Thông tư 41/2017/TT-BQP quy định nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện miễn kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 41/2017/TT-BQP
Ngày ban hành 27/02/2017
Ngày có hiệu lực 14/04/2017
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Bế Xuân Trường
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2017/TT-BQP

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NÂNG BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ; CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ, ĐIỀU KIỆN MIỄN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ CỦA CÔNG NHÂN QUỐC PHÒNG

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Nghị định số 83/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện miễn kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phân loại khung bậc trình độ, nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện miễn kiểm tra, tạm hoãn kiểm tra và chọn nghề kiểm tra trình độ kỹ năng nghề; công tác bảo đảm, chế độ báo cáo, lưu trữ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với công nhân quốc phòng, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Kiểm tra, đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề (sau đây viết tắt là kiểm tra trình độ kỹ năng nghề) là tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của công nhân quốc phòng tham dự kiểm tra tại các cơ sở tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng ở bậc thấp lên bậc cao hơn của một nghề.

2. Cơ sở tổ chức kiểm tra, đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề (sau đây viết tắt là cơ sở kiểm tra trình độ kỹ năng nghề) là đơn vị được giao nhiệm vụ hoạt động phục vụ kiểm tra, đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề.

3. Người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề là người có trình độ, năng lực về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, được giao nhiệm vụ kiểm tra đánh giá kiến thức chuyên môn hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành đối với công nhân quốc phòng tại một bậc trình độ kỹ năng nghề nhất định.

4. Kiểm tra lý thuyết chuyên môn (sau đây viết tắt là kiểm tra lý thuyết) là việc đánh giá trình độ kiến thức chuyên môn trên cơ sở kết quả kiểm tra lý thuyết cơ sở ngành, lý thuyết chuyên môn nghề và các nội dung liên quan.

5. Kiểm tra kỹ năng thực hành (sau đây viết tắt là kiểm tra thực hành) là việc đánh giá kiến thức chuyên môn, kỹ năng được áp dụng vào thực tế công việc đang thực hiện.

Chương II

PHÂN LOẠI KHUNG BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ; NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ

Mục 1. PHÂN LOẠI KHUNG BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ

Điều 4. Khung bậc trình độ kỹ năng nghề

1. Khung bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng được quy định theo tiêu chuẩn bậc trình độ kỹ năng nghề của các chuyên ngành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Đối với các ngành nghề trong lĩnh vực tương ứng với ngành, nghề dân dụng thực hiện theo tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 5. Phân loại khung bậc trình độ kỹ năng nghề

1. Khung bậc trình độ kỹ năng nghề có 7 bậc, gồm:

a) Bậc thấp: Từ bậc 1/7 đến bậc 4/7;

[...]