TỔNG
CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
4-TT/TCĐ
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1985
|
THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CÔNG ĐOÀN SỐ 4-TT-TCĐ NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1985 HƯỚNG
DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH 121-HĐBT NGÀY 19-4-1984 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ NGHỈ ĐẺ ĐỐI VỚI NỮ CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC
Thi hành Quyết định số 121-HĐBT
ngày 19-4-1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung chế độ nghỉ đẻ đối
với nữ công nhân, viên chức Nhà nước; sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ, các
ngành liên quan. Tổng công đoàn Việt Nam quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện
như sau:
A. NỘI DUNG SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ NGHỈ ĐẺ
I. THỜI GIAN
NGHỈ ĐẺ
1. Đối tượng và thời gian nghỉ đẻ
mức 180 ngày.
Để phù hợp với cuộc vận động
sinh đẻ kế hoạch, khuyến khích công nhân, viên chức thực hiện mục tiêu mỗi gia
đình có một hoặc hai con và căn cứ vào khả năng kinh tế hiện nay, theo Quyết định
số 121-HĐBT, tất cả nữ công nhân, viên chức Nhà nước thuộc đối tượng quy định
dưới đây, được nghỉ đẻ thời gian 180 ngày (kể cả chủ nhật và ngày lễ).
- Nữ công nhân, viên chức đẻ con
thứ nhất.
- Nữ công nhân viên chức chưa có
con, đẻ lần thứ nhất sinh đôi, sinh ba.
- Nữ công nhân, viên chức đẻ con
thứ hai.
- Nữ công nhân, viên chức đã có
một con, đẻ lấn thứ hai sinh đôi, sinh ba.
Ngoài thời gian được nghỉ trước
và sau khi đẻ mức 180 ngày, nữ công nhân, viên chức chưa có con, đẻ lần thứ nhất
sinh đôi, sinh ba hoặc đã có một con, đẻ lần thứ hai sinh đôi, sinh ba, mỗi con
sinh thêm được nghỉ thêm 30 ngày.
Nữ công nhân, viên chức thuộc đối
tượng nghỉ đẻ thời gian 180 ngày đều phải nghỉ 30 ngày trước khi đẻ. Nếu để sát
ngày đẻ mới nghỉ, hoặc do tính không sát, chưa nghỉ đủ 30 ngày trước khi đẻ,
thì sau khi đẻ chỉ được nghỉ nhiều nhất là 165 ngày. Trường hợp nghỉ trước ngày
đẻ sớm (trên 30 ngày) thì số ngày nghỉ sớm phải trừ vào thời gian nghỉ 150 ngày
sau khi đẻ.
2. Đối tượng và thời gian nghỉ đẻ
mức 90 ngày.
Nữ công nhân, viên chức đẻ con
thứ nhất, con thứ hai, nếu sau khi đẻ, con bị chết (kể cả những trường hợp đẻ
non) thì được nghỉ trên 90 ngày tính từ ngày đẻ. Nếu con đã trên 90 ngày tuổi
thì sau khi con chết, người mẹ được nghỉ thêm 15 ngày tính từ ngày con chết,
nhưng tổng số thời gian nghỉ trước và sau khi đẻ tối đa không vượt quá thời
gian 180 ngày đã quy định.
3. Đối tượng nghỉ đẻ thời gian
75 ngày.
Nữ công nhân, viên chức đã có
hai con, nếu trong quá trình thực hiện mục tiêu kế hoạch hoá gia đình mà bị lỡ
kế hoạch, sinh con sau đó được nghỉ đẻ thời gian là 75 ngày (kể cả chủ nhật và
ngày lễ).
4. Trợ cấp trong thời gian nghỉ
đẻ.
Nữ công nhân, viên chức trong thời
gian được nghỉ trước và sau khi đẻ theo các mức quy định trên, được trợ cấp bảo
hiểm xã hội bằng 100% tiền lương chính mới cộng với các khoản phụ cấp, trợ cấp ổn
định thường xuyên đã quy định trong Thông tư số 15-TT/TCĐ ngày 20-6-1981 của Tổng
Công đoàn Việt Nam, Quyết định số 8-HĐBT ngày 19-1-1983, Quyết định số 59-HĐBT
ngày 15-6-1983 và Quyết định số 109-HĐBT ngày 13-8-1984 của Hội đồng Bộ trưởng.
Ngoài ra còn được trợ cấp tiền bồi
dưỡng mua vật dụng và trợ cấp nuôi con nhỏ theo quy định của Quyết định số
7-HĐBT ngày 15-1-1983 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 21-TCĐ ngày
12-3-1983 của Tổng Công đoàn Việt Nam.
II. CÁCH TÍNH SỐ
CON ĐỂ XÉT HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN
1.Nữ công nhân , viên chức lấy
chồng đã có con riêng , hoặc tái giá .
Nữ công nhân, viên chức chưa có
con, lấy chồng mà người chồng đã có con riêng, thì khi đẻ con chung thứ nhất được
hưởng chế độ theo mức định đối với người sinh con thứ nhất.
Từ con chung thứ hai (nếu có) phải
cộng với số con riêng của chồng và con chung thứ nhất để tính thực hiện chế độ.
- Nữ công nhân, viên chức đã có
con riêng lấy chồng (người chồng chưa có hoặc đã có con riêng), khi đẻ thêm con
chung phải cộng với số con riêng của vợ và của chồng (nếu có) để tính thực hiện
chế độ.
2. Nữ công nhân, viên chức đã
nuôi con nuôi.
Nữ công nhân, viên chức đã nhận
trẻ sơ sinh làm con nuôi, nếu sau quá trình điều trị mà sinh đẻ thì con mới đẻ
được tính hưởng chế độ theo tiêu chuẩn của người sinh con thứ hai.
3. Trường hợp có con chết.
Trường hợp công nhân, viên chức
có con chết thì số con được tính để xét hưởng chế độ thai sản chỉ bao gồm những
con còn sống tính đến ngày nữ công nhân, viên chức đẻ con mới.
B. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Chính sách bảo hiểm xã hội là
một chính sách xã hội mang tính chất độc lập và quan hệ mật thiết, hữu cơ với
các chính sách xã hội khác của Đảng và Nhà nước ta đối với người lao động. Đối
với chính sách dân số, chế độ bảo hiểm xã hội về thai sản chỉ góp phần phục vụ
cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch, và lấy mục tiêu mỗi gia đình có một hoặc hai
con là yếu tố cơ bản, chủ yếu nhất để quy định và thực hiện chế độ thai sản đối
với nữ công nhân, viên chức.
Vì vậy, tất cả nữ công nhân,
viên chức thuộc đối tượng nghỉ đẻ quy định tại điểm 1, phần A trong Thông tư
này, vì tuổi tác, sức khoẻ hoặc hoàn cảnh gia đình... mà chưa thực hiện được việc
đẻ con thứ hai cách con thứ nhất 5 năm, thì vẫn được nghỉ 180 ngày theo quy định
của Quyết định 121-HĐBT.
Các cơ quan xí nghiệp, cơ sở cần
tổ chức tốt hơn công tác tuyên truyền vận động công nhân, viên chức thực hiện mục
tiêu sinh đẻ có kế hoạch và tuyệt đối không được cắt, giảm chế độ nghỉ đẻ đối vỡi
nữ công nhân, viên chức đã được quy định tại Quyết định số 121-HĐBT và những quy
định chi tiết, hướng dẫn thực hiện trong Thông tư này.
2. Các cơ quan, xí nghiệp quản
lý nữ công nhân, viên chức phải có trách nhiệm bố trí, sắp xếp bảo đảm cho nữ
công nhân, viên chức thuộc đối tượng nghỉ đẻ thời gian 180 ngày được nghỉ 30
ngày trước khi đẻ, đồng thời tổ chức theo dõi chặt chẽ, chính xác thời gian nghỉ
trước khi đẻ để giải quyết thời gian nghỉ sau khi đẻ đúng quy định.
3. Đối với nữ công nhân, viên chức
sau khi đẻ đã nghỉ được 90 ngày, nếu hoàn cảnh gia đình có điều kiện nuôi dưỡng,
chăm sóc con nhỏ mà tự nguyên trở lại làm việc và dược cơ quan, xí nghiệp bố
trí làm việc thì sẽ hưởng theo chế độ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội đình trợ
cấp kể từ ngày bắt đầu làm việc.
4. Giải quyết thời gian nghỉ bù
đối với nữ công nhân viên chức sinh con từ ngày 24-12-1984 trở lại đây:
- Nữ công nhân, viên chức thuộc
diện nghỉ đẻ thời gian 180 người hiện đang trong thời gian nghỉ đẻ theo quy định
tại Quyết định số 7-HĐBT ngày 15-1-1983 của Hội đồng Bộ trưởng, hoặc đã nghỉ hết
thời gian nghỉ đẻ theo Quyết định số 7-HĐBT nhưng hiện đang nghỉ thêm từ 1
tháng đến 3 tháng sau khi đẻ theo quy định tại Quyết định số 92-HĐBT ngày
29-6-1984 của Hội đồng Bộ trưởng, thì được giải quyết chuyển sang chế độ nghỉ đẻ
theo quy định mới.
Những người sau khi đã nghỉ hết
thời gian nghỉ đẻ (kể cả thời gian được nghỉ thêm sau khi đẻ) hiện dã trở lại
làm việc bình thường thì được tiếp tục nghỉ thêm cho tới khi con dủ 165 ngày tuổi.
- Nữ công nhân, viên chức thuộc
đối tượng nghỉ đẻ thời gian 75 ngày quy định tại điểm 3, phần A Thông tư này,
trước dây thuộc diện ưu đãi nghỉ đẻ các mức 90 ngày, 105 ngày quy định tại Quyết
định số 7-HĐBT ngày 15-1-1983 của Hội đồng Bộ trưởng, nếu đã nghỉ theo các mức
quy định đó, thì không phải tính lại - kể từ ngày đơn vị cơ sở được phổ biến chế
độ nghỉ đẻ mới.
5. Giải quyết trợ cấp chênh lệch
- Công nhân, viên chức trong thời
gian được nghỉ bù theo quy định trên, được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng
100% tiền lương cộng các khoản phụ cấp thường xuyên quy định tại điểm 4, phần I
trong Thông tư này. Nhưng nếu đã hưởng chế độ tiền lương thì không được hưởng
trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Nữ công nhân, viên chức đã nghỉ
hoặc đang nghỉ thêm sau khi đẻ theo quy định tại Quyết định số 92-HĐBT, nếu đã
được trợ cấp hoặc chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng mức tiền lương tối thiểu
là 165 đồng/tháng quy định tại Thông tư số 1-TCĐ ngày 1-9-1984 của Tổng Công
đoàn Việt Nam, thì được cấp bù khoản tiền chênh lệch so với mức tiền lương cộng
với các khoản phụ cấp, trợ cấp ổn định, thường xuyên của bản thân được xếp trước
khi đó.
C. HIỆU LỰC
THI HÀNH
Quyết định số 121-HĐBT ngày
19-4-1985 của Hội đồng Bộ trưởng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24-12-1984
(ngày Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 176a-HĐBT) và thay thế Điều 1 của
Quyết định số 7-HĐBT ngày 15-1-1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ
sung chế độ thai sản đối với nữ công nhân, viên chức Nhà nước. Bãi bỏ toàn bộ
Quyết định số 92-HĐBT ngày29-6-1984 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ nghỉ thêm
sau khi đẻ đối với nữ công nhân, viên chức.
Thông tư này thay thế phần II của
Thông tư số 21-TCĐ ngày 12-3-1983 của Tổng Công đoàn Việt Nam về việc hướng dẫn
thi hành Quyết định số 7-HĐBT và thay thế quy định về cách tính số con để xét
hưởng chế độ thai sản trong công văn số 485-BHXH/TCĐ ngày 19-5-1983 của Tổng
Công đoàn Việt Nam. Bãi bỏ Thông tư số 1-TCĐ ngày 1-9-1984 của Tổng Công đoàn
Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành chế độ nghỉ thêm sau khi đẻ đối với nữ công
nhân, viên chức Nhà nước.
Yêu cầu các ngành, các cấp chính
quyền các liên hiệp công đoàn tỉnh, thành phố, đặc khu tổ chức thực hiện, phổ
biến kịp thời mục đích, nội dung Quyết định số 121-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
và những quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành trong Thông tư này đối với công
nhân, viên chức. Phải làm cho mọi người hiểu rõ chế độ nghỉ đẻ mới là thể hiện
sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước và là cố gắng rất lớn trong điều kiện
kinh tế còn nhiều khó khăn; để mọi công nhân, viên chức nhận thức; xác định rõ
nghĩa vụ trong việc thực hiện mục tiêu mỗi gia đình có một hoặc hai con theo Chỉ
thị số 29-HĐBT ngày 12-8-1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp
khó khăn, trở ngại thì kịp thời phản ánh về Tổng Công đoàn Việt Nam để nghiên cứu,
hướng dẫn thêm.