám sát (lập bảng kèm theo);
- Thời gian giám sát: căn cứ kế hoạch thi công dự
kiến thời gian thực hiện công tác giám sát.
IV. Kết luận và kiến nghị
Nêu những khó khăn, thuận lợi nếu thực hiện phương
án này; các kiến nghị để việc giám sát khả thi, đạt yêu cầu, chất lượng theo
phương án đề ra.
CHỦ ĐẦU TƯ
(chức danh)
(Ký tên, đóng dấu)
|
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
GIÁM SÁT
(chức danh)
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 02. Nhật ký giám sát
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 44/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng
12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Kích thước nhật ký: 17,5x12cm
2. Trang bìa nhật ký
Trang 1 (bìa cứng)
|
Trang 2
|
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN GIÁM SÁT
|
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
GIÁM SÁT
|
NHẬT KÝ GIÁM
SÁT
|
NHẬT KÝ GIÁM
SÁT
Quyển số:....
Đề án: ghi đầy
đủ tên đề án
|
NGUYỄN VĂN A
QUYỂN 1
|
Họ tên người sử dụng: ……………………….
Ngày bắt đầu:…………………………………..
Ngày kết thúc:………………………………….
|
Năm ....
|
Năm ...
|
3. Nội dung nhật ký
3.1. Phần chung ghi các nội dung
+ Mục lục ghi ngay sau trang 2;
+ Đơn vị chủ
đầu tư;
+ Đơn vị thi
công;
+ Lập bảng thống kê đầy đủ số hiệu từng công trình,
hạng mục công việc được giám sát, ngày tháng giám sát, số trang.
3.2. Nội dung giám sát: theo từng công trình với
các nội dung sau
+ Tên hoặc số hiệu công trình, hạng mục giám sát;
+ Người đại diện thi công (tổ trưởng hoặc nhóm trưởng);
+ Người theo dõi kỹ thuật;
+ Kỹ thuật thi công;
+ Nhân lực tham gia thi công;
+ Thiết bị tham gia thi công;
+ Thời gian bắt đầu thi công;
+ Trình tự và diễn biến thi công;
+ Khối lượng thực hiện;
+ Thời gian kết thúc;
+ Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường;
+ Nhận xét (trên cơ sở đối chiếu với đề án thăm dò,
các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan hiện hành): công trình
đạt (không đạt) yêu cầu chất lượng công tác thi công; khâu nào không đạt (thi
công, lấy mẫu, thành lập tài liệu, an toàn lao động,...), nguyên nhân.
Mẫu số 03. Biên bản giám sát
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 44/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng
12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
GIÁM SÁT
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……./BBGS
|
Địa danh, ngày ….
tháng … năm ……
|
BIÊN BẢN GIÁM SÁT
CÔNG TRÌNH KHAI ĐÀO
1. Tên công trình: ghi đầy đủ tên, số hiệu.
- Đề án:
- Đơn vị chủ đầu tư:
- Đơn vị thi công:
- Chủ nhiệm dự án:
- Cán bộ giám sát (ghi đầy đủ họ tên, học vị, chức
vụ, Cơ quan công tác):
- Cán bộ phụ trách thi công (ghi đầy đủ họ tên, học
vị, chức vụ, đơn vị công tác của từng người):
2. Diễn biến thi công
- Ngày khởi công:
- Ngày kết thúc:
- Các diễn biến, sự cố bất thường:
3. Đánh giá chất lượng: (đạt/không đạt)
- Hồ sơ thi công;
- Nhân lực thi công;
- Thiết bị thi công;
- Sự phù hợp về vị trí thi công;
- Kích thước công trình;
- Chất lượng thi công;
- Chất lượng thu thập tài liệu;
- Khối lượng thực hiện;
- …………………………….
4. Khối lượng thực hiện:
- Khối lượng thi công (m3, m, ...) ghi
theo các tiêu chí cấp đất đá, độ sâu, mức độ phức tạp,...:
- Khối lượng lấy mẫu các loại:
- Các khối lượng khác (lấp công trình, hoàn thổ môi
trường,...)
5. Đánh giá chung: công trình đạt (không đạt) mục
tiêu đề ra ban đầu, chất lượng thi công đạt (không đạt) yêu cầu; nguyên nhân.
6. Kết luận và kiến nghị:
…………………………………………………………………………………………………………..
Người đại diện
Tổ chức thi công
(Ký, họ tên)
|
Người đại diện
Chủ đầu tư
(Ký, họ tên)
|
Cán bộ giám sát
(Ký, họ tên)
|
Mẫu số 04. Biên bản giám sát
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 44/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng
12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
GIÁM SÁT
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………/BBGS
|
Địa danh, ngày … tháng
… năm …..
|
BIÊN BẢN GIÁM SÁT
CÔNG TRÌNH KHOAN MÁY
1. Tên công trình: ghi đầy đủ tên, số hiệu.
- Đề án:
- Đơn vị chủ đầu tư:
- Đơn vị thi công:
- Chủ nhiệm dự án:
- Cán bộ giám sát (ghi đầy đủ họ tên, học vị, chức
vụ, Cơ quan công tác):
- Cán bộ phụ trách thi công (ghi đầy đủ họ tên, học
vị, chức vụ, đơn vị công tác của từng người):
2. Diễn biến thi công
- Ngày khởi công:
- Ngày kết thúc:
- Các diễn biến, sự cố bất thường:
3. Đánh giá chất lượng: (đạt/chưa đạt/không đạt)
- Hồ sơ thi công;
- Nhân lực thi công;
- Thiết bị thi công;
- Sự phù hợp về vị trí thi công;
- Tỷ lệ mẫu lõi khoan;
- Chiều sâu vách, trụ quặng;
- Khối lượng thi công;
- ……………………….
4. Khối lượng thực hiện:
- Khối lượng thi công (m) ghi theo các tiêu chí cấp
đất đá, độ sâu,
- Khối lượng mẫu khoan (m, khay mẫu); Chất lượng lấy
mẫu khoan,
- Khối lượng đo karota (thiết bị, nhân lực, phương
pháp, khối lượng...),
- Công tác bơm hút thí nghiệm (thiết bị, nhân lực, thời
gian, khối lượng),
- Các khối lượng khác (lấp công trình, công tác xây
mốc, hoàn thổ môi trường,...).
5. Đánh giá chung: công trình đạt (không đạt) mục
tiêu đề ra ban đầu, chất lượng thi công đạt (không đạt) yêu cầu; nguyên nhân.
6. Kết luận và kiến nghị:
…………………………………………………………………………………………………………….
Người đại diện
Tổ chức thi công
(Ký, họ tên)
|
Người đại diện
Chủ đầu tư
(Ký, họ tên)
|
Cán bộ giám sát
(Ký, họ tên)
|
Mẫu số 05. Biên bản giám sát
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 44/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng
12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
GIÁM SÁT
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………/BBGS
|
Địa danh, ngày …
tháng … năm …..
|
BIÊN BẢN GIÁM SÁT
CÔNG TÁC LẤY, GIA CÔNG MẪU
1. Tên hạng mục: công tác lấy mẫu ……………
- Đề án:
- Đơn vị chủ đầu tư:
- Đơn vị thi công:
- Chủ nhiệm dự án:
- Cán bộ giám sát (ghi đầy đủ họ tên, học vị, chức
vụ, Cơ quan công tác):
- Cán bộ phụ trách thi công (ghi đầy đủ họ tên, học
vị, chức vụ, đơn vị công tác của từng người):
2. Diễn biến thi công
- Ngày khởi công:
- Ngày kết thúc:
- Các diễn biến, sự cố bất thường:
3. Đánh giá chất lượng: (đạt/không đạt)
- Nhân lực;
- Thiết bị;
- Phương pháp;
- Vị trí lấy mẫu;
- Kích thước mẫu;
- Trọng lượng mẫu trước, sau gia công;
- Trình tự, quy trình gia công mẫu;
- …………………………………….
4. Khối lượng thực hiện:
- Khối lượng (mẫu);
- Hồ sơ mẫu (quyển);
5. Đánh giá chung: khối lượng thực hiện đạt (không
đạt) mục tiêu đề ra ban đầu, chất lượng thi công đạt (không đạt) yêu cầu;
nguyên nhân.
6. Kết luận và kiến nghị:
…………………………………………………………………………………………………………….
Người đại diện
Tổ chức thi công
(Ký, họ tên)
|
Người đại diện
Chủ đầu tư
(Ký, họ tên)
|
Cán bộ giám sát
(Ký, họ tên)
|
Mẫu số 06. Báo cáo giám sát
(Ban hành kèm
theo Thông tư số: 44/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng
12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(Tên tổ chức lập báo có giám sát)
---------------
BÁO CÁO
KẾT QUẢ GIÁM
SÁT
(Tên đề án thăm dò
khoáng sản ... xã ... huyện ... tỉnh
...)
Địa danh nơi lập
báo cáo, Năm 20 …
|
(Tên tổ chức lập báo giám sát)
---------------
BÁO CÁO
KẾT QUẢ GIÁM
SÁT
(tên đề án thăm dò
khoáng sản ... xã ... huyện ... tỉnh
...)
|
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
GIÁM SÁT
(Chức danh)
|
|
Chữ ký, đóng
dấu
(Họ và tên)
|
Địa danh nơi lập
báo cáo, Năm 20 …
|
NỘI DUNG KẾT QUẢ
GIÁM SÁT (KỲ, BƯỚC), NĂM…..
Mở đầu:
- Cơ sở pháp lý, mục tiêu, nhiệm vụ của đề án.
- Tổ chức và thời gian thực hiện.
Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái quát về vùng nghiên cứu, tình hình thực hiện
công việc, những thuận lợi khó khăn trong quá trình thi công.
2. Đánh giá về năng lực, nhân lực và thiết bị thi
công.
3. Đánh giá về tuần tự thi công các phương pháp
thăm dò, trình tự thi công các hạng mục được giám sát.
Chương II. KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ GIÁM
SÁT
1. Khối lượng thực hiện và kết quả giám sát đối với
từng hạng mục công việc của đơn vị thi công thực hiện. Đánh giá về tiến độ, khối
lượng thực hiện, chất lượng thi công, khối lượng tài liệu thu thập, chất lượng
tài liệu thu thập của từng hạng mục công việc nêu trên theo quy định của đề án
và các quy chế, quy phạm hiện hành. Lập bảng tổng hợp khối lượng các hạng mục
công việc đã giám sát, có danh mục kèm theo ghi rõ những hạng mục, khối lượng đạt
yêu cầu chất lượng; những hạng mục, công trình, khối lượng thi công không đạt
yêu cầu chất lượng (nguyên nhân).
2. Đánh giá công tác đảm bảo an toàn lao động trong
thi công.
3. Đánh giá công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trong và sau thi
công.
4. Đánh giá sự sai khác so với đề án, nguyên nhân.
5. Đánh giá kết quả giám sát (Thủ trưởng đơn vị thực
hiện giám sát, tổ trưởng tổ giám sát tự đánh giá về kết quả giám sát, tính
trung thực, khách quan và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám
sát).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đánh giá chung về kết quả đạt được.
- Kiến nghị về các vấn đề còn tồn tại.
HỒ SƠ KÈM THEO
1. Nhật ký giám sát, các tài liệu thu thập trong
quá trình giám sát (ảnh);
2. Biên bản giám sát;
3. Báo cáo giám sát các kỳ, đợt...;
4. Các văn bản pháp lý; các văn bản kiểm tra của cơ
quan quản lý;
5. Hồ sơ lý lịch các thành viên giám sát;