Thông tư 34/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ Đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 34/2010/TT-BGTVT
Ngày ban hành 08/11/2010
Ngày có hiệu lực 23/12/2010
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Hồ Nghĩa Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 34/2010/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG VỤ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.

Điều 2. Vị trí và chức năng của Cảng vụ đường thủy nội địa

1. Cảng vụ đường thủy nội địa là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

2. Cảng vụ đường thủy nội địa có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vùng nước cảng thủy nội địa là vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu phương tiện và luồng vào cảng, vùng nước dành cho dịch vụ cung ứng, vùng chuyển tải hàng hóa (nếu có), được quy định tại quyết định công bố cảng thủy nội địa.

2. Vùng nước bến thủy nội địa là vùng nước trước bến và vùng neo đậu phương tiện, luồng vào bến (nếu có), được quy định tại giấy phép hoạt động của bến thủy nội địa.

Chương 2.

PHẠM VI QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CẢNG VỤ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 4. Phạm vi quản lý  

1. Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý các cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông) đã được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc cấp giấy phép hoạt động.

2. Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bao gồm:

a) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;

b) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa gới hành chính hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;

c) Cảng, bến thủy nội địa do một tổ chức, cá nhân quản lý khai thác cùng nằm trên một khu đất vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương; hoặc vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia vừa nằm trên vùng nước cảng biển.

3. Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải bao gồm:

a) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;

b) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương;

c) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên vùng nước cảng biển thuộc phạm vi địa giới hành chính của địa phương.

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ