Nghị định 100/1998/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Số hiệu 100/1998/NĐ-CP
Ngày ban hành 10/12/1998
Ngày có hiệu lực 01/01/1999
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 100/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 100/1998/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).

Nghị định này không áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp hưởng kinh phí ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 3. Ngân hàng Nhà nước được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của mình. Chênh lệch thu, chi sau khi trích lập quỹ theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định cụ thể của Nghị định này, số còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

Điều 4. Ngân hàng Nhà nước không phải nộp các loại thuế đối với hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.

Điều 5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc lập kế hoạch thu, chi tài chính và tổ chức thực hiện chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 6. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 2:

VỐN VÀ QUỸ

Điều 7. Ngân hàng Nhà nước quản lý và sử dụng các loại vốn sau đây :

1. Vốn pháp định;

2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định;

3. Tiền phát hành vào lưu thông để thực hiện chính sách tiền tệ;

4. Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước;

5. Vốn đi vay;

6. Vốn khác.

Điều 8. Ngân hàng Nhà nước được lập và sử dụng qũy thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; khoản dự phòng rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 9. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 5.000 tỷ đồng (Năm ngàn tỷ đồng). Việc thay đổi mức vốn pháp định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 10. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định

1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được hình thành từ các nguồn: do ngân sách Nhà nước cấp; khấu hao cơ bản tài sản cố định; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định và các nguồn hợp pháp khác.

Tỷ lệ trích khấu hao tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được áp dụng theo tỷ lệ quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ