Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 30-TT/LB năm 1974 hướng dẫn chế độ chỉ tiêu cho sự nghiệp giáo dục ở miền núi do Bộ Giáo dục - Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 30-TT/LB
Ngày ban hành 28/08/1974
Ngày có hiệu lực 12/09/1974
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục,Bộ Tài chính
Người ký Hoàng Văn Diệm,Võ Thuần Nho
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC-BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30-TT/LB

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 1974 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ CHỈ TIÊU CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở MIỀN NÚI

Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 20-TTg/VG ngày 10-3-1969 về việc phát triển sự nghiệp giáo dục miền núi và Thường vụ Hội đồng Chính phủ đã có Nghị quyết số 109 ngày 19-6-1973 về một số chính sách cụ thể đối với vùng cao.

Để thực hiện các chỉ thị và nghị quyết nói trên và để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục miền núi nói chung và ở vùng cao nói riêng; liên Bộ Giáo dục – Tài chính hướng dẫn thi hành như sau:

I. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VÙNG CAO VÀ VÙNG XA XÔI HẺO LÁNH

Trong khi đợi trung ương quy định chính thức, tạm thời hiểu vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh như từ trước đến nay các địa phương vẫn hiểu: bản hoặc xã nằm trên các sườn núi đá hay núi đất có độ cao khá lớn (trên dưới 1000 mét so với mặt biển) và thời tiết rét kéo dài; dân cư thưa thớt chuyên sống về nương rẫy, ruộng bậc thanh, sản xuất còn lạc hậu, mức sống thấp, đường xá đi lại khó khăn, văn hóa và giáo dục chậm phát triển … là thuộc vùng cao

Bản hoặc xã tuy ở vùng thấp nhưng dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hóa và kinh tế, các mặt sản xuất, giao thông, văn hóa, giáo dục cũng có nhiều khó khăn… là thuộc vùng xa xôi hẻo lánh.

Ủy ban hành chánh tỉnh cần ấn định cụ thể, bản nào thuộc vùng cao và vùng xa xôi hẻo lánh để các ngành, các cấp thi hành đúng chính sách, chế độ đối với giáo  viên và học sinh ở các vùng này.

1. Về vỡ lòng: các lờp vỡ lòng đều do giáo viên phổ thông trong biên chế dạy.

2. Về các trường phổ thông có nội trú: Ở mỗi bản, nhân dân sống tương đối tập trung thì mở các lớp vỡ lòng, lớp 1 và lớp 2 phổ thông không có nội trú.

Trường phổ thông cấp I và Cấp II ở xã mở nội trú để thu nhận hoc sinh từ lớp 3 trở lên, nhà ở xa trường, cần ngủ và ăn ở trường thì mới có thể học được.

Tùy hoàn cảnh của từng địa phương, có thể cho phép các em được ở nội trú hoặc nửa nội trú. Ở nửa nội trú tức là ăn một bữa tối (hoặc không ăn) và ngủ tại trường để sáng hôm sau lên lớp đúng giờ. Ở nội trú tức là ăn và ngủ hoàn toàn tại trường.

Ở huyện, nên mở trường phổ thông cấp III hoặc cấp II – III có nội trú.

Việc mở các trường phổ thông có nội trú do Ty giáo dục đề nghị, Ủy ban hành chính tỉnh quyết định.

Học sinh ở nội trú hoặc nửa nội trú được cấp:

- Tiền vệ sinh phí 0,50đ một tháng học cho học sinh gái nội trú đến tuổi hành kinh;

- 1 chiếc khăn  dùng trong 1 năm.

Những em có gia đình khó khăn, được Ủy ban hành chính chứng nhận, Ủy ban hành chính huyện xét duyệt thì được mượn chăn, màn, áo rét trong những tháng học. Nhà trường cần nhắc nhở các em giữ gìn cẩn thận để có thể sử dụng tối thiểu 3 năm trở năm.

Trường phổ thông có nội trú được cấp:

- Tiền tập thể phí tính theo đầu học sinh (nội trú và nửa nội trú) 0,50đ một tháng học để mua dầu, đèn, sắm dụng cụ văn nghệ, thể dục thể thao;

- Tiền thuốc tính theo đầu học sinh 0,30đ một tháng học;

- Tiền mua dụng cụ nấu ăn và chia thức ăn theo tiêu chuẩn 5đ một người thực tế có ăn ở trường. Năm sau cấp bổ sung để mua những thứ đã hỏng;

- Tiền thuê cấp dưỡng để phục vụ cho cán bộ, giáo viên và học sinh thực tế có ăn ở trường (tỷ lệ cấp dưỡng phục vụ bao nhiêu người theo Thông tư số 14-TTg/TN ngày 08-02-1969 của Thủ tướng chính phủ).

- Kinh phí mắc loa truyền hình và chi phí thường xuyên; nếu trường ở xa hệ thống truyền thanh thì được cấp một đài bán dẫn có thêm loa và tiền mua pin hàng tháng.

II. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VÙNG THẤP.

1. Về lớp vỡ lòng: Nơi nào chưa có giáo viên vỡ lòng thì trường phổ thông cấp I có trách nhiệm tổ chức và phân công giáo viên dạy thêm lớp vỡ lòng. Giáo viên dạy thêm lớp này được hưởng phụ cấp theo chế độ hiện hành (13đ một tháng học) do quỹ học phí của lớp vỡ lòng và ngân sách xã đài thọ. Nếu ngân sách xã không đủ thì ngân sách tỉnh sẽ trợ cấp.

2. Trường phổ thông có nội trú: Ở các huyện, trường phổ thông cấp III được mở nội trú để thu nhận học sinh ở xa cần ở nội trú. Nơi nào hai, ba xã có một trường phổ thông cấp II, điều kiện đi lại khó khăn thì trường được mở nội trú để việc học của các em được thuận tiện. Nhà trường nội trú được cấp tiền tập thể phí 0,50đ một tháng học, tiền mua dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn, được thuê cấp dưỡng và được cấp kinh phí mắc loa truyền thanh hay mua đài bán dẫn và pin như trường phổ thông có nội trú.

III. CHẾ ĐỘ HỌC BỔNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

[...]