Thông tư 40/2004/TT-BTC hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 40/2004/TT-BTC
Ngày ban hành 13/05/2004
Ngày có hiệu lực 11/06/2004
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Lê Thị Băng Tâm
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Kế toán - Kiểm toán

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 40/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 40/2004/TT-BTC NGÀY 13 THÁNG 05 NĂM 2004 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;
Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành Công ty cổ phần;
Căn cứ Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần;
Căn cứ Quyết định số 1141 TC/QĐ-CĐKT ngày 1/11/1995 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1177 TC/QĐ-CĐKT ngày 23/12/1996 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, như sau:

I. QUI ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trước khi chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty cổ phần được thành lập từ việc chuyển đổi DNNN; Các Tổng công ty, công ty có các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc chuyển thành Công ty cổ phần.

2. Thông tư này chỉ hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần, những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành.

3. Khi nhận được quyết định cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, DNNN có trách nhiệm tổ chức khoá sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, tài sản không cần dùng, đánh giá lại tài sản cần dùng để xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần.

4. Khi thực hiện bàn giao tài sản và nguồn vốn cho Công ty cổ phần, DNNN phải lập hồ sơ bàn giao tài sản, tiền vốn theo qui định tại Mục VII, Phần thứ hai, Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần và theo quy định tại Thông tư này.

5. Khi nhận tài sản, nguồn vốn bàn giao từ DNNN, Công ty cổ phần phải mở sổ kế toán mới (Bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết) để phản ánh giá trị tài sản, nguồn vốn nhận bàn giao.

6. Đối với các khoản nợ phải thu và tài sản không cần dùng được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp mà giao cho Công ty cổ phần hoặc giao cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thu hồi hộ công nợ và tiếp tục nhượng bán, thanh lý tài sản giữ hộ Nhà nước thì hàng năm Công ty cổ phần, hoặc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp phải lập "Báo cáo quyết toán nợ thu hộ và tài sản giữ hộ Nhà nước" và gửi cho Sở Tài chính (Đối với doanh nghiệp được cổ phần hoá thuộc địa phương), cho Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính (Đối với doanh nghiệp được cổ phần hoá thuộc trung ương) và cơ quan quyết định cổ phần hoá, hoặc Tổng công ty theo quy định được trích lập Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá DNNN.

II. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN KHI CHUYỂN DNNN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

A. KẾ TOÁN TẠI DNNN TRƯỚC KHI CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Kế toán kết quả kiểm kê

1.1. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản, phản ánh giá trị tài sản thừa qua kiểm kê, ghi:

Nợ các TK 111, 152, 155, 156, 211…

Có TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết.

1.2. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản, phản ánh giá trị tài sản thiếu qua kiểm kê, ghi:

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

Có các TK: 111, 152, 155, 156, 211…

1.3. Căn cứ vào kết quả đánh giá lại tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp

- Trường hợp giá trị tài sản được đánh giá lại cao hơn giá trị tài sản đang phản ánh trên sổ kế toán, số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 154, 155, 156, 211…

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

- Trường hợp giá trị tài sản được đánh giá lại nhỏ hơn giá trị tài sản đang phản ánh trên sổ kế toán, số chênh lệch nhỏ hơn do đánh giá lại tài sản, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có các TK 152, 153, 154, 155, 156, 211…

2. Kế toán xử lý những vấn đề về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp

2.1. Kế toán xử lý kết quả kiểm kê:

[...]